Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn Lênin

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 59 - 62)

Nội dung 6: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

A. Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn Lênin

1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội

Vlađimia Ilich Lênin (1870 - 1924) sinh ra ở thành phố Ulianôpxc thuộc nước Nga:

- Đây là thời kỳ có nhiều biến đổi lớn lao trên thế giới và ở nước Nga. Chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai đoạn cao nhất và tột cùng là chủ nghĩa Đế Quốc.

- Cách mạng tháng mười năm 1917 ở Nga đã mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại - kỷ nguyên cách mạng XHCN và quá độ lên CNXH.

2. Tiền đề khoa học tự nhiên

Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên đã mở ra nhiều phát minh mới có tính bước ngoặt: tìm ra tia Rơn ghen, tìm ra hiện tượng phóng xạ, tìm ra điện tử...

3. Tiền đề lý luận

Sự “khủng hoảng trong vật lý học” đã làm khôi phục lại chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri chống lại chủ nghĩa Mác...Trước bối cảnh đó Lênin đã phải đứng ra bảo vệ và phát triển triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, đã đưa nó lên một tầm cao mới.

II. Quá trình Lênin bảo vệ, phát triển triết học Mác:

1. Giai đoạn 1893 - 1907

Từ những năm 80 thế kỷ XIX chủ nghĩa Mác đã được truyền vào nước Nga.

Nhóm “Giải phóng lao động” do Plekhanốp lãnh đạo đã dịch nhiều tác phẩm của Mác và Ăngghen ra tiếng Nga như: Sự khốn cùng của triết học; Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản; Lutvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức… Ở thời kỳ này, phái Dân tuý - một trào lưu tư tưởng dân chủ nông dân tiểu tư sản, chủ trương kết hợp tư tưởng dân chủ nông dân với chủ nghĩa xã hội không tưởng nông dân hy vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản, đang thịnh hành ở Nga. Plekhnốp đã viết nhiều tác phẩm chống phái Dân tuý phản động, tuy nhiên Ông lại xa rời lập trường vô sản cách mạng, coi giai cấp tư sản tự do là giai cấp cách mạng, từ đó chuyển sang lập trường của nhóm cơ hội Mensêvích. Trước bối cảnh đó Lênin đã viết nhiều tác phẩm đấu tranh chống phái Dân tuý, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác.

Trong các tác phẩm “những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?” (1894) và “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân tuý và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó” (1894) Lênin đã vạch trần bản chất phản động của những kẻ giả danh “bạn dân” đầu những năm 90 TK XIX, chỉ rừ bản chất duy tõm chủ quan và phương phỏp siờu hỡnh trong lập trường triết học của phái này, qua đó làm phong phú thêm những nội dung của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội như: Sự tác động của các quy luật khách quan trong lịch sử; vai trò lịch sử của giai cấp vô sản và liên minh công – nông trong cách mạng XHCN, vai trò của nhân tố chủ quan trong cách mạng, vai trò của quần chúng

và tính Đảng của chủ nghĩa Mác, qua đó kêu gọi: “Người ta không thể có một lý luận cách mạng nào ngoài chủ nghĩa Mác cả…”.

Trong tỏc phẩm “Làm gỡ?” (1902) Lờnin đó làm rừ tớnh quy luật của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trước khi giành chính quyền với các hình thức đấu tran kinh tế, chính trị, tư tưởng trong đó đấu tranh chính trị có ý nghĩa quyết định để lật đổ giai cấp thống trị, giành chính quyền về tay giai cấp vô sản. Ông cũng khẳng định vai trò to lớn của lý luận cách mạng, chỉ ra rằng chủ nghĩa Mác không hình thành tự phát trong long giai cấp vô sản mà được truyền bá tự giác trong phong trào đó. Cho nên tuyên truyền lý luận đó cho quần chúng là một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt.

Tác phẩm “Hai sách lược của đảng dânh chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ

(1905) của Lênin là một kiểu mẫu về việc giải quyết những nội dung của cách mạng tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Cuộc cách mạng đó phải do giai cấp vô sản lãnh đạo trong mối liên minh với giai cấp nông dân, cho nên nó là tiền đề đi đến cách mạng XHCN. Tác phẩm cũng khẳng định vai trò củaquần chúng nhân dân, của nhân tố chủ quan, của các đảng chính trị trong đấu tranh cách mạng.

2. Giai đoạn 1907 - 1917

Đây là thời kỳ sau thất bại của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga (1905 – 1907), chính phủ Sa hoàng thiết lập một chế độ khủng bố tàn khốc. Một tinh thần phản động, phản khoa học ngự trị trên toàn bộ đời sống tinh thần Nga như chủ nghĩa duy tâm, thần bí, tôn giáo, xu hướng “tạo thần” và “tìm thần” trong giới trí thức Nga, sự du nhập của chủ nghĩa Makhơ…

Trong bối cảnh đó Lênin đã viết nhiều tác phẩm đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng phản động, phản khoa học và bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác.

Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của Lênin được xuất bản năm 1909 đã góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri của những người theo chủ nghĩa Makhơ ở Nga. Trong tác phẩm này Lênin đã phân tích cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên, khái quát những thành tựu mới nhất của nó, qua đó góp phần để phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và lý luận nhận thức mác xít. Lênin đã nêu định nghĩa kinh điển về vật chất, ông đã xây dựng lý thuyết phản ánh với tính cách là hạt nhân của lý luận nhận thức...

Tác phẩm “Ba nguồn gốc và ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác” được Lênin viết năm 1913, đó chỉ rừ sự ra đời của chủ nghĩa Mỏc là sự kế thừa tinh hoa của Kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và triết học cổ điển Đức.

Ông khẳng định tính thống nhất, không thể tách rời của ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác và coi đó là một thế giới quan hoàn bị nhất.

Tác phẩm “Bút ký triết học” bao gồm những ghi chép và nhận xét của Lênin khi ông đọc các tác phẩm của các triết gia, phần lớn được viết vào những năm 1914 - 1915, góp phần quan trọng vào việc phát triển phép biện chứng duy vật, quan trọng nhất là lý luận về sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Trong tác phẩm Lênin đã phát triển toàn bộ các nội dung của phép biện chứng duy vật với các nguyên lý, quy luật và các cặp phạm trù của nó.

Ngoài ra Lênin còn phát triển lý luận nhận thức như con đường biện chứng của sự nhân thức chân lý, vai trò thực tiễn đối với nhận thức; đề xuất nguyên tắc thống nhất phép biện chứng, lôgíc học và lý luận nhận thức…

Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” được Lênin viết vào tháng 8, tháng 9 năm 1917, xuất bản thỏng 5 năm 1918. ễng chỉ rừ nguồn gốc nhà nước là do mõu thuẫn giai cấp không thể điều hoà; bản chất nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp bóc lột; muốn giành chính quyền thì phải bằng con đường bạo lực; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước vô sản. Lênin cũng chỉ ra hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản.

3. Giai đoạn sau 1917

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng vô sản ở Nga, trên cơ sở khái quát những kinh nghiệm của thực tiễn cách mạng Lênin đã góp phần phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử như: vấn đề gai cấp và đấu tranh giai cấp, cách mạng bạo lực, chuyên chính vô sản, nhà nước, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội ...

Tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” được Lênin viết năm 1919. Qua việc phân tích ý nghĩa của những ngày Thứ bẩy cộng sản, Lờnin đó chỉ rừ vai trũ của năng xuất lao động đối với sự thắng lợi của xã hội mới; hai nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong thời kỳ mới là đánh đổ giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới, trong đó nhiệm vụ thứ hai là khó khăn nhưng cơ bản nhất; Ông đưa ra định nghĩa kinh điển về giai cấp.

Tác phẩm “Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản” (1920) tuyên truyền kinh nghiệm cho các Đảng Cộng sản trẻ tuổi trong phong trào cộng sản, nhằm giúp các đảng này tránh khỏi những sai lầm cơ hội “tả khuynh”, vô chính phủ, bè phái, giáo điều. Qua đó Ông khẳng định vai trò quyết định của chính đảng cộng sản trong thời kỳ chuyên chính VS.

Năm 1921 Lênin viết nhiều tác phẩm bàn về chính sách kinh tế mới, nhằm đề xuất những giải pháp, chính sách phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Năm 1922 Lênin viết bài báo “Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu”.

Lênin đã khẳng định vai trò của khối liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, vạch ra vai trò của công tác tuyên truyền triết học vô thần, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của Đảng Cộng sản trong thời kỳ mới.

Như vây, V. I. Lênin là người đã đứng ra để bảo vệ, phát triển triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, góp phần làm hoàn thiện nó, đưa nó lên một tầm cao mới đáp ứng được yêu cầu về lý luận của phong trào công nhân trong thời kỳ mới.

Ngày nay việc nghiên cứu và bổ sung cho triết học Mác là một yêu cầu bức xúc vì những biến đổi của thời đại ngày nay đang đặt ra nhiều vấn đề mới cần được khái quát: sự khủng hoảng của CNXH, sự tương tác giữa CMXH và CM khoa học - công nghệ, các vấn đề toàn cầu...

--- TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học. Nxb Chính trị quốc gia, 1998.

2. Bùi Thanh Quất - Vũ Tình, Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, 2000.

3. Vũ Ngọc Pha - Tuệ Nhã, Đại cương lịch sử triết học, Trường đại học Kinh tế quốc dân, 1990.

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w