Một số triết gia tiêu biểu:

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 41 - 44)

1. I. CANTƠ (1724 - 1804) -> sinh ra trong 1 gia đình quý tộc Phổ.

- Ông là một nhà khoa học, một nhà triết học theo đường lối nhị nguyên, người đặt nền móng cho sự ra đời của phép biện chứng. Sự hình thành tư tưởng của ông bao gồm hai thời kỳ: tiền phê phán (trước năm 1770) và phê phán (từ năm 1770). Các tác phẩm chủ yếu: “Phê phán lí tính thuần tuý” (1781), “Phê phán lí tính thực tiễn” (1788), “Phê phán khả năng suy diễn” (1790).

a. Về đối tượng của triết học

- Ông cho rằng triết học cần phải tập trung nghiên cứu vấn đề con người, trả lời 3 câu hỏi lớn: 1.Tôi có thể biết được cái gì? 2. Tôi cần phải làm gì? 3. Tôi có thể hy

vọng cái gì? -> Ba câu hỏi trên gắn với ba khía cạnh cơ bản nhất của mối quan hệ giữa con người và thế giới (nhận thức, thực tiễn và giá trị.)

Vấn đề thứ nhất -> mang tính lý luận, được nghiên cứu trong Triết học lý luận. Vấn đề thứ hai -> mang tính thực tiễn (chủ yếu là hoạt động đạo đức, chính trị, pháp quyền, chứ chưa nói đến sản xuất vật chất), được nghiên cứu trong Triết học thực tiễn.

Vấn đề thứ ba -> vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, được nghiên cứu trong Thẩm mỹ học.

b. Triết học lý luận của I. Cantơ

- Bản thể luận của I. Cantơ

Ở thời kỳ tiền phê phán Ông thể hiện một lập trường duy vật về thế giới tự nhiên và nêu nhiều tư tưởng biện chứng về tự nhiên. Luận điểm nổi tiếng của ông là: "Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây dựng thế giới từ nó, nghĩa là, hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ chỉ cho các anh thấy, thế giới đã ra đời từ vật chất như thế nào”.

=>Ông cho rằng thế giới là thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển, các sự vật luôn tác động qua lại, liên hệ với nhau thông qua lực hút và lực đẩy. Ông nêu ra thuyết tinh vân để lý giải về sự hình thành vũ trụ, ông dự đoán về ảnh hưởng của mặt trăng đối với hiện tượng thuỷ triều...

- Thời kỳ phê phán được bắt đầu từ khi Cantơ viết tác phẩm “Phê phán lý tính thuần tuý (1770). Ở thời kỳ này ông thể hiện lập trường pha trộn giữa duy vật và duy tâm chủ quan. =>Ông cho rằng có tồn tại một thế giới “vật tự nó”. “vật tự nó” tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người (Lênin đánh giá rất cao quan điểm duy vật này).

Ông hiểu “vật tự nó” dưới ba khía cạnh sau:

Thứ nhất, nó là sự thể hiện của những gì thuộc về lĩnh vực các hiện tượng (Phenomen) mà chúng ta chưa nhận thức được.

Thứ hai, đó là bản chất của mọi sự vật khách quan, tồn tại bên ngoài chúng ta, thuộc lĩnh vực siêu nghiệm mà chúng ta không thể nhận thức.

Thứ ba, đó là những lí tưởng, chuẩn mực của mọi sự hoàn hảo tuyệt đối mà con người không đạt tới được, nhưng nhân loại hằng mơ ước như Chúa, tự do, sự bất diệt của linh hồn. “vật tự nó” tác động lên các giác quan để gây nên cảm giác từ đó sinh ra thế giới hiện tượng, tức là “Vật cho ta”. Như vậy “vật cho ta” do cảm giác đẻ ra và phụ thuộc vào cảm giác (duy tâm chủ quan). Không gian, thời gian, quan hệ nhân quả...theo ông, cũng chỉ là những hình thức tiên nghiệm của giác tính mà không khách quan.

- Nhận thức luận của I. Cantơ

I.Cantơ theo đường lối bất khả tri, cho rằng con người không thể nhận thức được”vật tự nó”. Ông cho rằng nhận thức và tri thức của con người là tiên nghiệm, đó không phải là phản ánh của hiện thực khách quan. Nếu cho rằng tri thức là phản ánh của hiện thực khách quan thì phải thừa nhận rằng mọi tri thức đều là ngẫu nhiên, đơn lẻ bởi vì thế giới chỉ tồn tại thông qua các sự vật đơn lẻ. Còn nếu thừa nhận tri thức của con người có tính phổ quát và tất yếu thì chúng không phải là kết quả phản ánh hiện thực khách quan mà mang tính tiên nghiệm.

Đứng trước hai sự lựa chọn trên I.Cantơ đã đi theo con đường thứ hai: “Từ trước tới giờ người ta cho rằng, mọi tri thức của chúng ta đều phải phù hợp với các sự vật. Tuy nhiên, ở đây mọi ý đồ thông qua khái niệm xác lập một cái gì đó tiên nghiệm về các sự vật, cái mà có thể mở rộng tri thức của chúng ta về chúng; kết cục đều thất bại. Vì thế … chúng ta sẽ giải quyết những nhiệm vụ của Siêu hình học một cách có hiệu quả hơn nếu ta xuất phát từ luận điểm cho rằng, các sự vật phải phù hợp với nhận thức của chúng ta…”.

Ông chia nhận thức ra thành ba giai đoạn tách biệt nhau là cảm tính, giác tính

lý tính.

