Để tăng cƣờng hiệu lực pháp lý, tạo nền tảng chắc chắn cho việc tổ chức thực hiện kiểm soát chi đầu tƣ XDCB thì các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, các văn bản, quy trình nghiệp vụ của Bộ Tài Chính, KBNN về đầu tƣ xây dựng và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB cần đƣợc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một cách đồng bộ.
Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và KBNN TABMIS đƣợc triển khai sẽ tác động, liên quan, ảnh hƣởng sâu rộng đến các đơn vị sử dụng ngân sách, các nhà cung cấp, các Bộ, ngành, địa phƣơng. Tuy nhiên hiện nay văn bản hƣớng dẫn về
quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN mới là thông tƣ, do đó cần phải có một khung pháp lý cao hơn nhƣ luật, nghị định có phạm vi và chế tài đủ mạnh điều chỉnh các đối tƣợng có liên quan.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nƣớc cũng cần có một khung pháp lý để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch cổng thông tin điện tử, hộp thƣ điện tử công vụ, thanh toán điện tử...
4.3.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch vốn đầu tư XDCB
Đặc điểm của đầu tƣ XDCB là khối lƣợng vốn lớn và thời gian xây dựng lâu dài, tuy nhiên hiện nay các dự án đƣợc giao kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB hàng năm. Việc giao kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB hàng năm thuận lợi cho việc kiểm soát các khoản phát sinh trong năm, nhƣng lại làm nảy sinh vấn đề nhƣ: các dự án đầu tƣ xây dựng thƣờng kéo dài từ 2-5 năm, trong khi đó dự án lại đƣợc bố trí kế hoạch vốn hàng năm. Dự án không đƣợc gắn với nguồn lực sẵn có và không đƣợc phản ánh thƣờng xuyên trong ngân sách. Dẫn đến kết quả là dự án đã đƣợc triển khai và đƣợc bố trí kế hoạch hàng năm có thể bị cắt bỏ tuỳ tiện khi khả năng ngân sách không cho phép. Hoặc việc đàm phán về kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm giữa các bộ ngành, địa phƣơng với bộ Tài chính thiếu cơ sở minh bạch, dẫn đến quá trình này chịu sự chi phối rất lớn của các bộ ngành, địa phƣơng có nhiều ảnh hƣởng hoặc sự tuỳ tiện trong việc điều chỉnh kế hoạch của các cơ quan chức năng trung ƣơng. Dẫn đến tính khả thi về nguồn vốn của dự án thấp, tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài, hiệu quả của dự án giảm sút. Hiện tƣợng nợ đọng khối lƣợng XDCB lớn.
Khi việc triển khai quản lý cam kết chi và kiểm soát cam kết chi đầu tƣ XDCB hoàn tất, thì cơ sở số liệu về chi XDCB trong thời gian 3 năm là rõ ràng và minh bạch, khi đó việc bố trí kế hoạch hàng năm sẽ sát với tình hình triển khai thực hiện của dự án, việc cắt giảm, điều chỉnh kế hoạch của các dự án đầu tƣ có cơ sở khoa học, tránh đƣợc sự tuỳ tiện trong công tác điều hành kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB hàng năm.
Hiện nay kế hoạch trung hạn của Chính phủ mang tính định kỳ 5 năm, tức là hết thời kỳ 5 năm này thì chuyển qua xây dựng kế hoạch 5 năm kế tiếp. Điều này hạn chế tính liên tục của các chính sách của Chính phủ trong việc triển khai kế
hoạch trung hạn. Nếu thay cách lập kế hoạch 5 năm định kỳ bằng một kế hoạch cuốn chiếu, tức là một năm trong khuôn khổ 5 năm đã thực hiện xong, nó sẽ ra khỏi khuôn khổ trung hạn và một năm kế hoạch mới sẽ đƣợc bổ sung thì tại bất kỳ thời điểm nào, khuôn khổ trung hạn của kế hoạch trƣớc và kế hoạch sau cũng đều có 4 năm giao thoa với nhau. Kế hoạch hàng năm luôn gắn kết với kế hoạch trung hạn đồng thời các chính sách của Chính phủ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch trung hạn sẽ liên tục và kế thừa.
Hàng năm các Bộ, ngành, địa phƣơng đánh giá chiến lƣợc hoạt động của mình sẽ sắp xếp thứ tự ƣu tiên các mục tiêu chiến lƣợc và dự toán kinh phí cần thiết để thực hiện chúng. Việc sắp xếp thứ tự ƣu tiên các hoạt động rất quan trọng. Nó cho phép các bộ, ngành, địa phƣơng thấy rõ những công việc nào cần mở rộng, giữ nguyên hoặc thu hẹp. Trong trƣờng hợp tổng hợp nhu cầu chi tiêu từ tất cả các bộ, ngành và địa phƣơng vƣợt quá hạn mức chi tiêu cho phép thì các đơn vị buộc phải cắt giảm chi tiêu của mình. Việc sắp xếp thứ tự ƣu tiên sẽ giúp các đơn vị biết đƣợc cần cắt giảm ở những hoạt động nào trƣớc, tránh đƣợc tình trạng cắt giảm tuỳ tiện nhƣ hiện nay.
