IV. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
B. TẠI TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.
Đợt thực tập của chúng ta kéo dài 5 ngày từ 4/11 đến hết ngày 8/11/2013. Tại ngôi trường đầy đủ trang thiết bị học tập, đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi với long nhiệt tình giảng đã tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu kiến 1 cách dễ nhất. Tại đây chúng ta đã được thực hành rất nhiều nội dung khác nhau.
I.Thực hành Nội khoa – Ngoại khoa tại Bệnh viện khoa thú y (4/11/2013).
* Trước hết ta được học một số kĩ thuật cố định gia súc bằng cách buộc chân, bằng nút sống, nút chết.
Nút sống là nút nhằm cố định chặt con gia súc để tiến hành các thao tác trên gia súc. Đây là nút được sử dụng phổ biến. Nút sống là nút khi tháo phải tụt ra ngay.
Nút chết là nút buộc ở cổ gia súc, không chuyển động làm gia súc đứng yên, và có thể để dắt gia súc đi lại
Cố định gia súc : ta có thể cố định đầu trước sau đó cố định 4 chân,
+ Cố đầu gia súc: Trước hết ta thắt nút sống cố định vào 2 sừng của gia súc rồi kéo cố định số 8, buộc xong thì xít lại. Khi muốn chắc với con sừng ngắn thì phải có một nút cố định, nếu không có nút thắt cố định khi nó giãy sẽ tuộ ra. Cố định gia súc làm sao buộc vừa phải, để gia súc đứng thoải mái không treo đầu gia súc.
+ Cố định số 8 hai chân sau để tránh gia súc đá khi ta tiến hành các thao tác trên gia súc. Trước hết ta cũng thắt nút sống buộc vào 1 chân của gia súc rồi vòng số 8 sang chân còn lại và thít lại.
- Trong quá trình tiến hành các thao tác trên gia súc phía trước và đứng ngang mà đứng ở tư thế chuẩn bị chạy để khi gia súc đá ta có thể chạy không cho nó đá.
Ngoài các kĩ thuật cố định gia súc ta có thể treo chân trước bằng cách thắt nút sống vào chân của gia súc để kiểm tra móng, nhưng thường con vật sẽ bị ngã và không đứng được nên ít áp dụng.
- Sử dụng ống kế để đo nhiệt độ của gia súc, cách đo như sau: ta lấy ống kế xoay nhẹ → đặt tay vào cạnh không chạm vào phần thủy tinh phía trên đầu → vẩy nhẹ để nhiệt độ hạ xuống 35 – 360C → ta đưa vào trực tràng của gia súc → đợi 3 -5 phút thì rút ra đọc kết quả.
- Nghe ( khám ) nhu động dạ cỏ: ta sử dụng tai nghe ấn mạnh vào phía bên trái chỗ dạ cỏ của gia súc, thời gian nghe là 3 – 5 lần nhu động / 2 phút. Tiếng vọng từ xa vọng lại sau đó cao dần lên → tắt ngấm → chuyển động lên → tắt ngấm… Nếu mất nhu động dạ cỏ tức là nó bị bệnh liệt dạ cỏ hoặc chướng bụng đầy hơi giai đoạn đầu.
- Nghe nhịp tim: sử dụng tai nghe đặt vào vị trí gian sườn thứ 3 trên xương ức, nằm trong khớp khuỷu. Tiếng nghe sẽ thình thịch thình thịch.
* Kĩ thuật tiêm và truyền cho gia súc .
- Nguyên tắc tiêm gia súc: trước hết phải kiểm tra xi-lanh xem có sử dụng được không bằng cách dùng tay bít đầu gắn kim tiêm lại, dùng tay còn lại kéo mạnh đầu dưới lại nếu nó bật lên thì mới sử dụng được.
