Đốt sống lưng:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI KHÓA TẠI BA VÌ CỦA SINH VIÊN KHOA NÔNG LÂM NGƯ (Trang 52 - 58)

Số lượng đốt lưng tuỳ loại gia súc, thân đốt sống lưng ngắn hơn đốt cổ, hai bên đầu trước và sau thân có hố khớp sườn, để tiếp nhận đầu xương

sườn. Đầu sau của thân đốt cuối không có hố khớp sườn. Cung tạo lỗ tuỷ sống càng về sau càng ngắn và hẹp. Mỏm ngang ngắn như 1 u và có mặt khớp khớp với củ sườn, từ đốt 1-7 mặt khớp ở dưới từ đốt 8 trở đi mặt khớp ở ngoài mõm ngang. Mỏm gai cao dần từ đốt 1-4. Từ đốt 5 trở đi mỏm gai thấp và chéo dần khĩa về phía sau. Đốt cuối cùng bằng đốt hông. Mỏm khớp không rõ ràng. Mỏm khớp trước nằm trước cung. Mỏm khớp sau nằm ở gốc mỏm gai.

- Đốt sống hông:

Thân dài, mỏm ngang dẹp, bè ra như cánh máy bay từ đốt 1-4, đốt 4- 5 và ngắn lại ở đốt 6, mỏm gai cao đều nhau vuông góc với thân, mỏm khớp trước lõm vào trong, mỏm khớp sau lồi ra ngoài. Thân không có hố khớp sườn.

- Đốt sống khum:

Các đốt sống khum dính liền với nhau thành 1 khối gồm 2 mặt, 1 đáy, 1 đỉnh.

+ Mặt: mặt trên có mỏm gai liên kết với nhau nhô lên, hai bên gốc mỏm gai có 2 hàng lỗ giáp đâm vào ống tuỷ và xuyên xuống mặt dưới. Mặt dưới trơn cong lõm cócác đường ngang của sụn liên cốt.

+ Đáy khum là đầu trước của xương khum, giữa có đệm khớp lồi ứng với thân đố hàng cuối, hai bên cánh khum (biến dạng của mỏm ngang) có mặt khớp khớp với xương cánh chậu.

+ Đỉnh là đầu sau của xương khum, có diện khớp khớp với đốt đuôi đầu.

- Xương đuôi:

Đầu trước và đầu sau của thân đều lồi, mặt dưới của các đốt đuôi đầu có 2 gờ tạo thành rãnh làm lối đi cho động mạch đuôi.

Từ đốt 1-5 của đốt sống đuôi còn có hình dạng của cung, mỏm gai, mỏm ngang còn các đốt sau bị tiêu biến, các đốt chỉ còn dạng hình trụ, 2 đầu thân lồi.

Bài 3: Xương chi.

3.1. Xương chi trước. a. Xương bả vai.

- Là xượng dẹp hình tam giác, nằm áp sát vào bên lồng ngực, đi chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước. Đầu trên (cạnh trên) có sụn trên vai. Đầu dưới khớp với xương cánh tay. Xương gồm có 2 mặt, 3 cạnh, 3 góc.

+ Mặt: mặt trong cong lõm hơi nhám áp sát xương sườn, mặt ngoài gồ ghề có phần nhô dọc gọi là gai vai, chia mặt ngoài thành 2 hố là hố trên gai và hố dưới gai, độ to nhỏ của 2 hố này tuỳ loại gia súc.

+ Cạnh: cạnh trên lồi tiếp nhận sụn trên vai, cạnh trước mỏm tận cùng bằng một mỏm quạ. Cạnh sau dày hơi lõm.

+ Góc: góc trước là góc cổ, góc sau là góc lưng, góc dưới là góc cánh tay.

b. Xương cánh tay.

- Là xương dài đi chéo từ trên xuống dưới, trước ra sau, gần áp sát phía dưới thành ngực, có một thân, 2 đầu.

+ Đầu trên có gò xương ở phía trước, phía sau có một chỏm khớp lồi tròn khớp với đầu dưới của xương bả vai.

+ Đầu dưới (sau) có một lồi cầu chiếm 1/4 ở ngoài còn lại phía trong là khớp ròng rọc khớp với đầu trên xương cẳng tay.

+ Thân có 4 mặt, mặt trước trên rộng hơn dưới, mặt sau tròn hơn, mặt ngoài có một rãnh xoắn và có mào trước, sau rãnh xoắn, phía trên mào trước có u delta. Mặt trong có gò mhams làm chỗ bám cho cơ tròn to và cơ lưng to.

c. Xương cẳng tay gồm:

- Xương quay: dài hơi cong, dẹt từ trước ra sau đứng thẳng, trên giáp với xương cánh tay, dưới giáp với xương cườm. Có một thân, 2 đầu. Đầu trên có u nhị đầu, có diện khớp với ròng rọc xương cánh tay, đầu dưới có

khớp khớp với hàng cườm. Thân mặt trước cong lồi, mặt sau phẳng, cạnh ngoài mặt sau cùng xương trụ có vòng cung quay trụ.

- Xương trụ: dài, hình tháp nằm 1/3 phía ngoài mặt sau xương quay, mặt ngoài xương phẳng, mặt trong hơi lõm. Đầu trên to tạo thành mỏm khuỷu, dưới mỏm có lỗ tổ chim. Đầu dưới kết hợp với xương quay tuỳ thuộc vào loại gia súc.

d. Xương cổ tay (xương cườm)

- Gồm 6 xương xếp thành 2 hàng giữa xương bàn và xương cẳng tay. Thứ tự từ ngoài vào trong:

+ Hàng trên có: xương đậu, xương tháp, xương bán nguyệt, xương thuyền.

