Chăn nuôi thỏ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI KHÓA TẠI BA VÌ CỦA SINH VIÊN KHOA NÔNG LÂM NGƯ (Trang 38 - 43)

IV. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

2. Chăn nuôi thỏ

Hiện nay ở tại trung tâm có rất nhiều thỏ chủ yếu là thỏ Newziland nhập từ năm 1998, thỏ Cali nhập từ pháp.

Thức ăn chủ yếu là thức ăn tinh khoảng 120 – 150 kg/con và thức ăn xanh tự do như lá, cỏ ghine, cà rốt khoai lang sắn dây, các chế phẩm nông nghiệp.

Thời gian thỏ mang thai là 30 ngày, 12 – 15 ngày sau lại phối giống. Nhu vậy thì thỏ đẻ rất dày.

* Kỹ thuật xây dựng chuồng trại:

Chiều dài 90 cm, rộng 60cm, cao 40 cm.diện tích khoảng 5,5 cm2. Máng ăn được đặt ngay cạnh sườn chuông,va hay ă về đêm. Giữa 2 chuồng có vòi nước tự động

Kỹ thuật chăm sóc

Đối với thỏ bắt đầu giai đoạn sinh sản: khi thỏ đạt khoảng 5 tháng tuổi cần tiến hành cho ghép đôi và phối giống cho thỏ, để đến khi thỏ 6 tháng tuổi đẻ lứa đầu tiên là tốt nhất. Với thỏ lần đầu sinh sản, không có biểu hiện động dục ra bên ngoài, chủ yếu dựa vào tháng tuổi để cho thỏ phối giống. Còn với những con đã sinh sản thì kiểm tra thấy niêm mạc âm hộ của thỏ sưng, mảy và có màu đỏ nghĩa là thỏ có biểu hiện động dục.

Chú ý lựa chọn những con thỏ bố mẹ có thể hình, thể trạng tốt, tránh hiện tượng đồng huyết, gây ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau. Sau khi tiến hành cho phối, cần lưu ý quan sát, theo dõi đàn thỏ giống nếu thấy có hiện tượng động giống thì phải tiến hành cho phối giống lại.

Thỏ mang thai 28-32 ngày, trong thời gian này, cần tiến hành nuôi tách riêng con thỏ mang thai để tránh hiện tượng thỏ đùa giỡn làm động thai. Cũng trong giai đoạn này cần cho thỏ ăn nhiều và đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi thai. Thỏ thường đẻ vào ban đêm, trước khi đẻ thỏ có hiện tượng nhổ lông làm ổ, cần thu dọn ổ, lấy khăn sạch mềm để lót ổ.

Đối với thỏ con theo mẹ, thỏ con có thể bú sữa mẹ ngay sau khi sinh. Trong 18 ngày đầu, thỏ phát triển dựa hoàn toàn vào sữa mẹ. Sau 21 ngày thì cho thỏ con ra ổ, cai sữa. Trong giai đoạn thỏ cai sữa nên tập cho thỏ con ăn thêm các thức ăn thô xanh mềm như cỏ non để bổ sung dinh dưỡng, chế độ ăn theo định lượng tăng dần.

Cách phòng bệnh

Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Khi mắc bệnh thỏ rất dễ chết, thậm chí là chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Vì vậy, để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Để phòng trừ dịch bệnh cho đàn thỏ,tiến hành tiêm phòng một số bệnh cho thỏ như: bệnh viêm mũi, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng, bệnh bại huyết, đau bụng, ỉa chảy…

Cần phòng vệ sinh 3 tháng 1 lần, dùng đèn khò ga để diệt cầu trùng. Dùng thuốc phòng bệnh cầu trùng, bệnh này thường có biểu hiện mồm nhọn và ướt,cách xác định bệnh là lấy mẫu phân để soi.

Đối với bệnh Ecoli phai dùng thuốc Ecoliezin chộn với thức ăn 1- 3 ngày, 1 tháng sau lại cho ăn tiếp. Còn với bệnh bại huyết bắt buộc phải có vắc xin để phòng.

Lưu ý, vào mùa hè nóng bức, người nuôi chỉ nên giữ lại tối đa 7 con/lứa, mùa lạnh không nên để quá 8 con/lứa, làm vậy để giữ gìn sức khỏe cho thỏ mẹ.