-Cách tiêm: dùng panh lắp kim, ấn nhẹ xoay ¼ vòng → lấy thuốc ( không tránh khỏi có không khí trong xi lanh) → đẩy lên khóa lại và phải cầm dọc xi lanh →láy thuốc phần thuốc cần tiêm theo bảng tia độ trên xi lanh →tiêm vào gốc tai của gia súc cách gốc tai từ 2- 3cm. Có thể tiêm ở mông nhưng chỉ trừ khi không tiêm được ở gốc tai thì mới tiêm ở mông vì cơ mông căng, thường chảy máu
- Trong trường hợp nhiều thuốc quá , ta không bóp được thuốc thì phải cắm kim trước rồi tiêm sau. Ví dụ: nếu tiêm bằng xi lanh 20 CC mà nhiều thuốc quá ta không bóp hết được thuốc thì ta phải phóng kim trước.
- Cách phóng kim: để ngón tay trỏ vuông góc → đặt kim lên ngón tay trỏ ngón tay cái giữ kim → thả lỏng cổ tay → phóng kim. Tư thế đứng là song song với con vật, có thể đứng phía trước và phía sau con vật nhưng phải đứng chân trước chân sau.
- Cách truyền hay tiếp nước cho lợn:
+ Chuẩnt bị: trai nước, dây tiếp và kim để tiếp…
+ Cách tiến hành: Kậy nắp ngoài của trai nước→ treo ngược trai nước → cắm kim vào đâu dây truyền ( có thể sử dụng kim bướm) → cắm đầu dây truyền vào chai nước ( không để cho không khí lẫn vào bọt nước) → khóa lại → cho nước tiếp vào ít nhất 1/3 của ống → lấy đủ mở khóa và đẩy ra ngoài ( nếu để không khí vào não của con vật sẽ làm con vật sốc và chết, còn vào vị trí khác thì không ảnh hưởng )→ xác định vị trí tiếp nước, ngay
cửa xương cánh chậu → cắm kim vuông góc, trọc qua cả lớp cơ ( có thể vaò ruột nhưng do ruột của gia súc có nhu động nên sẽ tuột ra khỏi đầu kim, gia súc không bận gì ) → cho nước từ từ chảy xuống nếu nước vào nó sẽ chảy thành từ từ. Đối với lợn nái quá to ta có thể tiếp nước vào tai của nó.
Mục đích: nhằm mục đích giữ nước cho gia súc.
+ Cách tiếp nước cho bò cũng tương tự với lợn nhưng khác ở xá định vị trí tiếp nước : tĩnh mạch từ gốc xương hàm chạy dọc xuống vùng xương ức ta chặn 1 đường về khi nào thấy nổi ta dùng kim xác định vi trí, đợi 1 lúc cho máu chảy hết ra ngoài không được để không khí lọt vào trong mạch máu. Sau đó ta cũng kim vào chai nước rồi tiếp nước cho bò.
* Kĩ thuật cho gia súc uống thuốc: thuốc: thuốc bột và thuốc nước + Có 2 loại thuốc: thuốc bột và thuốc nước.
+ Cho uống thuốc: những loại thuốc có mùi hoặc đắng không thể trộn lẫn vào thức ăn được, hòa tan thuốc vào nước
Đối với gia súc thường (trâu, bò…): thò tay vào miệng gia súc cho chai nước vào bên cạnh miệng sẽ làm cho gia súc há miệng ra và uống thuốc.Chú ý không cho gia súc uống bằng chai thủy tinh vì khi cho vào miệng gia súc có thể làm vỡ chai gây nguy hiểm cho gia súc.
Đối vói ngựa: chir cho uống thuốc nước không được cho tay vào miệng con ngựa vì ngựa ở 2hàm đều có răng còn gia súc khác chỉ có 1hàm nên có thể bị ngựa cắn. Ta treo ngược mõm ngựa lên và cho chai vào miệng con ngựa.
+ Cho uống thuốc bột: đối với thuốc đắng ta gói vào lá cây(có thể là lá ổi…). Ta luồn tay vào cạnh hàm(không có răng) ta kéo lưỡi sang 1bên để không bị gia súc cắn sau đó ta cho thuốc vào cổ họng con vật để bắt nó nuốt nếu thao tác sai gia súc sẽ nhè thuốc ra…