+ Hàng dưới có: xương mấu, xương cả thê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Xương bàn tay.

- Nằm giữa xương cườm và xương ngón, gồm 1 xương bàn chính (xương bàn lớn) và có một, đôi khi có 2 xương cụt nhỏ phía ngoài mặt sau, đầu trên của xương lớn.

f. Xương ngón.

- Trâu – bò xương ngón có 3 đốt.

+ Đốt 1: (đốt cầu) dài nhất nằm giữa xương bàn lớn và đốt 2. + Đốt 2: (đốt quán) nằm giữa đốt 1 và 2.

+ Đốt 3: (đốt móng) hoàn toàn nằm trong hộp móng cùng xương vừng nhỏ cạnh trên có một mặt khớp nhỏ, ở sau ứng với xương vừng nhỏ, phía trước có gò tháp làm chỗ bám cho gân cơ duỗi ngón.

3 .2. Xương chi sau. a. Xương chậu.

Do 3 xương: xương cánh chậu, xương háng, xương ngồi dính lại với nhau thành 1 xương to dẹp khớp với xương khum.

* Xương cánh chậu.

- Là xương dẹp hình tam giác, nằm trước xương chậu gồm 2 mặt, 3 cạnh, 2 góc.

+ Mặt ngoài lõm tạo thành hố cạnh chậu, mặt dưới lồi, phần trên có điểm nhám ứng với xương khum.

+ Cạnh: cạnh trước lõm gọi là mào cánh chậu, cạnh ngoài dày, cạnh trong chia làm 2 phần, phần dưới mỏng, phần sau dày và mẻ hông lớn.

+ Góc: góc ngoài là góc hông, góc trong (trên) là góc móng, góc dưới (sau) là góc ổ cối.

* Xương háng.

- Ở phía trước thành dưới xoang chậu, cùng với xương ngồi bao vây lỗ bịt gồm:

+ 2 nhánh: nhánh trước là nhánh ổ côi, nhánh trong là nhánh bán động háng.

+ 2 mặt: mặt trên lõm, mặt dưới lồi có vết cơ bám.

+ 3 cạnh: cạnh trước mỏng là nơi nhô ra của u lược, cạnh sau là bờ trước lỗ bịt. Cạnh trong góp phần tạo khớp bán động háng.

+ Đầu: đầu ngoài góp phần tạo nên ổ côi, đầu trong dính với xương ngồi.

* Xương ngồi.

- Là phần sau của xương chậu, tạo nên phía sau thành dưới xoang chậu.

- Mặt trên lõm từ bên này sang bên kia làm thành dưới hố chậu, mặt dưới lồi có nhiều vết cơ bám.

+ Cạnh trước là bờ sau lỗ bịt. Cạnh sau dốc, hai bên chập lại tạo thành vòng cung ngồi, cạnh ngoài là mẻ hông nhỏ.

+ Góc: góc ngoài trước là góc ổ côi, góc ngoài sau là u ngồi (có 3 múi).

b. Xương đùi.

- Là xương dài đi chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước (hơi chếch ra ngoài) xương có 1 thân 2 đầu.

+ Đầu: đầu trên có chỏm khớp tròn lồi, khớp với ổ cối xương chậu, phía ngoài chỏm khớp có mấu động lớn, ngoài ra có mấu động nhỏ.

+ Thân: có 4 mặt. Mặt trước ngoài tròn trơn, mặt trong có diện nhám (u) để cơ bám, mặt sau có đường sống gờ làm chỗ cho cơ bám, ở 1/3 phía dưới cạnh ngoài mặt sau có hố trên lồi cầu.

c. Xương cẳng chân.

Gồm có xương bánh chè, xương chày, xương mác. - Xương bánh chè. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dài, dày hình tháp lộn ngược nằm phía trước khớp đầu dưới xương dùi và đầu trên xương chày. Mặt sau của xương bánh chè khớp với ròng rọc đầu dưới xương đùi.

- Xương chày.

Là xương dài, đầu trên to hơn đầu dưới.

+ Thân: phần trên cạnh trước có gờ nổi gọi là mào chày. Mặt ngoài trơn, lõm ở phía trên, mặt trong trên rộng hơn dưới có vết bám của cơ. Mặt sau phẳng có nhiều gờ làm chỗ bám của cơ.

+ Đầu: đầu trên nối với xương đùi có 3 gò, đầu trước nối với mào chày, giữa gò trước và ngoài có một rãnh sâu. Gò trong lớn cách gò ngoài bởi gai chày ở đỉnh xương chày.

Đầu dưới khớp với ròng rọc xương sên và xương mắt cá. - Xương mác.

Xương mác thoái hoá chỉ còn lại 2 đầu: đầu trên giống cái trâm bám vào gò ngoài, đầu dưới biến thành xương mắt cá nằm phía ngoài đầu dưới xương chày trên xương gót.

d. Xương cổ chân.

- Nằm giữa xương cẳng chân và xương bàn chân xếp thành 3 hàng từ ngoài vào gồm:

+ Hàng trên có: xương sên và xương gót.

+ Hàng giữa có: xương hộp và xương ghe.

+ Hàng dưới có: xương chêm lớn và xương chêm nhỏ.

- Sắp xếp và số lượng như chi trước, xong xương sau dài và nhỏ hơn xương bàn trước đồng thời rãnh mặt trước cũng sâu hơn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI KHÓA TẠI BA VÌ CỦA SINH VIÊN KHOA NÔNG LÂM NGƯ (Trang 52 - 58)