TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 36 - 40)

Nội dung 2: TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

B. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI

I. Điều kiện ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Cận Đại (Thế kỷ XVII - XVIII).

- Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới.

- Vào thế kỷ XVII, XVIII chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Tây Âu, cách mạng tư sản đã nổ ra và giành được thắng lợi ở nhiều nước: Hà Lan, Anh, Italia, áo, Pháp... mà triệt để nhất là cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Đây cũng là thời kì PTSX TBCN được xác lập và trở thành PTSX thống trị Tây Âu -> Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, hình thành nên các khoa học độc lập: Cơ học, Vật lý học, Toán học, Hoá học, Sinh học... Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình.

2. Đặc điểm triết học.

- Triết học Tây Âu thời kỳ Cận đại là thế giới quan của giai cấp tư sản mới, một giai cấp cách mạng đang đấu tranh chống lại giới quý tộc phản động và nhà thờ Cơ đốc giáo cho nên nó được đặc trưng bởi chủ nghĩa duy vật tiến bộ.

- Bên cạnh đó sự phản kháng của nhà thờ Cơ đốc giáo và sự dung hoà về lợi ích của 2 giai cấp địa chủ và tư sản trong những cuộc cách mạng thiếu triệt để ở Anh, Hà Lan làm cho chủ nghĩa duy tâm và các hình thức tự nhiên thần luận hay phiếm thần luận tiếp tục tồn tại.

- Ngoài vấn đề bản thể luận triết học thời kỳ này đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhận thức luận, vấn đề phương pháp nhận thức được ưu tiên phát triển làm xuất hiện các đường lối duy cảm và duy lý. Phương pháp siêu hình dần dần thắng thế phương pháp tư biện duy lý thời trung cổ.

II. MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU

1. PHRANXI BÊCƠN (1561 - 1626) - >Nhà triết học người Anh, người đã đặt nền móng cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật siêu hình.

a. Quan niệm về vai trò, nhiệm vụ của triết học và khoa học.

- Ông coi việc phát triển triết học và khoa học là nền tảng cho việc canh tân đất nước, là cơ sở lý luận cho công cuộc xây dựng và phồn thịnh đất nước, phát triển kinh tế, xoá bỏ bất công và tệ nạn xã hội.

- Ông cho rằng triết học là tổng thể các tri thức lý luận của con người về thượng đế, về giới tự nhiên và về bản thân con người, cho nên ông chia triết học ra thành 3 học thuyết: (1. Học thuyết về thượng đế, nghiên cứu khoa học về thần học và tự nhiên để vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó; 2. Học thuyết về tự nhiên (đồng nhất với các khoa học tự nhiên); 3. Học thuyết về con người (nhân bản học).

- Ông coi nhiệm vụ của triết học là cải tạo lại toàn bộ các tri thức mà con người đạt được trước đó; “nắm bắt trật tự của giới tự nhiên”; tái tạo lại trong trí tuệ con người kiểu mẫu của thế giới như là nó vốn có, chứ không phải như là cái mà tư duy tưởng tượng ra; lấy hiệu quả của sang chế thực tiễn để kiểm nghiệm tính chân thực của triết học.

b. Bản thể luận triết học của Ph. Bêcơn

- Bản thể luận triết học của Ph. Bêcơn ->chịu ảnh hưởng bởi quan niệm của Anaxago về “hạt giống” (Hô-mê-ô-mê-ri), nguyên tử luận của Đêmôcrit, học thuyết về hình dạng của Arixtốt. Ông cho rằng tồn tại của thế giới vật chất là khách quan, khoa học không thể biết gì ngoài thế giới vật chất.

- Ông cho rằng các sự vật được bắt nguồn từ 2 nguyên nhân là “hình dạng” và

“tự nhiên”, trong đó “hình dạng” là bản chất đa dạng của các sự vật, còn “tự nhiên” là nguyên nhân vật chất thống nhất của chúng. Như vậy vật chất là sự thống nhất giữa

“hình dạng” và “tự nhiên”, nó vừa đa dạng lại vừa thống nhất.

- Ông cho rằng vật chất luôn luôn gắn liền với vận động. Nhận thức vật chất chính là nhận thức vận động của chúng. Ông chia vận động ra thành 19 hình thức, cả 19 hình thức đó đều là vận động cơ học nhưng ông đã rất đúng đắn khi coi đứng im là một hình thức vận động.

- Ông coi linh hồn cũng giống như một vật thể như lửa hay không khí, nó tồn tại trong đầu óc con người và vận động theo các dây thần kinh (duy vật tầm thường).

=>Như vậy Ph. Bêcơn đi theo đường lối duy vật siêu hình.

c. Nhận thức luận của Ph. Bêcơn

- Đường lối nhận thức của Ph. Bêcơn là chủ nghĩa duy cảm. Ông cho rằng không có tri thức tiên nghiệm mà mọi tri thức đều phải bắt nguồn từ kinh nghiệm, lý tính có nhiệm vụ chế biến kinh nghiệm thành hệ thống. Là nhà khoa học thực nghiệm nên Ph. Bêcơn đặc biệt quan tâm đến vấn đề phương pháp nhận thức. Ông đã tiến hành phê phán phương pháp tư duy tư biện của chủ nghĩa kinh viện, chỉ ra những sai lầm thường mắc của phương pháp này. Để đi đến chân lý con người phải kiên quyết từ bỏ các “ảo tượng” của nhận thức. Có 4 loại “ảo tưởng” đưa người ta đến sai lầm về nhận thức là: “ảo tượng chủng tộc”, “ảo tượng công cộng”, “ảo tượng hang động”, “ảo tượng rạp hát”.

- Ông ví phương pháp kinh nghiệm là phương pháp con kiến, tức là lượm lặt nhỏ mọn mà không biết khái quát. Ông gọi phương pháp kinh viện là phương pháp con nhện, chỉ vội vã chăng những cái mạng không chắc chắn.

- Ông cho rằng phương pháp khoa học phải là phương pháp con ong, từ nhụy hoa mà chế biến ra mật ngọt. Bêcơn đề xuất phương pháp quy nạp loại trừ với ba bước cơ bản: một là, thu thập các dữ liệu; hai là, lập bảng so sánh các dữ liệu; ba là, quy nạp loại trừ để tìm ra quan hệ nhân quả -> đường lối nhận thức của Bêcơn là đường lối duy giáp vì vẫn mang nặng tính nghiệm.

- Ông thừa nhận thuyết hai chân lý, cho rằng khoa học và thần học không nên can thiệp vào công việc của nhau.

d. Tư tưởng chính trị - xã hội của Ph. Bêcơn

- Ông ủng hộ việc xây dựng một nhà nước tập quyền hùng mạnh, bảo vệ lợi ích phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, chống đặc quyền của bọn quý tộc. Ông cho rằng phát triển công nghiệp và thương nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhất đối với xã hội. Ông phản đối đấu tranh của quần chúng, chủ trương phát triển xã hội bằng giáo dục và khoa học. Ông mong muốn dân tộc Anh thống trị các dân tộc khác.

2. GIOOCGIƠ BECCLI (1685 - 1753) -> Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

- Ông là một linh mục người Anh, một nhà duy tâm chủ quan. Theo đường lối duy danh, ông cho rằng khái niệm vật chất chỉ là một tên gọi trống rỗng, chỉ có những sự vật đơn lẻ mới tồn tại thực. Nhưng sự vật không tồn tại khách quan mà chỉ là phức tạp các cảm giác, từ đó ông tuyên bố: tồn tại tức là được tôi cảm giác. Để tránh lập trường duy ngã phi lý (tôi mở mắt ra là thế giới xuất hiện, tôi nhắm mắt lại thì thế giới tan biến) ông đã thừa nhận sự tồn tại của nhiều chủ thể cảm giác và chúa là nguồn gốc cho cảm giác của tất cả các chủ thể.

