Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN về đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc nhà nước Sóc Sơn (Trang 32 - 35)

Một là: Chủ trƣơng và chiến lƣợc quy hoạch đầu tƣ XDCB. Chủ trƣơng,

chiến lƣợc và quy hoạch đầu tƣ có vai trò định hƣớng đầu tƣ rất quan trọng, tác động đến đầu tƣ của Quốc gia, từng vùng, ngành, lĩnh vực và thậm chí từng dự án đầu tƣ và vốn đầu tƣ. Các chủ trƣơng đầu tƣ XDCB tác động đến cơ cấu đầu tƣ và việc lựa chọn hình thức đầu tƣ. Đây là vấn đề tƣơng đối lớn, liên quan đến thông tin và nhận thức của các cấp lãnh đạo nhất là khi vận dụng vào cụ thể. Nói cơ cấu đầu tƣ là nói đến phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lƣợng và số lƣợng giữa các yếu tố của các hoạt động đầu tƣ cũng nhƣ các yếu tố đó với tổng thể các mối quan hệ hoạt động trong quá trình sản xuất xã hội.

Hai là: Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ

NSNN. Đây là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến huy động và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB, tác động trực tiếp đến hiệu quả của vốn đầu tƣ XDCB. Các thể chế, chính sách này đƣợc bao hàm trong các văn bản pháp luật nhƣ: Luật Đất đai, Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng…Ngoài ra, cơ chế chính sách còn đƣợc thể hiện trong các văn bản dƣới luật về quản lý vốn XDCB, các chính sách đầu tƣ và các quy chế, quy trình, thông tƣ về quản lý đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ.

Cơ chế quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN là một bộ phận hợp thành của cơ chế quản lý kinh tế-Tài chính nói chung. Đây là hệ thống các quy định về nguyên tắc, quy phạm, quy chuẩn, phƣơng tiện để làm chế tài quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, cơ chế đúng đắn, sát thực tế, ổn định và điều hành tốt là điều kiện tiên quyết quyết định thắng lợi mục tiêu đề ra. Ngƣợc lại, nó sẽ cản trở, kìm hãm, gây tổn thất nguồn lực và khó khăn trong thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch phát triển của Nhà nƣớc.

Để có cơ chế đúng đắn, sát thực và phù hợp phải đƣợc xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhƣ:

- Phải có tƣ tƣởng, quan điểm xuất phát từ mục tiêu chiến lƣợc đƣợc cụ thể hoá thành lộ trình, bƣớc đi vững chắc.

- Phải tổng kết, rút kinh nghiệm cập nhật thực tiễn và phải tham khảo thông lệ quốc tế.

- Minh bạch, rõ ràng, nhất quán, dễ thực hiện, công khai hoá và tƣơng đối ổn định.

- Bám sát trình tự đầu tƣ và xây dựng từ huy động, quy hoạch, chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện và kết thúc bàn giao sử dụng phải đảm bảo đồng bộ và liên tục.

Ba là: Quản lý chi phí xây dựng và định mức, đơn giá trong XDCB. Đây là

yếu tố quan trọng là căn cứ tính toán về mặt kinh tế tài chính của dự án. Nếu xác định sai định mức, đơn giá thì cái sai đó sẽ đƣợc gấp lên nhiều lần trong dự án, mặt khác cũng nhƣ sai lầm của thiết kế, khi đã đƣợc phê duyệt, đó là những sai lầm lãng phí hợp pháp và rất khó sửa chữa.

Bốn là: Các chủ thể và phân cấp quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Sản

phẩm XDCB đƣợc hình thành thông quan nhiều khâu tác nghiệp tƣơng ứng với nhiều chủ thể chiếm hữu và sử dụng vốn, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn bị nhiều chủ thể chi phối. Đặc điểm nhiều chủ thể chiếm hữu và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB của NSNN nói lên tính phức tạp trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Chủ thể quản lý bao gồm cả chủ thể quản lý vi mô và chủ thể quản lý vĩ mô. Chủ thể quản lý vĩ mô bao gồm các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc theo từng phƣơng diện hoạt động của dự án. Chủ thể quản lý vi mô bao gồm chủ đầu tƣ, chủ các dự án, các nhà thầu. Đối với dự án Nhà nƣớc, “ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ” xuất hiện với hai tƣ cách: tƣ cách quản lý vĩ mô dự án và tƣ cách chủ đầu tƣ-quản lý vi mô dự án. Với tƣ cách này “ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ” quyết định nhiều vấn đề mà chủ đầu tƣ trong các dự án khác quyết định. Với tƣ cách chủ đầu tƣ, họ phải ra nhiều quyết định để hiệu quả dự án là lớn nhất. Với tƣ cách Nhà nƣớc, họ phải ra quyết định để hiệu quả kinh tế quốc dân là cao nhất. Nhiệm vụ khó khăn của “ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ” là phải kết hợp cả hai hiệu quả này. Tuy nhiên chủ đầu tƣ (thay mặt Nhà nƣớc) sẽ là ngƣời mua hàng của các chủ thầu, doanh nghiệp xây dựng, tƣ vấn. Các doanh nghiệp này phải hoạt động theo quy luật thị trƣờng, vừa bị khống chế lợi nhuận, vừa bị khống chế chất lƣợng sản phẩm xây dựng, hàng hoá theo yêu cầu của chủ đầu tƣ trên cơ sở các điều khoản hợp đồng.

Trong quản lý Nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ XDCB từ NSNN cần xác định rõ trách nhiệm của “chủ đầu tƣ” và “ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ”, sự thành công hay thất bại của một dự án Nhà nƣớc là thành tích và trách nhiệm của hai cơ quan này. Trong việc phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa “chủ đầu tƣ” và “ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ” ngƣời ta thƣờng đi theo hai hƣớng: Những quyết định quan trọng sẽ thuộc về “ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ” đồng thời mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của “chủ đầu tƣ”. Theo hƣớng này việc phân cấp các dự án đầu tƣ cũng căn cứ vào đặc điểm, tính chất, quy mô của từng dự án để phân cấp quyết định đầu tƣ cho hệ thống các ngành, các cấp bảo đảm nguyên tắc chủ động, sáng tạo cho cơ sở, vừa đảm bảo cho bộ máy hoạt động đồng đều, đúng chức năng, mang lại hiệu quả cao.

Năm là: Hệ thống kiểm tra giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ

NSNN. Hệ thống kiểm tra giám sát có vai trò và tác dụng tích cực trong quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Đây là chức năng quan trọng của quản lý Nhà nƣớc, là một nội dung của công tác quản lý. Đồng thời là phƣơng pháp đảm bảo việc tuân thủ theo pháp lụât của chủ thể và các bên liên quan. Tác động cơ bản là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật. Qua những cuộc thanh tra sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN về đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc nhà nước Sóc Sơn (Trang 32 - 35)