a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tƣ và xây dựng chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ, lại thƣờng xuyên thay đổi, đã gây sự bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tƣ XDCB. Cho đến nay, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung theo hƣớng đổi mới, phân cấp mạnh hơn trong lĩnh vực quản lý đầu tƣ và xây dựng, nhƣng nhìn chung vẫn còn chƣa phù hợp. Thể hiện rõ nét nhất là tính khép kín từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, đấu thầu, thi công, tƣ vấn, giám sát thi công trong nội bộ một bộ, một ngành nhƣng không đƣợc giám sát chặt chẽ, không phát hiện đƣợc vi phạm. Đó là kẽ hở về cơ chế để phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính-ngân sách chƣa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Luật NSNN mặc dù đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính-ngân sách song vẫn còn có những bất cập chƣa phù hợp, ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tài chính-ngân sách nói chung và hoạt động KBNN nói riêng nhƣ chƣa có cơ chế thực hiện khuôn khổ tài khoá trung hạn và lập, bố trí dự toán ngân sách theo chƣơng trình, nhiệm vụ, dự án, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra; cơ chế quản lý, hạch toán các khoản vay nợ và xác định bội chi NSNN chƣa phản ánh đúng bản chất và không phù hợp với thông lệ quốc tế....
Thứ hai, chƣa làm tốt công tác quy hoạch và kế hoạch hoá vốn đầu tƣ. Công tác quy hoạch ngành chƣa đƣợc hƣớng dẫn thống nhất về nội dung, phƣơng pháp, trình tự trình và phê duyệt, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập các quy hoạch nên xảy ra tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng. Việc phân định nội dung cũng nhƣ phạm vi và kết hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng còn nhiều điểm chƣa rõ, khó vận dụng trong quá trình triển khai.
Nhiều cơ quan nhà nƣớc, nhiều cán bộ có trách nhiệm chƣa quan tâm đúng mức và chƣa nhận thức đúng đắn về công tác quy hoạch, trách nhiệm đối với công tác quy hoạch chƣa đầy đủ từ khâu nghiên cứu, phê duyệt đến triển khai.
Tính liên kết giữa quy hoạch và kế hoạch chƣa cao. Nội dung các quy hoạch chƣa thể hiện đƣợc đầy đủ các kế hoạch 5 năm và hàng năm của các bộ, ngành, địa phƣơng. Thiếu các căn cứ pháp lý cần thiết để triển khai thực hiện các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, thông qua. Việc phân công, phân cấp để thực hiện tốt quản lý nhà nƣớc về công tác quy hoạch chƣa hợp lý, chƣa có các quy định, các chế tài cụ thể đối với các hoạt động liên quan đến công tác quy hoạch. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về công tác quy hoạch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng chƣa đƣợc kiện toán và thống nhất.
Chất lƣợng công tác quy hoạch chƣa cao, chƣa làm cơ sở cho kế hoạch đầu tƣ phát triển, nhiều dự án sai lầm về chủ trƣơng đầu tƣ, không đáp ứng nhu cầu ngƣời sử dụng, không phù hợp quy hoạch, có dự án sau khi có quyết định đầu tƣ, đã tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng thi công xây dựng nhƣng phải đình hoãn do trùng quy hoạch.
Tiêu chí phân bổ vốn, tiêu chí hỗ trợ có mục tiêu, nguyên tắc cân đối vốn giữa các vùng, miền bảo đảm phát triển hài hoà giữa kinh tế và xã hội, giữa vùng động lực và vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa chƣa thực sự toàn diện và phù hợp với thực tế.
Thứ ba, những hạn chế trong lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB của các bộ, cơ quan ngang bộ, của các địa phƣơng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Sóc Sơn.
Theo quy định điều kiện để ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ đƣợc duyệt. Điều kiện để ghi kế hoạch thực hiện dự án đầu tƣ phải có quyết định đầu tƣ từ thời điểm trƣớc ngày 31 tháng 10 năm trƣớc năm kế hoạch. Thời gian và bố trí vốn để thực hiện dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm.
Trong giai đoạn 2008-2010 cho thấy chất lƣợng của kế hoạch vốn đầu tƣ cho các dự án tại KBNN Sóc Sơn còn thấp. Kế hoạch vốn của dự án chuẩn bị đầu tƣ
chƣa gắn với quy hoạch, kế hoạch vốn thực hiện dự án đầu tƣ vẫn bố trí cho một số dự án chƣa có quyết định phê duyệt dự án. Do đó dẫn đến tình trạng các dự án đã đƣợc bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ trong năm nhƣng không đủ thời gian để hoàn thành đƣợc các thủ tục tiếp theo, nên không thể triển khai đƣợc dự án trong thời gian quy định dẫn đến phải bỏ kế hoạch vốn đầu tƣ.
Bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ còn dàn trải, không bám sát tiến độ thực hiện dự án, dự án có khối lƣợng hoàn thành nhƣng không có vốn để thanh toán, kế hoạch vốn bình quân trên một dự án thấp, nhất là các dự án nguồn vốn ngân sách huyện, dự án bố trí kế hoạch không đảm bảo đúng thời gian quy định, kéo dài nhiều năm gây ra hiện tƣợng tồn đọng khối lƣợng đầu tƣ XDCB lớn.
