Được giới hạn từ cắt ngang át lát về trước gồm: xương sọ, xương bất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI KHÓA TẠI BA VÌ CỦA SINH VIÊN KHOA NÔNG LÂM NGƯ (Trang 45 - 52)

động khớp với nhau tạo xoang chứa não bộ.

Dựa vào đường ranh giới dọc cột sống để chia phần thân thành các xoang là: xoang ngực xoang bụng và xoang chậu

* Xoang ngực

- Giới hạn của xoang ngực: phía trước là cửa vào xương ngực, phía sau là cơ hoành, phía trên là xương vùng lưng, phía dưới là xương ức.

Gồm các cơ quan: phổi, tim, động mạch tĩnh mạch, thực quản,khí quản.

* Xoang bụng

- Giới hạn của xoang bụng: phía trước là cơ hoành, phía sau là cơ bụng và xoang chậu, phía trên là đốt sống vùng hông, phía dưới là đường trắng, 2 bên có các cơ thành bụng tạo thành xoang bụng chứa các cơ quan.

Gồm các cơ quan: dạ dày phía bên trái, gan phía bên phải, ruột non ruột già cả phía bên trái và phải, mật, thận, ống dẫn niệu( niệu quản), ống dãn

tinh( xuất phát từ bẹn vòng qua các cơ bụng đến xoang chậu) đến tuyến tụy→tuyến gan →tuyến thượng thận.

* Xoang chậu

- Giới hạn: phía trước là cửa vào xương chậu, phía sau là cửa ra xương chậu, phía tên là xương khum, phía dưới là khớpw bán động hang và khớp bán động ngồi, 2 bên là xương cánh chậu và các cơ vùng chậu như cơ lớn, cơ nhỏ, cơ bịt trong, cơ bịt ngoài…tạo nên xoang chậu.

- Gồm các cơ quan: trực tràng, buồng trứng, ống dẫn trứng, sừng tử cung, than tử cung, cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, bóng đái, niệu đạo.

* Cơ quan nội tạng

- Hệ tiêu hóa gồm 2 phần: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

+ Ống tiêu hóa: bắt đầu từ xoang miệng đến yết hầu  thực quản  dạ dày

 ruột non  ruột già  hậu môn.

Bắt đầu của ống tiêu hóa là xoang miệng: gồm hai môi gặp nhau ở mép, phía sau xoang miệng là màng khẩu cái, phía dưới xoang miệng là hai nhánh nằm ngang, xương hàm dưới; phía trên là vòm khẩu cái, nối giữa 2 xương hàm trên và xương hàm dưới là cơ vùng mặt, 2 bên là má.Trong miệng có răng, lưỡi, lợi, tuyến nước bọt, vòm khẩu cái màng khẩu cái. Yết hầu có 7 lỗ thông: 1 lỗ thông với xoang miệng, 2 lỗ thông với xoang mũi, 1 lỗ thực quản với thực quản, 1 lỗ thông với thanh quản, 2 lỗ thông vào tai.

Thực quản bắt đầu từ sau yết hầu chạy qua vùng cổ, vùng ngực, chui qua cơ hoành, đổ vào xoang bụng, đổ vào dạ dày. Thực quản được chia làm 3 đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn bụng.

Đường đi của thực quản: đi từ xoang yết hầu  đi trên thanh quan, khí quản  đến 1/3 đoạn cổ trúc xuống rẽ sang bên trái  đi song song với khí quản  đến cửa vào xoang ngực  đi leo lên khí quản và đến cơ hoành đổ vào lỗ thượng vị dạ dày

Thực quản có chức năng: dẫn thức ăn từ xoang miệng đến dạ dày.

Dạ dày có 2 đầu thông: 1 đầu thông với thực quản ( lỗ thượng vị), 1 đầu thông với tá tràng ( lỗ hại vị). Hai lỗ thượng vị và hạ vị hình thành đường cong: đường cong phía tren là đường cong nhỏ, đường cong phía dưới là đường cong lớn.

Dạ dày gồm 2 vùng niêm mạc, không tuyến và có tuyến. Trong đó vùng có tuyến gồm 3 vùng thượng vị, thân vị, hạ vị.

- Hệ hô hấp:

Cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp là xoang mũi gồm xương lien hàm và xương mũi. Xoang mũi được chia làm 2, giữa là xương lá mía, phía sau là xương ống cuộn, phía dưới là xoang mũi và vòm khẩu cái đi trên yết hầu

thanh quản  khí quản.

Thanh quản gồm 4 sụn: sụn tiểu thiệt, sụn phễu, sụn giáp trạng, sụn nhẫn. + Sụn tiểu thiệt giống như 1 lưỡi nhỏ, được đính với sụn giáp trạng, phía dưới bám vào tuyến giáp trạng và cận giáp trạng.

+ Sụn phễu: phía dưới có 2 u tiếng kéo xuống lòng thanh quản, tạo dây tiếng, tạo hình chữ V, sự đi vào của không khí tạo ra âm thanh.

Sụn phễu và sụn tiểu thiệt tạo thành cửa đi vào xoang thanh quản kết hợp với động tác hít thở của con gia súc.

Ví dụ: khi gia súc nuốt thức ăn, sụn tiểu thiệt hất về phía sau, che lại không cho thức ăn vào trong thanh quản mà thức ăn sẽ đi vào thực quản. Khi thở không khí chạy ra phía ngoài, sụn tiểu thiệt hướng ra ngoài, sụn vòm khẩu cái lại đạy xuống không cho không khí qua xoang miệng, tức không khí qua xoang mũi hay nói cách khác là thở bằng mũi. Tuy nhiên thì có loài chó thở cả bằng mũi và miệng vì vòm khẩu cái của nó ngắn

+ Sụn nhẫn: giống hình cái nhẫn, tạo giới hạn phía sau của xoang thực quản.

Khí quản: có cấu trúc vòng sụn hình chữ C lộn ngược. Trên vòng sụn hình chữ C có 1 băng cơ trơn chạy từ trước ra sau, phủ vùng khuyết đó, tạo thành ống chia thành 2 phần, tạo thành đoạn cổ và đoạn ngực. Ngực hình thành 2 lá phổi bên và 2 khí quản gốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đặc điểm 1 số cơ quan tiêu hóa:

a. Lưỡi: nằm trong xoang miệng, nằm ở giữa 2nhánh nằm ngang của xương hàm dưới hình thành lòng máng. Lưỡi có hình tháp gồm 1 đỉnh, 1 đáy gắn với xương thiệt cốt, có 1 mặt trên 1 mặt dưới 2 mặt bên. Trên mặt trên và mặt bên có hệ thống đầu nút các dây thần kinh cảm giác phân bố thành những loại gai(gai hình chỉ tập chung ở phía trước lưỡi, gai hình nấm giống hình đinh ghim có tác dụng nhận cảm nhiệt độ nóng lạnh, đa số có 2gai hình đài to hơn gai hình nấm có đường viền xung quanh và 2gai hình lá nằm ở 2bên gốc lưỡi). Lưỡi có cấu tạo gồm các cơ và có 3 cơ: cơ dọc, cơ ngang, cơ thẳng. Ba cơ đan xen và kết hợp với nhau làm cho lưỡi chắc khỏe và có khả năng nhào nhộn thức ăn, thấm dịch nước bọt 1 cách dễ dàng.

Như vậy mỗi lưỡi thường có 4 loại gai là gai hình chỉ hình đài hình nấm và hình lá. Lưỡi thường có chức năng nhận cảm nhiệt độ, xúc giác, vị giác. Phân biệt lưỡi của 1 số gia súc:

Lợn Bò Ngựa Chó - Đặc trưng có hình tháp, có 2gai hình đài, 2gai hình lá. - Có hệ thống gai hình sợi rất phát triển hướng từ ngoài vào trong làm cho thức ăn đi theo 1 chiều.