Nguồn lực khan hiếm luôn đƣợc đảm bảo phân bổ cho những lĩnh vực ƣu tiên. Việc tái phân bổ ngân sách cũng đƣợc thực hiện một cách minh bạch, có luận chứng.
Các bộ, ngành, địa phƣơng chỉ đƣợc cấp ngân sách để thực hiện đƣợc các đầu ra hay mục tiêu đã dự kiến. Vì thế, việc quản lý ngân sách sẽ chuyển từ kiểm soát đầu vào sang kiểm soát đầu ra và kết quả hoạt động của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách. Điều này còn góp phần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị. Mối liên hệ, trao đổi thông tin giữa trung ƣơng và địa phƣơng đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Đồng thời, tính tự chủ của các bộ, ngành, địa phƣơng trong việc chi tiêu ngân sách cũng đƣợc nâng cao.
4.3.3. Điều kiện về công nghệ
Hệ thống TABMIS phải đƣợc xây dựng và triển khai, vận hành ổn định trên toàn quốc.
Hệ thống TABMIS cần phải đƣợc thiết kế để có thể kết nối, giao diện với máy chủ thƣ điện tử, tự động gửi thông báo cùng với địa chỉ email nơi nhận để máy chủ thực hiện gửi thƣ thông báo tức thời khi nghiệp vụ phát sinh.
Việc quản lý danh mục dùng chung, các ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng lớn và sử dụng hạ tầng truyền thông ngày càng nhiều, đòi hỏi một hệ thống máy chủ có năng lực rất lớn cũng nhƣ đƣờng truyền dùng chung ngành tài chính phải đảm bảo về dung lƣợng, chất lƣợng, cần có các giải pháp dự phòng cũng nhƣ có quy trình quản lý chặt chẽ và hiệu quả, nhằm đáp ứng các giao dịch ngày càng lớn.
Có sự bố trí kinh phí đầu tƣ cho phát triển công nghệ thông tin, tỷ lệ kinh phí trong nâng cấp và phát triển phần cứng phù hợp với tỷ lệ phát triển phần mềm và chi phí bản quyền.
4.3.4. Điều kiện về nguồn nhân lực
Cần có sự nhận thức đúng đắn hệ thống thông tin quản lý ngân sách và KBNN TABMIS là một cấu phần vô cùng quan trọng của dự án cải cách quản lý tài chính công. Việc triển khai thành công hệ thống TABMIS không những nâng cao tính công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công mà còn đƣa vị thế của KBNN lên một tầm cao mới. Cần có sự quyết tâm cao của các nhà hoạch định chính sách, và hậu thuẫn về chính trị của các nhà lãnh đạo cấp cao.
Cần có đội ngũ chuyên gia giỏi có thể tham mƣu, tƣ vấn cho lãnh đạo KBNN các cấp xây dựng các cơ chế chính sách trên nền tảng kinh nghiệm và thông lệ quản lý tốt nhất của thế giới và khu vực, thực hiện đƣợc chuẩn hoá các thủ tục, quy trình nghiệp vụ và quy trình hành chính, làm cơ sở để tin học hoá các nghiệp vụ.
Cán bộ đƣợc đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, có kỹ năng tin học tốt phục vụ cho việc tham gia tác nghiệp trên hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các tiện ích công nghệ thông tin phục vụ công việc thƣờng xuyên tại đơn vị.
Cần có chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ... để tiếp nhận, quản lý và vận hành các công nghệ mới, cả công nghệ quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ công nghệ ứng dụng thông tin truyền thông.
KẾT LUẬN
Hoạt động đầu tƣ XDCB và công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN là một lĩnh vực nhạy cảm, phạm vi rộng và đƣợc nhà nƣớc, xã hội đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, cơ chế, chính sách về đầu tƣ XDCB và kiểm soát chi XDCB nguồn vốn NSNN đã ngày càng đƣợc hoàn thiện và đi vào nề nếp. Tuy nhiên, trong chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020, kiểm soát chi NSNN nói chung, kiểm soát chi đầu tƣ XDCB nói riêng đã đƣợc xác định là một trong những nội dung trọng tâm cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, cải cách, hoàn thiện hơn. KBNN Sóc Sơn là một tổ chức trực thuộc KBNN có chức năng thực hiện các nhiệm vụ KBNN trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Thành công của KBNN Sóc Sơn sẽ góp phần quyết định thành công của hệ thống KBNN. Do đó, hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Sóc Sơn là một trong những nội dung cấp thiết, đòi hỏi phải khẩn trƣơng thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã giải quyết đƣợc một số nội dung lý luận và thực tiễn sau :
1. Hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về chi đầu tƣ XDCB, kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng trong công tác kiểm soát chi XDCB từ nguồn NSNN tại KBNN.
2. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Sóc Sơn giai đoan 2008-2012. Qua đó phân tích những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế để tìm ra giải pháp phù hợp.
3. Kết hợp các yếu tố phân tích tại chƣơng 2, chƣơng 3 với định hƣớng hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN, luận văn đã đƣa ra 7 giải pháp, điều kiện thực hiện giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Sóc Sơn góp phần hạn chế nợ đọng khối lƣợng đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn Huyện Sóc Sơn.
Đây là một đề tài khó, phức tạp thu hút sự quan tâm không chỉ ở Sóc Sơn - Hà Nội mà còn trên phạm vi toàn quốc đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Do đó hƣớng nghiên cứu của đề tài không chỉ cần thiết đối với Sóc Sơn mà mang lại giá trị chung cho toàn quốc góp phần vào công cuộc cải cách quản lý tài chính công dần dần đáp ứng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Lan Anh (2010), “Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN”, Tạp chí Quản lý
Ngân quỹ Quốc gia KBNN Việt nam,(101), 6-8, 10.
2. Bộ Tài Chính, Các thông tư hướng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN(Thông tư số 209/209/TT- BTC, Thông tư số 27/2007/TT-BTC, Thông tư số 130/2007/TT-BTC, Thông tư số 88/2009/TT-BTC, Thông tư số 89/2009/TT-BTC).
3. Bộ Tài Chính, Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN .
4. Bộ Tài Chính, Công văn số 978/BTC-KHTC ngày 21/1/2009 về việc hướng dẫn thực hiện cam kết chi NSNNqua KBNN .
5. Bộ Tài Chính, Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 hướng dẫn công tác khóa sổ cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNNhàng năm về chi đầu tư XDCB.
6. Bộ Tài Chính, Quyết Định số 1869/QĐ-BTC ngày 6/6/2005 về chế độ kế toán NSNNvà hoạt động nghiệp vụ KBNN .
7. Bộ Tài Chính, Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 về việc ban hành chế độ kế toán NSNNvà hoạt động nghiệp vụ KBNN.
8. Bộ môn Kinh tế Đầu tƣ Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân (2003), Kinh tế Đầu tư, Nxb Thống kê, Hà Nội.
9. Chính Phủ, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005-NĐ-CP.
10. Chính Phủ, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
11. Vũ Cƣơng (2002), Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Kinh tế và Tài chính công, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Học viện Tài chính (2004), Giáo trình Quản lý Tài chính Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Hƣng (2010), “Để kiểm soát chi thông thoáng và hiệu quả”, Tạp chí
14. KBNN , Quyết định 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009; quyết định 282/QĐ-KBNN
ngày 20/04/2012 và quy trình thanh toán vốn đầu tư ngoài nước thực hiện theo quyết định số 25/QD-KBNN ngày 14/01/2008 của Tổng giám đốc KBNN.
15. KBNN , Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007 của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
16. Nguyễn Khắc Liên (2010), “Tạm ứng vốn đầu tƣ cho đơn vị xây lắp bao thầu những vấn đề rút ra từ thực tiễn”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia KBNN Việt nam,(100), 18-19, 52.
17. Nguyễn Văn Quang & Hà Xuân Hoài (2010), Tích hợp quy trình kiểm soát cam
kết chi và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học KBNN.
18. Quốc hội, Luật NSNNsố 01/2002/QH1 ngày 16/12/2002. 19. Quốc hội, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 25/11/2005. 20. Quốc hội, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
21. Lê Hùng Sơn (2011), “Giải pháp nào góp phần hạn chế nợ đọng ở khu vực công”,
Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia KBNN Việt Nam, (108), 16-19.
22. Tổng cục thống Kê, Niên giám thống kê toàn quốc 2000-2010, NXb Thống Kê, Hà Nội.
23. Trang web bộ tài chính: www.mof.gov.vn 24. Trang web chính phủ: chinhphu.vn
25. Nguyễn Thị Bạch Trúc (2010), “Tạm ứng vốn và những vấn đề cần xử lý”, Tạp chí
Quản lý Ngân quỹ Quốc gia KBNN Việt nam,(99), 20-21.
26. Nguyễn Thị Bạch Trúc (2010), “Thanh toán tạm ứng đền bù giải phóng mặt bằng thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia KBNN Việt
nam,(101), 12-13.
27. Hoàng Thị Xuân (2011), “Quy trình kiểm soát chi NSNNqua KBNN - Những đề xuất và giải pháp”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia KBNN Việt