Theo quy định trong việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tƣ, trƣớc khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tƣ từng dự án cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (đối với các dự án thuộc ngân sách trung ƣơng), gửi cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tƣ (đối với các dự án thuộc ngân sách địa phƣơng), các bộ, địa phƣơng chỉ đạo chủ đầu tƣ chốt thời điểm thanh toán và làm việc với KBNN để xác nhận số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, xác định số vốn còn dƣ do không thực hiện đƣợc, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn KBNN đã thanh toán. Nhƣng trên thực tế đã xảy ra nhiều trƣờng hợp kế hoạch vốn đầu tƣ sau khi điều chỉnh thấp hơn số vốn đã thanh toán cho dự án trong năm, gây khó khăn cho công tác kế toán, quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hàng năm của KBNN.
Thứ tƣ, chất lƣợng thẩm định, phê duyệt của các dự án thấp. Dự án đầu tƣ xây dựng không gắn với tài liệu địa chất, địa hình, khí tƣợng thủy văn, công tác khảo sát không đƣợc tiến hành nghiêm túc và khoa học dẫn đến thƣờng xuyên có những khối lƣợng phát sinh trong quá trình thi công, dự toán, tổng mức đầu tƣ của dự án phải điều chỉnh nhiều lần.
Việc cho phép lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ trên địa bàn không căn cứ vào chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của ngành, của địa phƣơng, không cân đối đƣợc khả năng huy động vốn từ các kênh, dẫn đến các dự án đã đƣợc duyệt hoặc đã đƣợc khởi công nhƣng không có vốn thanh toán. Những vấn đề này tạo nên bức xúc về tình trạng nợ đọng XDCB và nhiều dự án nằm trong tình trạng “treo”.
Nhiều dự án quy mô lớn, phức tạp nhƣng hình thức thực hiện là chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý điều hành dự án. Do đó năng lực của chủ đầu tƣ không đáp ứng yêu cầu quản lý dự án. Quá trình triển khai thực hiện dự án có nhiều sai sót, không đúng trình tự đầu tƣ XDCB, đến giai đoạn thanh toán, các hồ sơ thủ tục không đƣợc hoàn thiện gây khó khăn cho việc kiểm soát thanh toán của KBNN.
Thứ năm, Luật Đấu thầu và các văn bản hƣớng dẫn ngày càng hoàn thiện và thực hiện phân cấp mạnh cho chủ đầu tƣ, tạo ra sự chủ động, thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện dự án nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng tiêu cực trong công tác đấu thầu còn diễn ra phổ biến, nhiều trƣờng hợp đấu thầu chỉ là hình thức, thông đồng trong đấu thầu, sử dụng quân xanh quân đỏ trong đấu thầu hoặc chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu. Khi thi công tìm mọi cách bớt xén, thay đổi chủng loại vật tƣ, làm tăng khối lƣợng phát sinh để trình duyệt đơn giá mới, làm cho đơn giá của hợp đồng điều chỉnh nhiều lần gây khó khăn trong quá trình kiểm soát thanh toán của KBNN.
Thứ sáu, do tính chất mùa vụ của công tác đầu tƣ XDCB cho nên khối lƣợng kiểm soát chi đầu tƣ XDCB dồn vào thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc niên độ kế hoạch năm rất lớn, do đó không thể tránh khỏi sơ xuất khi kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB vào những thời điểm này.
Thứ bẩy, trách nhiệm quyết toán và phê duyệt quyết toán dự án công trình hoàn thành thuộc về chủ đầu tƣ và các bộ, ngành, địa phƣơng, nhƣng trong thời gian qua nhiều dự án công trình đã hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc phê duyệt quyết toán. Nguyên nhân của việc chậm phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành chủ yếu do thiếu sự quan tâm, chỉ đạo của các bộ, ngành, địa phƣơng trong công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành. Nhiều dự án, công trình sau khi hoàn thành thì ban quản lý dự án hoặc chủ đâu tƣ đã giải thể, hoặc nhiều dự án bàn giao qua nhiều đơn vị chủ đầu tƣ cũng gây khó khăn trong việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
b. Nguyên nhân chủ quan
Một là, chất lƣợng kiểm soát chi đầu tƣ XDCB chƣa đồng đều do trình độ cán bộ kiểm soát chi trong nội bộ các phòng kiểm soát chi NSNN còn nhiều chênh
lệch. Một số ít cán bộ giải quyết công việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, không kịp thời nắm bắt văn bản chế độ mới, trình độ sử dụng công nghệ thông tin kém, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt khi hệ thống KBNN Sóc Sơn triển khai TABMIS.
Hai là, bộ máy làm công tác kiểm soát chi đầu tƣ cồng kềnh và phân tán, cơ cấu tổ chức còn bất hợp lý nhƣng công tác tổ chức cán bộ chƣa thực sự quyết liệt. Phân cấp kiểm soát chi đầu tƣ XDCB còn trùng chéo và chƣa phù hợp giữa công việc và nguồn nhân lực. Công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Ba là, quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB còn nhiều bất cập và chƣa đƣợc bổ sung, điều chỉnh kịp thời khi Nhà nƣớc có sự thay đổi về cơ chế chính sách. Quy trình chƣa bao quát hết các nội dung kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, và nằm ở nhiều văn bản khác nhau nhƣ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB nguồn vốn trong nƣớc, kiểm soát chi đầu tƣ XDCB nguồn vốn ngoài nƣớc, kiểm soát chi đầu tƣ XDCB vốn chƣơng trình mục tiêu, kiểm soát chi đầu tƣ XDCB nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, kiểm soát thanh toán chi phí quản lý dự án….
Bốn là, chƣa thƣờng xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, chất lƣợng của các buổi tập huấn nghiệp vụ còn thấp. Việc phối kết hợp với các Phòng Kế hoạch & Đầu tƣ, Phòng Tài chính trong việc tham mƣu với UBND huyện về điều hành kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB hàng năm, cơ chế kiểm soát chi các dự án từ nguồn sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế.