1. Bản thể luận:
- Arixtốt bộ óc bách khoa của nền triết học Hy Lạp cổ đại, học trò xuất sắc của Platôn, nhưng chính ông lại nhận ra sai lầm của thầy học mình về học thuyết ý niệm. Với quan niệm Platôn là thầy nhưng chân lý còn quý hơn, ông đã tiến hành phê phán học thuyết ý niệm Platôn. Lênin coi đây là sự phê phán đối với chủ nghĩa duy tâm nói chung. Theo Arixtôt thuyết ý niệm của Platôn là vô bổ đối với việc nhận thức thế giới các sự vật vì thế giới ý niệm là thế giới phi thực thể, đóng kín, biệt lập.
- Arixtốt đưa ra quan niệm duy vật về giới tự nhiên. Tự nhiên là toàn bộ những sự vật có bản thể vật chất luôn luôn vận động, phải thông qua vận động thì các sự vật mới có thể tồn tại và biểu hiện được. Vận động phải gắn liền với các vật thể tự nhiên, các vật thể đều được tạo nên từ năm yếu tố vật chất đầu tiên là đất, nước, lửa, không khí và ête. Khi lý giải về nguyên nhân của thế giới Arixtôt đi theo lập trường nhị nguyên. Ông cho rằng thế giới có bốn nguyên nhân là: hình dạng, vật chất, vận động và mục đích, trong đó vận động và mục đích thuộc về nguyên nhân hình dạng có tính tích cực, còn vật chất là nguyên nhân thụ động.
Platôn xem “thể xác chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn bất tử ". Theo ông, linh hồn không có trong cơ thể chết; không thể có linh hồn nếu không có vật chất. Nhưng ông lại chia linh hồn làm 3 loại: linh hồn thực vật -> có hoạt động nuôi dưỡng và sinh sản; linh hồn động vật -> có khả năng cảm ứng với môi trường xung quanh; linh hồn con người -> có hoạt động lý tính, đây là loại linh hồn cao nhất => trong con người có cả ba loại linh hồn nói trên. Khi người ta chết, riêng linh hồn lý tính còn tồn tại bất diệt.
=>Quan niệm về linh hồn như trên chứng tỏ rằng Arixtốt là nhà triết học không triệt để, vừa phê phán Platôn, vừa kế thừa quan điểm duy tâm của Platôn.
2. Nhận thức luận:
- Lý luận về nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng về nhận thức luận thời cổ đại Hy Lạp. Ông đã đặt ra những vấn đề hệ trọng về nhận thức luận, như các vấn đề: đối tượng của nhận thức, khả năng nhận thức của con người, vấn đề chân lý và khoa học về tư duy. Điểm đặc sắc trong lý luận nhận thức của ông là phương pháp suy luận ba bước (tam đoạn luận) của lôgíc hình thức.
- Khác với Platôn coi ý niệm là đối tượng của nhận thức, ông khẳng định rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc của kinh nghiệm; tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai. Ông chia nhận thức ra thành hai giai đoạn là cảm tính và lý tính, trong đó cảm tính là điểm bắt đầu của mọi tri thức (CN duy giác), còn lý tính là sản phẩm của linh hồn hay thượng đế.
-> Ông kịch liệt phê phán quan niệm của Platôn coi nhận thức chỉ là sự hồi tưởng của linh hồn. Ông khẳng định rằng, nhận thức của con người không có tính chất bẩm sinh, linh hồn con người khi mới sinh ra hoàn toàn không có tri thức, nó tựa như một tấm bảng sạch chưa có vết phấn (nguyên lý Tabula rasa).
- Ông là người có quan niệm rành mạch về quá trình nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính. Tuy hết sức coi trọng nhận thức cảm tính, nhưng theo ông nhận thức cảm tính không có khả năng đi sâu vào bản chất của sự vật. Nếu chỉ bằng cảm giác, con người ta không thể nắm được định lý về tổng các góc của một tam giác bằng hai góc vuông và không giải thích được các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực ->Vì vậy, để đạt đến chân lý, nhận thức phải đi từ cảm tính đến lý tính. Đó là quá trình đi từ những cảm giác đơn lẻ, ngẫu nhiên đến cái chung, cái phổ biến, cái bản chất dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhưng như đã nói ở trên, ông đã tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, coi lý tính là hình thức của mọi hình thức, quyết định bản chất của sự vật.
3. Tư tưởng chính trị - đạo đức:
- Arixtôt cho rằng nhà nước là hình thức giao tiếp cao nhất của con người với con người ngoài những hình thức giao tiếp khác như giao tiếp gia đình, kinh tế, trao đổi của cải... Về bản chất thì con người phải phụ thuộc về nhà nước, nếu không đó không phải là con người phát triển về đạo đức mà là động vật hoặc là thượng đế.
- Về đạo đức, Arixtôt cho rằng phẩm hạnh là cái tốt đẹp nhất của con người, là lợi ích tối cao mà mọi công dân cần phải có. Nội dung của phẩm hạnh là biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi.
Tóm lại: Arixtốt là nhà triết học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại. Ph. Ăngghen đã gọi ông là con người có “khối óc toàn diện nhất”. Còn C. Mác đã đánh giá: “tư tưởng thâm thúy của Arixtốt vạch ra những vấn đề trừu tượng nhất một cách thật đáng kinh ngạc...” Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của triết học và khoa học tự nhiên sau này