MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU.

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 25 - 28)

1. HÊRACLIT (520 – 460TCN) ->người sáng lập ra phép biện chứng cổ đại.

a. Bản thể luận: ->cho rằng lửa là bản nguyên của thế giới: “Tất cả đều trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả như vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàngvới lửa và lửa trao đổi với tất cả như vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng

- Ông cho rằng: “Thế giới không do thần thánh hay con người tạo ra nhưng nó mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những cái đang cháy và mức độ của những cái đang lụi tàn” .

- Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới: “Thế giới chỉ là 1 ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt ngày đêm”. Các hiện tượng tự nhiên như: nắng, mưa, các mùa,... theo ông, không phải những hiện tượng thần bí mà những trạng thái khác nhau của lửa.

- Ông quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất. Theo Hêraclit không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại, tất cả đều ở trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại. Ông nói: “Nước sinh ra từ cái chết của đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh ra từ cái chết của không khí” và ngược lại; “chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông vì nước mới không ngừng chảy trên sông”; “ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một mới”.

- Hêraclit đã nêu lên tư tưởng về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật hiện tượng: “Cùng một cái ở trong chúng ta: sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già, vì rằng cái này biến đổi thì thành cái kia và ngược lại”, “từ mọi vật sinh ra duy nhất, từ duy nhất sinh ra mọi vật”, “mọi vật sinh ra qua đấu tranh”, “bệnh tật làm cho sức khoẻ quý hơn, cái ác làm cho cái thiện cao quý hơn”. =>Như vậy, Hêraclit đã có phỏng đoán về sự phân đôi của một cái thống nhất thành những mặt đối lập, bài trừ nhau nhưng gắn liền với nhau về sự đấu tranh và thống nhất của những mặt đối lập ấy.

- Các sự vật biến đổi không tùy tiện mà có quy luật, tuân thủ logos của chúng. Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ. Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói và suy nghĩ của mọi người. Logos chủ quan phải phù hợp với logos khách quan nhưng nó biểu hiện ở từng người có khác nhau. Người nào càng tiến gần tới logos khách quan bao nhiêu thì càng thông thái bấy nhiêu.

b. Nhận thức luận và nhân bản học:

+ Về mặt nhận thức: ->cho rằng nhận thức cảm tính có vai trò rất quan trọng, vì nó đem lại cho ta sự hiểu biết xác thực và sinh động về các sự vật đơn lẻ. Tuy nhiên cảm tính không giúp con người nhận thức được logos của sự vật -> chỉ có lý tính mới đem lại sự hiểu biết về logos, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng này mà chỉ các nhà thông thái mới hiểu được logos.

+ Về nhân bản học: ->con người là sự thống nhất cả 2 mặt đối lập ẩm ước và lửa. Linh hồn của con người người là biểu hiện của lửa.

Lửa đưa con người đến điều thiện, làm cho con người trở nên hoàn hảo, lửa là thôi thúc ở trong tim để ngăn ngừa những cám dỗ (vì chống lại khoái cảm còn khó hơn chống lại sự giận dữ).

=>theo ông, hạnh phúc không phải là sự hưởng lạc về mặt thể xác thõa mãn dục vọng, mà ở chỗ phải biết vượt lên trên mình biết nói, biết suy nghĩ, hành động theo logos.

- Sinh trưởng trong một gia đình chủ nô dân chủ ở Ápđerơ (Hy Lạp). Ông đã đến Ai Cập, Ba Tư, Ấn Độ, nên đã có dịp tiếp xúc với nền văn hoá phương Đông cổ đại.

- Ông am hiểu toán học, vật lý học, sinh vật học cũng như mỹ học, ngôn ngữ học và âm nhạc ... Ông có đến 70 tác phẩm nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học nói trên. Ông được Mác và Ăng-ghen coi là bộ óc bách khoa đầu tiên của người Hy Lạp:

“Đêmôcrit đã điều khiển tư duy trên mọi lĩnh vực”.

- Đê-mô-crít là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật chất phác. Thuyết nguyên tử là cống hiến nổi bật của ông đối với chủ nghĩa duy vật. Ngoài ra, ông còn có nhiều đóng góp quý giá về lý luận nhận thức.

1. Bản thể luận: (thuyết nguyên tử)

- Kế thừa tư tưởng của Lơ xít và đã phát triển thuyết nguyên tử lên 1 trình độ cao hơn.

- Khởi nguyên của thế giới là nguyên tử, là cơ sở vật chất tạo nên vạn vật. Nguyên tử là những hạt vật chất nhỏ bé nhất, không chứa khoảng trống nào bên trong nên không thể phân chia, tồn tại vĩnh viễn và bất biến.

- Các nguyên tử giống nhau về chất, không màu sắc, mùi vị, âm thanh, chúng chỉ khác nhau về hình dạng.

- Nguyên tử khác nhau về trật tự và tư thế, cũng giống như các chữ cái: N ->Z; M ->W -> sự tồn tại đa dạng của các sự vật là do kết hợp đa dạng của các nguyên tử, do trật tự liên kết, do tư thế xoay đặt của các nguyên tử. Các nguyên tử cùng dạng kết hợp với nhau -> tạo nên bốn yếu tố vật chất là đất, nước, lửa và không khí. Các dạng nguyên tử khác nhau ->lại kết hợp với nhau để tạo nên các sự vật thì các sự vật lại luôn luôn vận động.

- Ngoài tồn tại còn có không tồn tại, đó là khoảng trống giữa các nguyên tử, là điều kiện cho sự vận động của vật chất. Khoảng trống đó là không gian.

2. Nhận thức luận:

- Lý luận nhận thức trong triết học của ông là 1 đóng góp quan trọng, là 1 bước đột phá mới của lí luận nhận thức của CNDV.

- Linh hồn của con người cũng được tạo nên từ các ngưyên tử -> đó là các nguyên tử hình cầu có tính linh động giống như lửa, luôn vận động để sinh ra nhiệt, nhờ đó mà đưa con người vào vận động.

- Chia nhân thức thành 2 dạng (cảm tính và lý tính -> có quan hệ chặt chẽ với nhau).

+ Nhận thức dựa vào cơ quan cảm giác (cảm tính) -> chỉ đem lại những tri thức mờ tối, không thấy được bản chất của sự vật.

+ Chỉ có lý tính mới đem lại cho con người chân lý, giúp cho con người hiểu về nguyên tử, về nguồn gốc và bản chất thế giới -> thấy được bản chất của SV (tin cậy hơn).

=> con người muốn nhận thức bản chất sự vật, thì không dừng lại ở nhận thức mờ tối. Ông thấy được vai trò quan trọng của nhận thức lí tính, nhưng không coi thường nhận thức cảm tính (vì nó là tiền đề cần thiết của nhận thức lí tính).

- Ông đề cao tri thức -> hạnh phúc nhất là làm chủ tri thức và kiểm soát được bản thân mình. Đỉnh cao hạnh phúc là trí tuệ.

3. Về chính trị: -> bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô, cho rằng thà nghèo mà dân chủ còn hơn giàu có mà chuyên chế. chủ còn hơn giàu có mà chuyên chế.

- Ông coi nhà nước là nền tảng xã hội -> nên kêu gọi phải trừng phạt nặng những kẻ xâm phạm pháp luật hoặc đạo đức. Ông coi nô lệ không phải là con người nên không có dân chủ đối với nô lệ.

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w