- Không có u lưỡi.

Có hình tháp, gai hình chỉ sừng hóa khô ráp giúp cho việc cắt thức ăn 1 cách dễ dàng - Phía trong có u lưỡi, có nhiều gai hình đài xếp thành 2hàng, không có gai hình lá và hình sơi - Đầu lưỡi hình lá, có 2gai hình đài, 2gai hình lá. - Không có gai hình sợi Mỏng hơn lưỡi lợn, đầu lưỡi có rãnh nông, có mảng sắc tố(đốm lưỡi), có 4-6gai hình đài b. Dạ dày

+ Dạ dày: Hình túi gồm có 2đầu thông (đầu thông với thực quản gọi là lỗ thượng vị, đầu kia gọi là lỗ hạ vị), 2đầu thông tạo nên đường cong nhỏ và đường cong lớn. Dạ dày có cấu tạo gồm 3loại cơ: cơ vòng(chạy vòng từ lỗ thượng vị đến hạ vị), cơ dọc(chạy từ lỗ thượng vĩ đến hạ vị), có chéo(từ lỗ

thượng vị đến đường cong lớn), 3 loại cơ đan xen với nhau tạo cho dạ dày chắc khỏe. Ngoài ra, bên trong dạ dày còn có niêm mạc, vùng không tuyến, vùng có tuyến, lỗ thân vị.

Có hai loại dạ dày: Dạ dày đơn (chó, ngựa, lợn…) và dạy dày kép (trâu, bò…).

Dạ dày kép: Gồm dạ cỏ, dạ tổ ông, dạ lá sách, dạ múi khế.

Đường đi của thức ăn trong dạ cỏ: Niêm mạc có các gấp nếp, gai sừng hóa lên giống lên như hình lá, gốc có hệ thống vi sinh vật cộng sinh ở đáy, khi có thức ăn vào đây tạo thành axit beo phân giải chất sơ ngấm trực tiếp vào thành vách của dạ cỏ, cung cấp chất dinh dưỡng có đường G chia dạ cỏ thành 2túi (túi trên thức ăn và chất lỏng chưa được tiêu hóa hết, túi dưới chứa thức ăn và chất lỏng đã được tiêu hóa). Qúa trình nhu động qua lại giữa túi trên với dạ tổ ong qua lại với nhau, nếu trâu bò ăn phải sắt hay kim loại sex được chuyển sang dạ tổ ong và giữ lại ở đáy.

Từ lỗ thông thượng vị chạy qua dạ tổ ong có 1 rãnh được gọi là thực quản. Nếu con vật còn non( bú sữa mẹ)thức ăn sẽ qua thực quảnlỗ thượng vị

vào rãnh thực quản  xuống dại lá sách và dạ múi khế không đến dạ cỏ. Dạ dày đơn:

Lợn Ngựa Chó

Lỗ thượng vị và hạ vị xa nhau, vùng không tuyến ít kém phát triển hơn ngựa, túi mù rất phát triển

Lỗ thượng vị và hạ vị gần nhau, vùng không tuyến phát triển chiếm 1/3 của dạ dày.

Lỗ thượng vị chắc chắn có cơ vòng thượng vị dày, chắc khỏe. Không cótuis mù.

Lỗ thượng vị và hạ vị xa nhau, không có túi mù, không có vùng không tuyến mà chị có thượng vị thân vị và hạ vị.

Gan:

Có 1mặt cong lồi và 1mặt cong lõm, có rãnh cho tĩnh mạch chủ sau chạy qua, có thùy nổi lên ở bề mặt gan gọi là thùy phụ gan

Gan bò: có 4thùy (thùy phụ, thùy trái, thùy phải, thùy vuông), có túi mật

Gan ngựa: có 5thùy (thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy phải, thùy phụ), không có túi mật.

