NX CỐT (1265 1308)

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 34 - 35)

- Ông là người Anh, theo đường lối duy danh và thuyết hai chân lý. Ông cho rằng đối tượng của thần học là thượng đế còn đối tượng của triết học là giới tự nhiên nhưng lại đặt trí tuệ thấp hơn lòng tin vì cho rằng trí tuệ không thể nhận thức được thượng đế vì thượng đế là hình thức phi vật thể.

- Ông cho rằng cái chung tồn tại trong cái riêng như là bản chất của nó và tồn tại sau cái riêng như là sự khái quát của chúng.

Nội dung 4: LỊCH SỬ TH TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG, CẬN ĐẠI A. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG. (Thế kỷ XV -XVI)

I. Điều kiện ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Phục Hưng. 1.Điều kiện ra đời.

- Thế kỷ XV-XVI được gọi là thời phục hưng với ý nghĩa là phục hưng nền văn hoá cổ đại. Về mặt xã hội đây là thời kỳ quá độ từ chế độ PK ->TBCN. Nền sản xuất TBCN bắt đầu hình thành dưới hình thức công trường thủ công; máy móc bắt đầu xuất hiện: máy hơi nước, máy kéo sợi, máy dệt, tàu thuỷ...

- Cuộc đấu tranh của nông dân và thợ thủ công nổ ra nhằm giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào địa chủ và thuế khoá nặng nề. Cuộc đấu tranh này được giai cấp tư sản mới hậu thuẫn, tuy nhiên giai cấp này vẫn còn non yếu.

- Khoa học thực nghiệm bắt đầu nảy nở và phát triển: thiên văn học, toán học, cơ học, vật lí học, sinh học... làm phôi phục lại chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm tôn giáo.

2. Đặc điểm triết học.

- Các yếu tố duy vật và duy tâm, vô thần và hữu thần đan xen vào nhau, chủ nghĩa duy vật, vô thần biểu hiện dưới cái vỏ phiếm thần hay tự nhiên thần luận.

- Triết học đề cao sức mạnh con người, đấu tranh cho sự giải phóng con người, tư tưởng nhân đạo phát triển.

- Một số học thuyết triết học tìm cách khôi phục những tư tưởng biện chứng cổ đại nhưng yếu tố siêu hình vẫn là nổi trội, nhất là giai đoạn cuối thời phục hưng, là vũ khí lí luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và giáo hội.

- Các nhà triết học tiên tiến đã bắt đầu mơ ước về một xã hội bình đẳng - chủ nghĩa xã hội không tưởng (Tômat Morơ, Cămpanela).

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 34 - 35)