Các triết gia tiêu biểu.

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 35 - 37)

1. NICÔLAI CÔPECNÍC (475 - 1543)

- Côpécnic là nhà thiên văn học, nhà triết học nổi tiếng người Balan. Ông là người đã khởi xướng thuyết Nhật tâm (mặt trời là trung tâm của vũ trụ) giáng một đòn chí tử vào thuyết địa tâm (trái đất là trung tâm của vũ trụ) - nền tảng thế giới quan của nhà thờ Kitô giáo.

- Trong các tác phẩm khoa học của mình, Côpécnic đã chứng minh rằng: trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Trái đất không phải là đứng im mà luôn vận động quanh mặt trời và tự quay xung quanh trục của nó. Sự tự quay của trái đất xung quanh trục của mình được ông lý giải bằng sự thay đổi ngày và đêm. Mặt trăng với ông là vệ tinh của trái đất, quay xung quanh trái đất. Thuyết Nhật tâm của Côpécnic có ý nghĩa hết sức to lớn, nó đã vượt ra khuôn khổ của thiên văn học và đã góp phần củng cố thế giới quan duy vật -> Đóng góp của ông được coi là "một cuộc cách mạng trên trời".

2. BRUNÔ (1548 - 1600)

- Ông là nhà thiên học nổi tiếng người Ialia, bảo vệ thuyết nhật tâm và bổ sung thêm là có vô số thế giới giống như hệ mặt trời. Trái đất chỉ là một hành tinh, giống như vô số các hành tinh khác.

- Ông đồng nhất thượng đế với giới tự nhiên, cho rằng nó là cái duy nhất, bất biến. Mọi sự vật đều là biểu hiện cụ thể của cái duy nhất và chúng luôn luôn biến đổi.

- Ông chứng minh cho tính thống nhất của thế giới, cho rằng "Mọi vật đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất thảy mọi vật. Chúng ta ở trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong chúng ta". Theo Ông mọi cái đều liên hệ với nhau và đều vận động; các mặt đối lập phù hợp và chuyển hoá lẫn nhau: cái tối thiểu và cái tối đa, cái nhỏ nhất và cái lớn nhất, cái độc hại và cái bổ dưỡng, tình yêu và căm thù...

- Ông coi nhận thức là quá trình biện chứng gồm 3 giai đoạn là cảm tính, lí trí và trí tuệ. Vì quan điểm duy vật và chống giáo hội mà ông đã bị kết án thiêu trên giàn lửa.

3. GALILE (1564 - 1642)

Ông người Italia, tiếp tục những quan niệm duy vật tiến bộ của thuyết Nhật tâm. Ông chỉ ra rằng thế giới vật chất là vô tận, không có đầu, không có cuối và bất diệt. Ông đi theo thuyết hai chân lí, cho rằng kinh thánh dạy cho người ta nhiều điều hay lẽ phải nhưng khoa học mới giúp cho người ta nắm bắt được bản chất của thế giới. Vì những quan điểm tiến bộ của mình ông bị toà án giáo hội kết án bỏ tù đến chết.

B.TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI.

I. Điều kiện ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Cận Đại (Thế kỷ XVII - XVIII).

- Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới.

- Vào thế kỷ XVII, XVIII chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Tây Âu, cách mạng tư sản đã nổ ra và giành được thắng lợi ở nhiều nước: Hà Lan, Anh, Italia, áo, Pháp... mà triệt để nhất là cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Đây cũng là thời kì PTSX TBCN được xác lập và trở thành PTSX thống trị Tây Âu -> Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, hình thành nên các khoa học độc lập: Cơ học, Vật lý học, Toán học, Hoá học, Sinh học... Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình.

2. Đặc điểm triết học.

- Triết học Tây Âu thời kỳ Cận đại là thế giới quan của giai cấp tư sản mới, một giai cấp cách mạng đang đấu tranh chống lại giới quý tộc phản động và nhà thờ Cơ đốc giáo cho nên nó được đặc trưng bởi chủ nghĩa duy vật tiến bộ.

- Bên cạnh đó sự phản kháng của nhà thờ Cơ đốc giáo và sự dung hoà về lợi ích của 2 giai cấp địa chủ và tư sản trong những cuộc cách mạng thiếu triệt để ở Anh, Hà Lan làm cho chủ nghĩa duy tâm và các hình thức tự nhiên thần luận hay phiếm thần luận tiếp tục tồn tại.

- Ngoài vấn đề bản thể luận triết học thời kỳ này đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhận thức luận, vấn đề phương pháp nhận thức được ưu tiên phát triển làm xuất hiện các đường lối duy cảm và duy lý. Phương pháp siêu hình dần dần thắng thế phương pháp tư biện duy lý thời trung cổ.

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w