0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Tính tất yếu của việc hội nhập

Một phần của tài liệu ASEM VÀ VAI TRÒ CỦA TIẾN TRÌNH ASEM TRONG VIỆC THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ CHÂU Á VÀ CHÂU ÂU (Trang 56 -59 )

I. Hội nhập kinhtế quốc tế của Việt Nam

1. Tính tất yếu của việc Việt Nam hội nhập kinhtế quốc tế.

1.1. Tính tất yếu của việc hội nhập

Sau sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực, dới sự tác động ngày càng mạnh của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nền kinh tế của các nớc trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau hơn, liên kết chặt chẽ với nhau hơn ở tất cả các cấp độ: song phơng, đa phơng, tiểu khu vực, khu vực, liên châu lục và đang hình thành một nền kinh tế thống nhất toàn cầu trên cơ sở chuyên môn hoá cao độ và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu

trên phạm vi toàn thế giới. Xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới đặt ra cho mỗi nớc đòi hỏi bức xúc phải tham gia tích cực vào các quá trình kinh tế - xã hội ở phạm vi khu vực và thế giới, trớc hết phải gắn mình vào những cơ chế hợp tác nhất định nhằm tận dụng các cơ hội và không gian cho phát triển, đồng thời đối phó với những thách thức do xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đa tới. Hội nhập khu vực và thế giới nh một dòng thác cuốn hút tất cả mọi nớc và do vậy, tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực và thế giới là một yêu cầu cấp thiết đối với các nớc.

Hợp tác kinh tế giữa các quốc gia xuất hiện khi lực lợng sản xuất và phân công lao động đã phát triển đến một trình độ nhất định. Thoạt đầu là những hình thức đơn giản buôn bán song phơng, sau mở rộng ra dới dạng liên kết sản xuất kinh doanh. Trong thời đại ngày nay, lực lợng sản xuất và công nghệ thông tin đã và đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng cha từng có. Tình hình đó vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo khả năng tổ chức lại thị trờng trong phạm vi toàn cầu.

Nhu cầu tổ chức lại thị trờng trong phạm vi toàn thế giới trớc hết bắt nguồn từ các nớc công nghiệp phát triển, do họ ở thế mạnh nên thờng áp đặt các luật chơi. Các nớc đang phát triển vừa có yêu cầu tự bảo vệ, vừa có yêu cầu phát triển nên cũng tham gia để bảo vệ và tranh thủ lợi ích cho mình, nhất là các nớc đang tiến hành công nghiệp hoá nh Việt Nam. Vì vậy, ngày nay, hầu hết các nớc trên thế giới đều thực hiện chính sách hội nhập (ngay cả Trung Quốc, một nớc có thị tr- ờng 1,2 tỷ dân, lớn hơn bất cứ một khu vực mậu dịch tự do nào, có khả năng tự sản xuất đợc gần nh hầu hết mọi thứ, từ đơn giản đến phức tạp, nhng vẫn kiên trì chủ trơng hội nhập vào nền kinh tế thế giới).

Đơng nhiên, đối với những nớc đang phát triển, kinh tế còn yếu kém, doanh nghiệp nhỏ bé, sức cạnh tranh còn thấp, trình độ quản lý nhà nớc và kinh doanh còn hạn chế, thì hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực không chỉ có cơ hội mà còn có cả khó khăn, thách thức, thậm chí khó khăn thách thức là lớn, nhng nếu cứ đứng ngoài cuộc, khó khăn có thể còn lớn hơn nhiều. Quyết định

đúng đắn là: chủ động hội nhập gắn với chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hớng phát huy lợi thế so sánh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, cải cách hành chính... trên cơ sở đó mà phát huy nội lực, vợt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển đất nớc.

Thực tế cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các nớc nâng cao vị trí và hình ảnh quốc tế, tăng thêm lợi thế và tiếng nói của mình trong đàm phán đa phơng, góp phần hình thành "luật chơi" chung ở khu vực và trên toàn thế giới, nếu không sẽ bị thua thiệt và cô lập. Là một nớc đang phát triển năng động ở khu vực châu á - Thái Bình Dơng, và là thành viên của một số tổ chức khu vực và liên khu vực cũng nh trên phạm vi toàn thế giới, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.

Nhìn lại lịch sử của quá trình hội nhập của Việt Nam chúng ta thấy, ngay từ những năm 80 nớc ta đã hội nhập quốc tế thông qua Hội đồng tơng trợ kinh tế (SEV) do Liên Xô đứng đầu, đồng thời đã mở rộng quan hệ kinh tế với Liên Xô, Trung Quốc và các nớc trong phe xã hội chủ nghĩa cũng nh một số ít nớc ngoài phe xã hội chủ nghĩa. Sự hội nhập này đã mang lại nguồn lực quan trọng về vật chất và tinh thần trong những năm đầu khôi phục và xây dựng kinh tế sau chiến tranh. Tuy nhiên, ở một góc độ khác thì hiệu quả kinh tế-tài chính của hội nhập kinh tế lúc đó không đợc nh mong muốn do thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp.

Bớc sang thời kỳ đổi mới, xuất phát từ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội với sự lựa chọn theo định hớng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nớc ta đã có những chuyển biến cả về chất và lợng theo tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Dới sự lãnh đạo của Đảng, mọi đờng lối, chủ trơng, chính sách và hệ thống pháp luật đợc thực thi bằng bộ máy quyền lực của Nhà nớc với các công cụ hành chính và kinh tế, đồng thời cũng mở rộng quyền

dân chủ của nhân dân, nhanh chóng hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu ASEM VÀ VAI TRÒ CỦA TIẾN TRÌNH ASEM TRONG VIỆC THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ CHÂU Á VÀ CHÂU ÂU (Trang 56 -59 )

×