Gan chó: có 6thùy(thùy trái, thùy giữa trái, thùy giữa phải, thùy vuông, thùy phụ, thùy phải), có túi mật, bề mặt phía trước trơn nhẵn và thùy phụ to.

Gan lợn; có 6thùy(thùy trái, thùy giữa trái, thùy giữa phải, thùy vuông, thùy phụ, thùy phải), có túi mật, bề mặt phía trước có các đa giác to nổi lên và thùy phụ bé.

Phổi: Lưng phổi áp sát xương sườn, mặt dưới là tim, phía trước hướng về xoang ngực gọi là đỉnh phổi, phía sau là đáy phổi. Hai bên cạnh phổi có các thùy: 2thùy đỉnh, 2thùy hoành, 2thùy tim, thùy phụ.

Phổi lợn: có 7thùy Phổi chó: có 7thùy

Phổi bò: có 8thùy(2thùy đỉnh, 2thùy tim, 2thùy hoành, 2thùy phụ). Phổi ngựa: có 5thùy(2thùy hoành, thùy phụ, 2thùy đỉnh), không có thùy tim.

Hệ tiết niệu:

Thận: nằm trong xoang bụng, nằm ngoài xoang phúc mạc, ở hai bên đốt sống vùng lưng cuối hông đầu.

Hình thái: đa số thận có hình bầu dục, gồm 2đầu(đầu trước hướng về cửa xoang ngực đầu sau hướng về cửa xoang chậu), 2cạnh(cạnh ngoài cong lồi cạnh trong cong lõm và chứa rốn thận là nơi đi vào đi ra của 3ống: động mạch thận, tĩnh mạch thận và ống dẫn niệu và 2mặt(lưng thận và bụng thận). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấu tạo: bao quanh vùng ngoài là lớp màng bao thận, trong là miền vỏ, miền tủy. Có xoang hay bể chứa nước tiểu.

Thận ngựa: bên phải hình tim, bên trái hình bầu dục. Thận bò: có các rãnh để chia thùy ra các múi thận. Thận lợn: hình bầu dục.

Thận chó: có hình hạt đậu.

Các bộ phận: các các ống niệu quản vừa nằm ở xoang bụng vừa nằm trong xoang chậu có các cơ trơn, bóng đái nằm trong xoang chậu. Bóng đái: giống hình túi, đầu hướng về phía trước còn đỉnh hướng về phía sau. Phía sau là cổ bóng đái và có 2ống niệu quản đổ vào tạo van 1chiều để không cho nước tiểu chảy từ bóng đái quay lại thận. Bóng đái có khả năng co giãn tối đa do niêm mạc phía trong gấp nếp không theo thứ tự nên co dãn tốt. Ngoài ra, ở một số người bóng đái có cơ vong bằng quang phát triển.

Hệ sinh dục:

Con cái: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ.

Buồng trứng: có 2chức năng đó là nội tiết và ngoại tiết. chức năng ngoại tiết là sản sinh ra trứng, chức năng nội tiết là tiết ra hormon quy định sinh dục đực- cái, tiết hormon an thai….Buồng trứng của lợn sần sùi có các múi còn ở chó ngựa…thì trơn nhẵn. Cấu tạo thì gồm miền vỏ, miền tủy. Con đực: ống dẫn tinh

* Nghiên cứu bộ xương của gia: xương đầu – thân - chi.

Bài 1: Xương đầu.

Gồm các xương: xương hàm dưới xương hàm trên xương liên hàm nối giữa 2 hàm, xương chán, xương thái dương, xươg chẩm, xương đỉnh, xương sàng, xương bướm, xương gò má, xương lệ, xương khẩu cái, xương cánh, ống cuộn, lá mía.

Xương vùng đầu của ngựa: gồm 2 phần vùng sọ (6 xương) và vùng mặt( 11 xương). Tát cả gồm 17 xương khớp với nhau bởi khớp bất động, tạo thành xoang vững chắc để bảo vệ các cơ quan trong đặc biệt là hệ thần kinh TW là não bộ.