+ Nhận thức cảm tính: -> chỉ giúp ta nhận thức về sự vật những gì mà nó biểu hiện cho ta, tức là những hình ảnh, những quan niệm của con người về chúng. Ông gọi đó là “Vật cho ta” -> Đó không phải là bản chất của các sự vật mà chỉ là biểu hiện của chúng thong qua cảm giác của con người, chúng xuất hiện khi “Vật tự nó” tác động lên các giác quan của con người.

=>Như vậy cảm tính chỉ đem lại những kinh nghiệm ngẫu nhiên, đơn lẻ và chúng thuộc lĩnh vực hiện tượng luận, chỉ phản ánh hiện tượng chứ không phản ánh bản chất. Các kinh nghiệm này được xắp xếp theo trình tự không gian, thời gian nhất định. Cho nên không gian và thời gian chỉ là những hình thức chủ quan của cảm tính, nhờ chúng mà các kinh nghiệm mới được xắp xếp.

+ Giác tính: là một trong hai trình độ của tư duy trừu tượng, được nghiên cứu bởi bộ phận Phân tích tiên nghiệm của Lôgíc học. Hoạt động của phân tích nghiệm nhằm hệ thống hoá, phân loại, sắp xếp các phạm trù tiên nghiệm của giác tích có sự liên hệ, ràng buộc với nhau. Mặc dù Cantơ không tạo ra các phạm trù, nhưng ông đã sắp xếp chúng theo những trình tự nhất định và xem xét chúng một cách biện chứng. ông phân các phạm trù ra làm 4 nhóm , mỗi nhóm gồm 3 phạm trù (chính đề - phản đề - hợp đề), trong đó có hai phạm trù đối lập nhau, phạm trù thứ ba có liên hệ với cả hai phạm trù đầu, là sự kết hợp của chúng tạo nên:

Lượng: Thống nhất - Nhiều vẻ - Chỉnh thể.

Chất: Hiện thực - Phủ định - hạn chế.

Quan hệ: Phụ thuộc và độc lập - nguyên nhân và kết quả - tác động lẫn nhau.

Hình thái: Khả năng và không khả năng - tồn tại và không tồn tại - tất nhiên và ngẫu nhiên.

Theo Cantơ đây mới chỉ là hệ thống những phạm trù cơ bản mà từ đó có thể đi đến những phạm trù khác. Những phạm trù này chỉ là hình thức trống rỗng của tư duy, chưa có nội dung cụ thể. Cho nên cần đưa chúng trở về lĩnh vực kinh nghiệm để xắp xếp lại kinh nghiệm, nhờ đó mà phạm trù có nội dung và kinh nghiệm có tính hệ thống.

+ Lý tính thuần tuý: là trình độ thứ hai của tư duy trừu tượng, được nghiên cứu bởi bộ phận Biện chứng tiên nghiệm của Lôgíc học. Biện chứng tiên nghiệm hoạt động trong lý tính thuần tuý đưa con người đến các mâu thuẫn (antinômia). Những mâu thuẫn trên, theo Cantơ xuất hiện một cách tất yếu, gắn liền với bản chất của lý tính. Ở đây Cantơ đã dự đoán về bản chất biện chứng của tư duy con người. Ông chỉ ra 4 cặp antinôia, mỗi cặp có hai vế đối lập mà người ta có thể chứng minh như nhau cả 2 vế đó:

Thế giới là hữu hạn – thế giới vô hạn trong không gian và thời gian. Các vật phức tạp được tạo nên từ cái đơn giản- không có gì là đơn giản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có tự do bên ngoài tất yếu – không có tự do.

Có thực thể tuyệt đối tất nhiên ( Thượng đế)- không có một thực thể tuyệt đối tất nhiên nào cả (không có Thượng đế) .

- Tuy nhiên do không hiểu được bản chất của mâu thuẫn là khách quan nên Cantơ cho rằng mâu thuẫn xuất hiện là do lý tính của con người muốn vươn tới nhận thức “ Vật tự nó” là cái không thể nhận thức được.

- Khi giải quyết các mâu thuẫn này, Cantơ cho rằng cả hai vế của chúng hoặc là cùng đúng, hoặc là cùng sai. Hai Antinomia đầu tiên được gọi là Antinomia toán học. Cả hai vế của chúng đều sai vì chúng bàn về các “Vật tự nó” – đó là cái không thể nhận thức, nên lí tính tất yếu mâu thuẫn với hiện thực. Hai Antinomia sau được gọi là Antinomia động lực học. Cả hai vế của chúng đều đúng trong những quan hệ khác nhau: Vế thứ nhất đúng trong quan hệ với “Vật tự nó”; vế thứ hai đúng trong khuôn khổ hiện tượng luận.

Như vậy có thể thấy quan niệm về mâu thuẫn của Cantơ có nhiều hạn chế: Thứ nhất, chỉ thừa nhận mâu thuẫn trong tư tưởng.

Thứ hai, Antinomia chưa thực sự là mâu thuẫn biện chứng vì các của chúng chưa liên hệ và chuyển hoá lẫn nhau.

Thứ ba, phương pháp giải quyết mâu thuẫn không đúng đắn.

Thứ tư, số lượng Antinomia còn rất hạn chế. Tuy nhiên công lao của Cantơ là ở chỗ Ông đã đặt vấn đề về tính biện chứng của lí tính, từ đó tạo tiền đề cho sự ra đời phép biện chứng của Hêghen.

c. Triết học thực tiễn của I. Cantơ

Nếu như triết học lí luận có nhiệm vụ làm rõ khả năng nhận thức của con người, trả lời câu hỏi “Tôi có thể biết được cái gì” thì triết học thực tiễn lại nghiên cứu các nguyên lí hoạt động thực tiễn của con người (đạo đức, chính trị, pháp quyền), trả lời câu hỏi “tôi cần phải làm gì?”. Triết học thực tiễn của Cantơ được thể hiện ở hai lĩnh

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 41 - 44)