MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU A ÔGUÝTXTANH (354-430)

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 32 - 34)

A. ÔGUÝTXTANH (354-430)

- Ông sinh ở Taglít (Bắc Phi), nay thuộc Angiêri; là giáo chủ, nhà văn, nhà triết học. Ông viết một loạt tác phẩm: "Sự thú tội", "Về thành đô của Thượng đế", "Về những tà đạo", "Về sự bất tử của linh hồn", "Chống các nhà hàn lâm viện" …

- Tư tưởng cơ bản trong học thuyết triết học của ông là: Toàn bộ thế giới là do Thượng đế sáng tạo ra và được nhận thức bởi thượng đế. Thượng đế có sức mạnh vạn năng, có quyền lực tuyệt đối; thượng đế là "Bác sĩ của trái tim mình". Ý chí của con người là tự do, song nằm trong giới hạn tiền định của Thượng đế; quá trình nhận thức của con người là quá trình nhận thức của Thượng đế. Thượng đế là chân lý tối cao.

Theo Ôguýtxtanh, chỉ có ơn huệ tối cao của "Thượng đế, mà đại biểu trên trái đất là giáo hội mới cứu vớt được đời sống tương lai. Bởi vì, toàn bộ lịch sử là cuộc đấu tranh giữa những người theo thần linh để củng cố "Thành phố thần thánh" và những người theo quỷ dữ để tổ chức ra "thành phố trần gian". Vì vậy phải có uy thế của quyền lực tinh thần đối với quyền lực thế tục, cần có uy quyền thế giới của giáo hội.

Ôguýtxtanh cho rằng: Đời sống trần gian là "tội lỗi" và tạm thời; còn đời sống hạnh phúc "vĩnh hằng" là thế giới bên kia mỗi; con người là kẻ bộ hành tạm thời trên trái đất. Giới tự nhiên, vật chất là đáng khinh bỉ; người ta càng chóng thoát khỏi xiềng xích của nó thì càng chóng đạt tới hạnh phúc.

Tuy nhiên, trong quan điểm triết học của Ôguýtxtanh cũng bộc lộ những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Một mặt, ông thừa nhận Thượng đế sáng tạo ra tất cả; nhưng mặt khác ông lại cho rằng "không có Thượng đế trong các sự vật cảm biết". Thí dụ, khi quan sát giới tự nhiên thấy vẻ đẹp của thân thể, sự rực rỡ của ánh sáng, sự dịu dàng của âm điệu, mùi thơm của hoa lá v.v. ông cho rằng nó không được đánh giá bởi Thượng đế. Ôguýtxtanh cũng gặp phải mâu thuẫn không giải quyết được từ lập trường tôn giáo về vấn đề tự do ý chí của con người. Nếu thừa nhận con người không có tự do ý chí thì có nghĩa là con người vô tội và trong sạch. Vì vậy, ông đi đến khẳng định: ý chí của con người là tự do, nhưng chỉ trong giới hạn tiền định của Thượng đế.

- Về lý luận nhận thức, Ôguýtxtanh gắn liền với thần học. Ông cho rằng quá trình nhận thức của con người là quá trình nhận thức Thượng đế. Và nhận thức Thượng đế chỉ đạt được bởi lòng tin tôn giáo. Cho nên cần phải tin để mà hiểu và cần phải hiểu để mà tin. Khi giải quyết vấn đề chân lý, ông cho rằng con người không cần đi khỏi tâm hồn mình; trong tâm hồn con người đã chỉ ra chân lý tối cao và từ chân lý tối cao mà nảy sinh ra mọi chân lý. Thượng đế là chân lý tối cao.

=>Tóm lại, Ôguýtxtanh là nhà triết học ra sức bảo vệ tôn giáo, chống khoa học và triết học duy vật.

B. TOMAT ĐACANH (1225 - 1274)

- Sinh ở Italia, là nhà thần học, nhà triết học kinh viện nổi tiếng; Ngoài ra ông còn nghiên cứu những vấn đề pháp quyền đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế. Triết học của ông được đạo Thiên chúa coi là triết học duy nhất đúng đắn và lấy làm hệ tư tưởng của mình.

- Tômát Đacanh coi đối tượng của triết học là nghiên cứu "chân lý của lý trí", còn đối tượng của thần học là nghiên cứu "chân lý của lòng tin tôn giáo”. Giữa triết học và thần học không có mâu thuẫn, vì Thượng đế là khách thể cuối cùng của triết học và thần học, nhưng triết học thấp hơn thần học, giống như lý trí con người thấp

- Trong những tác của mình, Tômát Đacanh đã nêu lên học thuyết về bản chất và tồn tại. Sự tồn tại của Thượng đế đã được chứng minh trên cơ sở tồn tại của thế giới vật chất do Thượng đế sáng tạo ra. Theo ông, giới tự nhiên và trật tự của nó, sự phong phú và hoàn thiện của nó đều do trời tạo ra "từ hư vô", đều được quyết định bởi sự thông minh của trời. Mọi cái trên thế giới đều sắp xếp theo các bậc thang tôn ty trật tự, bắt đầu các sự vật không có linh hồn, tiến qua con người tới các thiên thần, các thánh, và sau cùng đến bản thân chúa trời. Mỗi bậc ở dưới đều cố gắng đạt tới bậc trên; còn toàn bộ hệ thống thì mong muốn tiến tới chúa trời. Do đó chúa trời, Thượng đế là mục đích tối cao, là "quy luật” vĩnh cửu đứng trên mọi cái, thống trị mọi cái, là hình thức thuần tuý tước bỏ vật chất, là nguyên nhân tác động cuối cùng của thế giới. Con người cũng do Chúa trời tạo ra "theo hình dáng của mình", sống trên trái đất - trung tâm của vũ trụ. Mọi cái trong tự nhiên đều thích ứng với con người như thế nào là do chúa trời quy định. Tômát Đacanh còn khẳng định rằng: Đẳng cấp của mỗi người trong xã hội là do trời sắp đặt, nếu người nào vươn lên cao hơn đẳng cấp của mình là có tội. Chính quyền, nhà vua là do "ý trời", thân xác con người phải phục tùng chính quyền nhà vua. Còn quyền lực tối cao bao trùm hết thảy thuộc về giáo hội.

- Về lý luận nhận thức, Tômát Đacanh cho rằng nhận thức diễn ra trong chủ thể nhờ tiếp thu ở khách thể những gì giống với chủ thể, chứ không phải mọi tồn tại của khách thể đều được tiếp thu; đó là hình ảnh của sự vật, chứ không phải bản thân sự vật. Ông đã chia "hình dạng" thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính, trong đó hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính. Bởi vì, nhờ nó ta mới biết được cái chung chứa đựng nhiều thực thể riêng biệt, còn hình dạng cảm tính cũng có vai trò quan trọng, bởi vì, nhờ nó cảm giác trở nên cảm thụ tích cực.

=>Như vậy, lý luận nhận thức của Tômát Đacanh áp dụng học thuyết về "hình dạng" của Arixtốt; là một bước tiến trong triết học kinh viện Trung cổ. Tuy nhiên, nó chỉ khôi phục về hình thức học thuyết của Arixtốt, chứ nó không lấy cái sinh khí, cái sống động, sự tìm tòi chân lý trong học thuyết của Arixtốt.

- Về quan điểm chính trị - xã hội, ông tuyên truyền cho sự thống trị của nhà thờ đối với xã hội và coi cuộc sống trần gian là sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai ở thế giới bên kia.

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 32 - 34)