Thực hành bệnh lí bệnh truyền nhiễm – vi sinh vật

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI KHÓA TẠI BA VÌ CỦA SINH VIÊN KHOA NÔNG LÂM NGƯ (Trang 58 - 60)

1.Giải phẫu mổ khám gà

Làm chết gà bằng cách cắt vào động mạch cổ cho chảy hết máu

• Gà chết cơ thể sẽ rất cứng nên chúng ta sẽ cắt vào 2 bên phần bẹn đùi của gà

• Sauk hi cắt phần bẹn đùi chúng ta cắt tiếp phần da bụng dưới mỏng tránh phạm vào ruột rồi ta tuốt phần da lên lên và xem được phần cơ đùi và cơ

• Nếu suất huyết phần 2 bên bụng hoặc đùi thì gà bị bệnh gumboro • Sau đó kiểm tra phần hầu, họng và khí quản. Cho lưỡi kéo vào xoang

miệng, cắt dọc theo cổ xuống phần cửa vào lồng ngực, sau đó giữ 1 đầu khí quản, trích 1 mũi, cho mũi kéo và để rạch, sau đó quan sát tổ chức liên kết

• Có thể bị tụ huyết trùng, CRD, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm là bệnh suất huyết khí quản hoặc tích dịch

• Kiểm tra phần bên trong. Cắt mở phần nắp lườn, sau đó quan sát đầu tiên là phần túi khí. Sau đó kiểm tra tim, gan mật (kiểm tra phần rìa hoặc cắt 1 đường nhỏ)

• Bệnh CRD có bã đậu ở túi khí hoặc túi khí bị đục

• Kiểm tra dải thận, thông thường nằm ốp sát phần xương sống nhưng khi thận xưng sẽ bị nổi lên. Sau đó kiểm tra phổi và túi túi fabricius thầy phần nhỏ màu trằng phía trên hậu môn và dưới tuyền nhờn khi lấy phần ruột ra ngoài và quan sát, nếu túi pha có bã đậu hoặc suất huyết thì gà bị bệnh gumboro

• Tụ huyết trùng thì xoang bao tim tích nước vàng hoặc suất huyết mỡ vành tim, bệnh ecoly xuất hiện màng bao tim • Gan có thể sưng, suất huyết, tụ huyết, hoại tử…

• Kiểm tra phần ruột, lách, dạ dày tuyến, dạ dày cơ và tuyến tụy. Sau đó trích từng đoạn ruột để kiểm tra chất chứ, niêm mạc và nang lâm ba, chia thành 3 vùng: trên, giữa và dưới (gần manh tràng)

• Lách bị hoại tử hoặc xưng to có thể bị bệnh lơco hoặc newcatson

• Dạ dày tuyến bị suất huyết ở đỉnh lỗ đổ ra của các tuyến tiêu hóa là bệnh newcatson, nếu bị suất huyết ở ranh giới giữa dạ dày cơ là bệnh gumboro

• Sau đó mổ lấy não: cắt đầu con gà sau đó cắt và xé bỏ phần đầu, cho kéo qua lỗ trẩm cắt vòng qua xương mắt, và lật phần nắp đầu lên, cho kéo vào và lấy khẽ phần não ra ngoài quan sát bệnh tích • Nuôi cấy vi khuẩn vào các môi trường để nuôi phần bệnh tích

• Cách nuôi cấy vi khuẩn: Vô trùng phần bề mặt mẫu và dụng cụ, hơ nóng phần cán panh hoặc dao cho vào phần mẫu khử trùng, vô trùng que cấy trên ngọn lửa đèn cồn để nguội bớt và lấy vi khuẩn trên mẫu sau đó vô trùng miệng ống nghiệm và nuôi cấy

2.Giải phẫu mổ khám lợn

Làm chết lợn bằng cách lấy hết máu ra bên ngoài cho đến khi lợn chết • Cũng giống như gia cầm thì lợn và một số loại khác thì trước tiên

cũng phải rạch phần 2 bên đùi bẹn trước và sau

Chú ý: nên chuẩn bị nước sôi để xem được phần bên ngoài longo của lợn có màu lông đen

• Có thể mổ theo đường trắng và có thể mổ theo mở nắp xương ức ra để quan sát

• Cắt phần xương ức và cắt dần về sau phần da trên của lợn, cắt nhẹ và vừa cắt vừa phải kéo lên để không cắt vào phần nội tạng

• Kiểm tra phần xoang ngực: cắt dọc theo dẻ sườn vè bẻ ra ngoài cho gãy xương và quan sát và lấy bệnh phẩm của tim và phổi

• Xem bệnh tích phổi: tổ chức bị chắc đặc, phế nang không được xốp nên làm cho lợn khó thở, có thể xuất hiện mang gả bao quanh

• Kiểm tra hạch lâm ba, cắt bỏ các tô chức bên ngoài của mẫu • Sau đó kiểm tra đến phần họng, hầu, lấy abidan để kiểm tra và

chuyển xuống xoang bụng

• Kiểm tra gan và lách, lấy lách ở bên phần sườn bên trái con lợn giơ lên trước mặt và nhìn thấy 2 rìa sáng đỏ tươi là lợn bình thường không bị bệnh sau đó kiểm tra gan, cũng giống như gia cầm kiểm tra rìa gan

• Lách nếu bị thẫm màu như hình răng cưa thì lợn bị bệnh dịch tả lợn, nếu xưng to thì lợn bị bênh phó thương hàn… • Sau đó kiểm tra thận và cuối cùng là kiểm tra ruột

Ruột lợn bị dịch tả lợn có thể xem ở van hồi manh tràng, nếu lợn bị ecoly thì tổ chức liên kết có thể bị trào hẳn ra ngoài bao lấy phần ruột, có thể gặp ở ruột non xuất huyết điểm. Viêm ruột hoại tử ở lợn thì trong đoạn ruột có tích máu đỏ sẫm. Đối với bênh phó thương hàn thí có thể bị loét manh tràng và bên trên có lớp bựa vàng. Đối với viên dạ dày ruột truyền nhiễm thì có thể bị loét dạ dày và ruột, phân sau quá trình xử lý ra ngoài sẽ có màu socola.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI KHÓA TẠI BA VÌ CỦA SINH VIÊN KHOA NÔNG LÂM NGƯ (Trang 58 - 60)