Xương vùng sọ gồm 6 xương: xương chán tạo thành giới hạn phía trên của xoang xương sọ, 2 bên là xương đỉnh, phía sau là xương chẩm, xươnmg thái dương, mặt dưới của xoang sọ là xương cánh bướm, phía trước là xương sang.

Xương vùng mặt gồm 11 xương: phía trước là xương mũi, ngay trước mắt là xương lệ, phía dưới là xương gò má, xương hàm trên ( xương lớn nhất ở vùng mặt) nối giữa 2 xương là xương liên hàm, phía sau vòm khẩu cái là xương là xương khẩu cái, xương cánh, xương lá mía chia mũi làm 2 xoang, xương ống cuộn, xương hàm dưới, xương lưỡi nằm sau gốc lưỡi.

Với bò: Xương chán rộng hơn ngựa, xương đỉnh chạy ra phía sau 2 gốc sừng, do xương chán rộng nên nó đẩy xương đỉnh ra phía sau, xương chẩm xương thía dương còn phía trước là xương sàng, các xương còn lại tương tự giống với ngựa.

- Gồm có cột sống bao gồm chuỗi các xương nối liền với nhau tạo thành 1 ống sống nơi chứa tủy sống ở giữa.

- Được chia ra làm các đốt sống vùng cổ, vùng hông, vùng lưng. Vùng khum, vùng đuôi,

Đốt sống cổ gồm có 7 đốt và bắt đầu bằng đốt át lát, đốt 3, 4, 5 là đốt sống điển hình và có cấu tạo đầy đủ của 1 đốt sống.

- Đặc điểm các đốt sống.

1. Đốt sống 1: gọi là đốt atlat hay đốt đôi, không có thân do 2 cung tạo thành, đầu trước có hõm hình trứng khớp với lồi cầu chẩm, đầu sau là một khớp hình yên ngựa. Cung trên có u atlat làm chỗ bám cho dây chẳng cổ, cung dưới có u, hai bên cung có lỗ giáp (lỗ thông vào ống tuỷ)

2. Đốt sống 2: gọi là đốt trục axis dài nhất trong các đốt cổ, thân hình trụ, đầu trước có một mõm răng khớp với đốt atlat, giới hạn mẻ trước thành lỗ gãy mõm ngang nhọn chỉ về phía sau, gốc mõm ngang có khi có lỗ ngang. Mỏm gai là một phiến rộng tận cùng phía sau bằng một ụ.

3. Đốt 3,4,5,6 giống nhau chiều dài thân giảm dần, chiều rộng tăng dần, mỏm gai cao dần, mỏm ngang hai nhánh (1 nhánh ngang, một nhánh chỉ xuống dưới tạo thành nhánh sườn). Đốt 6 mỏm gai cao hơn các đốt kia. Cấu tạo 1 đốt sống điển hình gồm: thân sống trước lồi sau lãm và trên thân sống có 1 vòng cung được gọi là cung sống, và trên chính giữa được gọi là mỏn gai, và nhô ra 2 bên là mỏm ngang, mỗi đốt sống có mặt khớp ( 2 mặt khớp phía trước hướng lên trên, 2 mặt khớp phía sau hướng xuống dươi) và 4 mẻ khớp ( mẻ được khớp hình thành giữa cung sống và thân sống.

Giữa 2 đốt sống được nối với nhau như sau: mẻ khớp sau của đốt sống trước khớp với mẻ khớp trước của đốt sống sau, tạo thành 1 cái lỗ gọi là lỗ giáp là nơi tủy sống đi qua.

4. Đốt 7: còn gọi là đốt gồ vì mỏm gai cao nhất, mỏm ngang một nhánh không có lỗ ngang, đầu sau của thân có nửa hố khớp sườn để khớp với đầu xương sườn số 1.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI KHÓA TẠI BA VÌ CỦA SINH VIÊN KHOA NÔNG LÂM NGƯ (Trang 45 - 52)