- Người lập ra Viện hàm lân (trường Đại học tổng hợp đầu tiên ở châu Âu, khoảng 388 – 380 TCN).
- Học trò của Xôcrát (nhà triết học duy lí, duy tâm chủ nghĩa).
- Bị bắt và bán thành nô lệ; một trong những bộ óc bách khoa Hy Lạp – là linh hồn của nền văn hóa Hi lạp cổ đại.
-Triết học của ông là hệ thống triết học duy tâm khách quan. Học thuyết của ông dựa trên 3 nguồn gốc (Lý luận về cái phổ biến trong triết học Xôcrát; Lý luận về “tồn tại” duy nhất bất biến của triết học Êlê, Xê -nô-phan; Lý luận về con số của Pitago).
1. Bản thể luận:
- Platôn là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy tâm khách quan, đấu tranh chống lại CNDV đương thời (>< với đường lối duy vật của Đêmôcrít).
-> tư tưởng triết học chịu ảnh hưởng sâu sâu sắc yếu tố duy tâm trong triết học Pitago và Xôcrát ->vì vậy ông xem nhẹ vai trò của nhận thức, của khái niệm ->từ đó ông chia thế giới thành 2 loại:
+Thế giới cảu những khái niệm ->là thế giới tồn tại chân thực, bất biến, vĩnh viễn, là cơ sở tồn tại của các sự vật cảm tính.
+Thế giới của những sự vật cảm tính ->là thế giới tồn tại không chân thực, thường xuyên biến đổi, là cái bóng của khái niệm.
C/m: Để minh hoạ cho quan niệm thế giới các sự vật cảm tính được sinh ra từ thế giới các ý niệm như thế nào, Platôn đã đưa ra ví dụ "Hang động" như sau: Ở ngoài cửa của một cái hang tối có một đoàn người đi qua; ánh sáng mặt trời chiếu vào cửa hang làm cho bóng của đoàn người được in lên vách đá. Nếu nhìn lên vách hang bên trong, người ta sẽ thấy những bóng người đi qua. Những bóng này chỉ là hình ảnh của đoàn người, chứ không phải bản thân đoàn người. Thế giới các sự vật cảm tính cũng vậy, nó chỉ là cái bóng của ý niệm đã có từ trước mà thôi.
=> Như vậy, khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, Platôn cho rằng ý niệm là cái có trước, là nguyên nhân, là bản chất của sự vật. Còn sự vật chỉ là cái có sau, là cái bắt chước, cái mô phỏng, là bản sao của ý niệm.
2. Nhận thức luận:
Linh hồn con người thuộc về thế giới ý niệm cho nên linh hồn là bất tử, nó chỉ tạm thời cư trú trong cơ thể con người. Khi linh hồn bị giam hãm trong thể xác thì nó sẽ bị lãng quên, cho nên nhận thức là quá trình hồi tưởng của linh hồn bất tử. Nhận thức của con người gồm hai loại là cảm tính và lý tính, trong đó lý tính là có trước và là sự nhận thức về ý niệm nên có khả năng đem lại chân lý, còn cảm tính có sau và chỉ đem lại những tri thức hư ảo về cái bóng của các ý niệm.
3. Tư tưởng chính trị - xã hội:
Platôn phê phán các kiểu nhà nước trong lịch sử như nhà nước của vua chúa -> xây dựng trên khát vọng làm giầu, ham danh vọng đưa đến chiến tranh; nhà nước quân phiệt của một số ít người giầu có, áp bức số đông -> đưa đến tội ác; nhà nước dân chủ -> đem lại quyền lực cho số đông, đó là 1 nhà nước tồi tệ.
Platôn nêu lên mô hình một nhà nước mà ông cho là lý tưởng – đó là nhà nước cộng hòa. Trong nhà nước đó không còn có gia đình và sở hữu tư nhân. Các thành viên của xã hội được phân ra thành ba đẳng cấp: Các nhà triết học lãnh đạo nhà nước, các vệ sỹ bảo vệ nhà nước, những người tự do làm việc để tạo ra của cải cho nhà nước, nô lệ không được coi là con người.
=> Quan niệm về một nhà nước lý tưởng trên đây của Platôn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Một mặt, ông muốn xoá bỏ tư hữu, mặt khác, ông lại chủ trương duy trì sự bất bình đẳng giữa các hạng người. Một mặt, ông đề cao hình thức cộng hoà, mặt khác ông lại ra sức bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô quý tộc, chống lại nhà nước dân chủ Aten - nhà nước mà ông coi là lý tưởng, thực chất chỉ là sự biện hộ cho giai cấp chủ nô quý tộc. Đúng như nhận xét của Mác - nó chỉ là lý tưởng hoá chế độ đẳng cấp của Aicập vào Aten mà thôi.