3.Chăn nuôi cừu

Ngoài chăn nuôi dê thỏ thì trung tâm còn nuôi cừu và chủ yếu mục đích là để lấy thịt.

Cừu ở đây chăn nuôi chủ yếu dưới hình thức nhốt trong chuồng (hay cũi, lồng). Cũi lồng: Làm bằng gỗ, tre hoặc lưới sắt. Phải đảm bảo độ chắc chắn, gọn gàng: không để Cừu chui lọt qua hoặc cừu bị lọt chân gây què, gãy chân. Diện tích của 1 ngăn lồng từ 1,5 - 1,8 m2. Đáy lồng nên đóng bằng các thanh gỗ thẳng, bản rộng 2 - 2,5cm, đóng thành dát, có khe hở khoảng 1 - 1,5cm để phân lọt qua. Sàn lồng cách mặt đất từ 0,5- 1m. Máng ăn làm bằng gỗ hoặc sắt. Máng ăn nên đặt phía trước, ngoài thành lồng để tránh được sự rơi vãi thức ăn.

* Chăm sóc cừu đực giống

Cừu đực được chọn làm giống sau 3 tháng tuổi phải nuôi tách riêng khỏi đàn cừu cái, cho hoạt động thường xuyên để tạo sự linh hoạt, cường tráng. Hàng năm tiến hành vệ sinh cắt lông vào cuối mùa xuân và cắt móng chân sạch sẽ.

* Chăm sóc cừu sinh sản và con sơ sinh

Thời gian mang thai của cừu là 146 ngày (144 - 150 ngày). Khi cừu mang thai phải có phiếu theo dõi dự tính ngày đẻ để có sự chuẩn bị trước.

Khi cừu có biểu hiện chuẩn bị đẻ như: Xuống sữa, ít đi lại, cừu ở trạng thái bất an: đứng nằm không yên, cào chân xuống sàn thì đưa đồ lót ổ: cỏ khô, rơm khô vào cũi để trực đẻ.

Trong khi cừu đẻ cần phải theo dõi thường xuyên, tránh mọi sự ồn ào làm cừu sợ hãi. Sau khi cừu đẻ xong cần phải rửa sạch cơ quan sinh dục và bầu vú mẹ đẻ tránh sự ô nhiễm cho con khi bú mẹ.

Trường hợp cừu đẻ bình thường là cừu con được sinh ra sau khoảng nửa giờ khi dạ con vỡ ra. Trường hợp cừu có biểu hiện khó đẻ: con mẹ kêu la, mệt mỏi, cừu con bị kẹt không ra được thì phải hỗ trợ bằng cách: hai tay nắm phần thân phía ngoài kéo nhẹ ra theo nhịp rặn của nó. Trường hợp thai không thể ra được cần phải áp dụng các biện pháp trợ sản khác.

Nhau thai thường ra sau khi cừu mẹ đẻ hết con từ 3 - 4 giờ. Nếu quá 6 giờ vẫn chưa ra nhau thì phải can thiệp bằng cách tiêm oxytocin hoặc dùng biện pháp cơ học (bóc nhau).

Sau khi đẻ xong cần cho cừu mẹ uống nước đầy đủ, ăn thức ăn thô xanh non và thức ăn tinh chất lượng tốt theo khẩu phần.

Ngay sau khi cừu con ra ngoài, cừu mẹ thường có phản xạ liếm mình cừu con. Tuy nhiên cũng cần phải hỗ trợ chúng bằng cách lấy khăn mềm lau bớt lớp nhầy ở mũi, miệng cho dễ thở. Cắt dây rốn có độ dài từ 3 - 4cm, trước khi cắt nên quan sát màu sắc máu ở vùng dây rốn. Nếu máu có màu hồng thì vuốt máu vào phía cừu con, trường hợp máu có màu thẫm thì vuốt ngược ra phía ngoài. Sau khi cắt dây rốn phải dùng cồn Iốt 1% để sát trùng vết cắt. Cần bóc một lớp màng mỏng trên đé bàn chân của cừu con.

