Chủ nghĩa duy vật nhân bản

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 51 - 52)

- Yếu tố tư biện: Là sự thống nhất của hai yếu tố trên, đồng thời là kết quả phát triển của chúng Chỉ ở đây phép biện chứng mới đạt đến trạng thái chín muồi, khi mà

a.Chủ nghĩa duy vật nhân bản

- Ông là một nhà duy vật siêu hình. Chủ nghĩa duy vật của ông xuất phát từ vấn đề con người nên được gọi là CN duy vật nhân bản. Ông có công lớn trong việc phê phán CN duy tâm của Hêghen với tuyên bố “Triết học của Hêghen là chỗ dựa cuối cùng, chỗ ẩn náu cuối cùng của thần học”. Tuy nhiên Ông phê phán triết học của Hêghen theo xu hướng phủ định sạch trơn, theo như cách nói của Ăngghen thì Phoiơbắc đã vứt bỏ triết học của Hêghen, giống như người ta hất bỏ đi chậu nước bẩn, nhưng đã quên mất việc giữ lại đứa trẻ đang tắm trong đó.

- Phoiơbắc phê phán quan niệm duy tâm và trừu tượng của Hêghen về con người, coi con người chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là con người chung chung. Ông chỉ ra rằng con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của tự nhiên; nhận thức con người là chiếc chìa khoá để nhận thức thế giới. Con người là những thực thể sống

quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa cơ thể và trí tuệ đó là: tồn tại (cơ thể) - chủ thể; tư duy - thuộc tính.

- Ông cho rằng toàn bộ suy nghĩ của con người phụ thuộc vào cơ thể và hoàn cảnh sống của họ. Theo Ông, con người ta khi sống trong lâu đài thì suy nghĩ khác so với khi sống trong túp lều tranh, bởi vì một khi vì đói nghèo mà trong cơ thể anh không có chất cho tiêu hoá thì trong đầu óc anh cũng không có chất cho đạo đức…

- Tuy có quan niệm duy vật về con người nhưng vẫn mang tính trừu tượng, chung chung, phi lịch sử, phi giai cấp, phi dân tộc ->Ông đã không thấy được bản chất xã hội của con người.

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 51 - 52)