- Ông phủ nhận chân lí khách quan. Ông cho rằng chân lí không phải ở sự phù hợp của tri thức với cỏc sự vật bờn ngoài, mà ở tớnh rừ ràng của cỏc tri giỏc cảm tớnh;

ở sự giống nhau của ý kiến nhiều người; ở sự đơn giản và rễ hiểu của các quan niệm;

ở sự tuân theo ý Chúa…

3. RÊNE ĐÊCÁCTƠ (1596 - 1650) – René Descartes

Ông là nhà toán học, khoa học, nhà triết học người Pháp. Tư tưởng của ông được trình bày thành 2 phần là “vật lý học” và “siêu hình học”-> "Đêcáctơ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học" Tây Âu cận đại.

a. Quan niệm của R. Đêcáctơ về bản chất của triết học

- Ông cho rằng có thể hiểu triết học theo nghĩa rộng – đó là toàn bộ tri thức mà con người đã đạt được về nhiều lĩnh vực khác nhau, đem lại lợi ích thiết thực và trực tiếp cho cuộc sống con người; hoặc theo nghĩa hẹp đó là siêu hình học, là nền tảng của thế giới quan, phục vụ gián tiếp cho con người chủ yếu thông qua các khoa học khác. Ông cho rằng trình độ của tư duy triết học là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự thông thái của con người và sự ưu việt của dân tộc này so với dân tộc khác. Theo Ông, nhiệm vụ của triết học là xây dựng những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản làm cơ sở cho sự phát triển của các khoa học, giúp con người làm chủ giới tự nhiên.

b. Bản thể luận triết học của R. Đêcáctơ

- Trong “Vật lý học” ông thể hiện lập trường duy vật, cho rằng tự nhiên là một khối thống nhất được tạo nên từ các hạt nhỏ có quảng tính và luôn vận động. Về nguyên tắc vật chất có thể phân chia vô tận.

- Ông cho rằng không có không gian và thời gian rỗng, đó chỉ là thuộc tính gắng liền với vật chất. Vận động là bất diệt, nhưng ông mới chỉ biết về vận động cơ học.

- Ông đưa ra giả thuyết “lốc xoáy” để lý giải về sự hình thành vũ trụ, theo đó vật chất lúc đầu tồn tại ở trạng thái đồng loại và chuyển động không ngừng theo chiều xoáy như những cơn lốc, nhờ đó các vật hạt nặng tụ lại thành đất, đá; các hạt nhẹ tản ra thành lửa, không khí…

- Trong “Siêu hình học” ông thể hiện lập trường nhị nguyên, thừa nhận hai thực thể độc lập là vật chất và tinh thần. Đặc trưng của thực thể vật chất là quảng tính; đặc trưng của thực thể tinh thần là có tư duy. Nhưng Ông lại cho rằng cả hai đều chịu sự chi phối bởi thượng đế (duy tâm).

c. Nhận thức luận của R. Đêcáctơ

- Về nhận thức luận, Đêcáctơ theo đường lối duy lý, đấu tranh chống CN kinh viện. Cơ sở xuất phát của nhận thức là nguyên tắc “nghi ngờ”. Ông cho rằng cần phải nghi ngờ tính đúng đắn của mọi tri thức có trước, nhưng không thể nghi ngờ rằng mình đang nghi ngờ, mà nghi ngờ là suy nghĩ, từ đó ông nêu luận đề duy lý: “tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại”.

- Theo ông, tri thức của con người bắt nguồn từ ba nguồn gốc: những tri thức có nguồn gốc khách quan (tri thức về khối lượng); có tri thức mang nguồn gốc chủ quan (tri thức về cái đẹp); có những tri thức bẩm sinh (tiên đề toán học).

Ông đề xuất phương pháp nhận thức duy lý gồm 4 nguyên tắc: 1) Chỉ thừa nhận là chõn lý những gỡ là hiển nhiờn, rừ ràng, rành mạch, khụng gợi nghi ngờ; 2) Phõn chia sự vật ra thành bộ phận để xem xét từng bộ phận; 3) Nhận thức phải đi từ những cái đơn giản đến những cái phức tạp; 4) Xem xét tất cả các mặt, các bộ phận không

* Các nhà Chủ nghĩa duy vật Pháp TK XVIII

CN duy vật Pháp là sự chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794). Triết học thời kỳ này được gọi là triết học Khai sáng.

A. ĐÊNI ĐIĐRÔ (1713 - 1784) -> đại biểu phái khai sáng Pháp, là người tổ

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w