Sau khi cừu con đẻ ra được 30 phút phải cho bú được sữa đầu. Nếu con còn yếu cần phải hỗ trợ, nâng đỡ cho nó tập bú hoặc lấy sữa đầu cho bú bình. Hàng năm cắt lông cho cừu mẹ và cừu hậu bị vào cuối mùa xuân đầu mùa hè và cắt móng chân khi dài thường xuyên cho cừu

* Chăm sóc cừu con theo mẹ

Thời gian cừu con theo mẹ là 3 tháng kể từ khi sinh ra. Trong thời gian này cho cừu con bú sữa mẹ tự do. Trước 15 ngày tuổi cần phải chú ý theo dõi vì thời gian này cơ thể cừu con chưa hoàn toàn thích nghi với điều kiện sống bên ngoài. Đồ lót ổ phải khô sạch và được thay thế thường xuyên. Sau 15 ngày sinh ra cần phải bổ sung thêm thức ăn tinh và thức ăn thô xanh non để thoả mãn nhu cầu ăn hàng ngày của cừu con.

Cừu là loại gia súc ăn tạp, chúng có thể ăn được hầu hết các loại lá, cỏ. Đối với thức ăn thô xanh cừu có thể sử dụng cả ở dạng tươi và dạng khô. Nhu cầu thức ăn thô cần khối lượng lớn (4 -5 kg/ con/ ngày) trong khẩu phần ăn hàng ngày. Khi cho ăn nếu cây cỏ nào quá dài cần thái nhỏ để tăng khả năng lợi dụng thức ăn, tránh sự rơi vãi. Ngoài ra, để cân bằng khẩu phần ăn cho cừu, hàng ngày cần phải bổ sung thêm lượng thức ăn tinh: sắn lát, thức ăn hỗn hợp...

Việc ghép đôi giao phối phải được xác định theo lịch, nguồn gốc rõ ràng để tránh đồng huyết.Tuổi động dục của cừu là 7 - 8 tháng tuổi. Nếu cừu có thể lực tốt có thể phối giống ngay lần động dục đầu tiên.

Chu kỳ động dục của cừu từ 18 - 20 ngày. Thời gian động dục kéo dài từ1 - 3 ngày. Biểu hiện động dục là: âm hộ sưng tấy, niêm mạc âm đạo đỏ hồng và thấm một lớp dịch mỏng, sau đó tăng dần lớp dịch trắng trong âm đạo. Sau khi động dục khoảng 18-24h ( là lúc cừu đứng im chịu đực) thì cho phối giống lần đầu, sau 9-10 giờ phối lại lần hai. Nếu kết quả phối không đạt thì sau 18 - 20 ngày cừu lại động dục trở lại.

Cách phòng bệnh

* Phòng bệnh giun, sán

Tẩy giun sán cho cừu từ lúc 3 tháng tuổi, 6 tháng lặp lại một lần bằng thuốc hiệu nghiệm.

* Phòng bệnh truyền nhiễm

Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời, nhốt cách ly và điều trị ngay những con mắc bệnh. Dùng các chất khử trùng: vôi bột, foocmon để sát trùng kỹ những chuồng nhốt con mắc bệnh và xung quanh đó.

Hàng năm cứ 6 tháng tiêm phòng 2 loại vác xin tụ huyết trùng và viêm ruột hoại tử cho cừu.

Kết luận: Như vậy là chuyến đi thực tế đã giúp ta học hỏi được rất nhiều điều bổ ích phục vụ cho học tập hiện tại và công việc cuộc sống sau nay. Chuyến đi đã có thuận lợi là :

Được nhà trường tạo điều kiện về phương tiện đi lại, được sự quan tâm chỉ đạo nhiệt tình của các thầy cô trong khoa và đặc biệt là các thầy cô Trưởng đoàn, P.Trưởng đoàn cùng các thầy cô trong đoàn.

Được học tập tại các trung tâm có trang thiết bị tốt tiếp xúc và học hỏi những cán bộ có kiến thức chuyên sâu, luôn nhiệt tình hướng dẫn và giảng dạy cho sinh viên…

Tuy nhiên thì vẫn còn khó khăn hạn chế như là do chúng ta chưa được học bất cứ nội dung trên lớp mà đã đi thực tế khiến nhiều người rất mơ hồ nghe nhiều khi không hiểu và thời gian học tập quá ngằn nên ta chưa thể nắm bắt mọi vấn đề 1 cách sâu sắc, mà mới chỉ nắm bắt được phần nào.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI KHÓA TẠI BA VÌ CỦA SINH VIÊN KHOA NÔNG LÂM NGƯ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w