Quá trình hình thành và phát triển triết họcMác Lênin.

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 55 - 59)

1.Quá trình chuyển biến tư tưởng của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa (Giai đoạn trước 1844)

- Các Mác (5/5/1818 - 14/3/1883) sinh ra ở thành phố Tơrevơ tỉnh Ranh nước Đức, cha là luật sư, là tín đồ Kitô giáo. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 1835, ông theo học luật ở đại học Bon (1835 - 1836) và đại học tổng hợp Béclin (1836 - 1841). Tháng 4/1841 ông nhận bằng tiến sĩ triết học với đề tài: Sự khác nhau giừa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự nhiên của Êpiquya. Trong tác phẩm này Ông còn đứng trên lập trường duy tâm của Hêghen, coi sự phát triển tự ý thức của con người là động lực phát triển của lịch sử.

- Sự chuyển biến lập trường của Mác bắt đầu từ khi ông làm việc ở Báo Sông Ranh. Tháng 5/1842 ông là cộng tác viên của tờ báo này, tháng 10 năm đó ông trở thành biên tập viên của tờ báo và là linh hồn của nó, làm cho nó trở thành cơ quan ngôn luận của phái Dân chủ cách mạng. Chủ đề cơ bản của các bài báo của Ông là bảo vệ lợi ích của những người lao động. Những bài báo của C. Mác về chế độ kiểm duyệt, về chế độ đại diện phân chia đẳng cấp, về sự ức hiếp nông dân nghèo, về tình trạng bần cùng của nông dân, về tệ quan liêu của các công chức… đã làm cho chính quyền theo dõi, tờ báo bị kết tội tuyên truyền cách mạng và bị đóng cửa.

- 1/4/1843 tờ báo bị đóng cửa, Mác chuyển sang sống ở Croixơnắc. Thời gian ở đây Mác bắt đầu phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, phê phán chủ nghĩa duy tâm của ông ta và tiếp nhận một cách nồng nhiệt chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, nhưng ông cũng đã nhận ra những hạn chế siêu hình của nó. Cuối tháng 10/1843 Mác chuyển sang sống ở Pari và tại đó ông đã chuyển biến dứt khoát sang lập trường duy vật chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Điều đó được thể hiện rõ trong các bài báo in trên tạp chí Niên giám Pháp - Đức: “Bàn về vấn đề Do Thái”, “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, lời nói đầu”. Ở đó C. Mác đã hoàn toàn đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm, đấu tranh chống lại lãnh tụ của phái Hêghen trẻ Bruno Baue. Ông đã khẳng định vai trò quyết định của sản xuất vật chất, phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xoá bỏ tư hữu, làm cách mạng XHCN; Ông khẳng định

- Phriđrích Ăngghen (28/11/1820 - 5/8/1895) sinh ra ở thành phố Bácmen tỉnh Ranh, con một chủ xưởng dệt. Năm 1841 ông làm nghĩa vụ quân sự ở Béclin và bắt đầu tham gia dự thính các bài giảng triết học, làm quen với tác phẩm “Bản chất đạo Cơ đốc” của Phoiơbắc. Mùa thu năm 1842 ông sang làm ăn ở thành phố Manchextơ nước Anh. Trong gần hai năm đó ông đã có những chuyển biến căn bản về lập trường. Ông đã gửi đăng nhiều bài báo trên Niên giám Pháp - Đức như: “Bản thảo góp phần phê phán kinh tế - chính trị học”, “Tômát Cáclây”, “Quá khứ và hiện tại”... Ở đó Ph. Ăngghen đã đứmg trên lập trường CNXH phê phán sở hữu tư nhân, kết luận về vai trò lịch sử của giai cấp vô sản (độc lập với Mác). Tư tưởng này của Ông rất được Mác trân trọng, và theo Lênin đó là nguồn cổ vũ lớn lao cho Mác trong việc sáng tạo ra bộ “Tư bản”.

2.Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844 - 1848)

- Trong một loạt những tác phẩm được viết vào thời gian này Mác và Ăngghen đã đề xuất những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác với ba bộ phận hợp thành là Triết học (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử), Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa cộng sản khoa học.

Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844", Mác đã trình bày những nguyên lý xuất phát của CNDVBC và CNDVLS, áp dụng chúng vào việc nghiên cứu kinh tế - chính trị học, qua đó luận chứng cho thế giới quan cộng sản chủ nghĩa. Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm là thừa nhận vai trò quyết định của SXVC; cắt nghĩa vấn đề tha hoá bản chất con người thông qua lao động bị tha hoá và tìm con đường để khắc phục nó.

Tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh” (1845) của Ph. Ăngghen đã nghiên cứu về sự phát sinh, phát triển của giai cấp vô sản, tình cảnh của họ trong chủ nghĩa tư bản, vai trò của họ trong việc thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, từ đó kêu gọi phải đoàn kết họ thành một giai cấp thống nhất.

Tác phẩm “Gia đình thần thánh” do Mác và Ăngghen cùng viết tháng 2/1845 đã phê phán quan điểm duy tâm về lịch sử của anh em nhà Bauơ, chỉ ra tính vô căn cứ về lý luận của chủ nghĩa duy tâm nói chung. Trong tác phẩm này hai ông đã đề xuất một số nguyên lý của triết học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Đồng thời với tác phẩm này, Mác đã viết “Những luậncương về Phoiơbắc”, trong đó Ông chỉ rõ những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó về vấn đề con người, thực tiễn, chân lý, phép siêu hình qua đó đề xuất nguyên tắc thực tiễn trong triết học.

Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” được Mác và Ăngghen viết cuối năm 1845 đã thể hiện rõ một thế giới quan mới. Lần đầu tiên các ông khẳng định học thuyết của mình là Chủ nghĩa XH khoa học; trình bày tất cả các vấn đề của thế giới quan mới với ba bộ phận hợp thành; khẳng định sự đối lập hệ tư tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản.

- Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của Mác và Ăngghen về lý luận là sự tham gia tích cực của hai ông vào thực tiễn cách mạng của phong trào công nhân và thành lập các tổ chức cộng sản. Trong quá trình đó hai ông đã viết những tác phẩm quan trọng nhừm luận chứng cho thế giới quan mới của mình, đấu tranh chống những tư tưởng đối lập, truyền bá tư tưởng cách mạng trong phong trào công nhân.

Tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” (1847) của Mác, được viết nhằm trả lời cuốn “Triết học về sự khốn cùng” của Pruđông - kẻ theo lập trường vô chính phủ phản động. Lênin coi đây là tác phẩm đầu tiên chín muồi về chủ nghĩa XHKH. Mác đã chỉ ra tính không tưởng về kinh tế, tính siêu hình về phương pháp của Pruđông, qua đó phát triển những nguyên lý của ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác.

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848) được C. Mác và Ph. Ăngghen viết theo yêu cầu của tổ chức Đồng minh những người cộng sản. Đây là tác phẩm có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác, trong đó chủ nghĩa Mác đã được trình bày dưới dạng cô đọng với cả ba bộ phận hợp thành.

3. Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung, phát triển lý luận triết học

Các tác phẩm của Mác: “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức”, “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850”, “Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapactơ”, ...đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung cho lý luận của chủ nghĩa Mác, chủ yếu là các vấn đề về CNXHKH, vấn đề chuyên chính vô sản và cách mạng.

Bộ Tư bản của Mác vừa là một tác phẩm kinh tế chính trị học, vừa chứa đựng những nội dung triết học quan trọng, đặc biệt là các vấn đề phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Công xã Pari đánh dấu một giai đoạn mới của lịch sử thế giới và PTCNTG. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; phong trào công nhân chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân.

Tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” của Mác đã tổng kết kinh nghiệm Công xã Pari, đi đến kết luận về một nhà nước kiểu mới – Nhà nước chuyên chính vô sản.

Phê phán cương lĩnh Gôtha” được Mác viết năm 1875 là tác phẩm lý luận quan trọng thứ hai sau “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”. Trong tác phẩm này Mác đã làm sâu sắc học thuyết hình thái kinh tế xã hội, phát triển lý luận về nhà nước và cách mạng xã hội, lần đầu tiên trình bày về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản.

Bằng việc khái quát những thành tựu mới nhất trong khoa học tự nhiên, Ăngghen đã góp được phát triển, hoàn thiện triết học Mác. “Chống Duyrinh” hay (Ông Duyrinh làm đảo lộn khoa học) được ăngghen viết năm 1876 - 1878 là tác phẩm quan trọng nhất, trong đó Ăngghen đã trình bày thành ba bộ phận cơ bản: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa cộng sản khoa học, ở đó lần đầu tiên thế giới quan mác xít được trình bày một cách hoàn chỉnh.

Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” bao gồm những bài viết chưa hoàn chỉnh được Ăngghen viết từ 1873 đến 1883 nhằm khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên để bổ sung cho phép biện chứng duy vật Sau khi Mác qua đời 1883, Ăngghen đã bỏ nhiều công sức chuẩn bị cho sự ra đời tập II và III bộ “Tư bản” của Mác, mà như Lênin đã đánh giá là Ăngghen muốn xây dựng cho bạn mình một bức tượng đài, trên đó ông không ngờ là đã khắc luôn cả tên tuổi của mình. Ăngghen tiếp tục viết các tác phẩm để tổng kết, hoàn thiện triết học Mác, trong đó quan trọng nhất là các tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884), bàn về sự phát triển của xã hội loài người ở những giai đoạn sớm của nó; “Lutvíc Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” (1886) làm rõ quá trình phát sinh, phát triển của thế giới quan macxit. Tác phẩm đề cập đến các vấn đề như:

Vấn đề cơ bản của triết học, đánh giá triết học cổ điển Đức, phương pháp biện chứng, thực chất cuộc cách mạng trong lịch sử triết học…

4. Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện. Ăngghen thực hiện.

a. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng

Triết họcMác đã khắc phục được sự tách rời phép biện chứng với chủ nghĩa duy vật,giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa hệ thống và phương pháp trong triết học cổ điển Đức, đem lại sự thống nhất giữa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật. Phép biện chứng của Mác không chỉ khác biệt cơ bản với phép biện chứng của Hêghen, mà theo Mác, nó còn đối lập với phép biẹn chứng ấy, vì đây là phép biện chứng duy vật, phép biện chứng triệt để. Chủ nghiac duy vật của Mác đã khắc phục được hạn chế siêu hình của chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc, là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật triệt để.

b. Sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử

Đây là thành tựu vĩ đại nhất trong triết học mà Mác đã đạt được, nhờ đó mà chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để nhất, duy vật không chỉ trong quan niệm về tự nhiên, mà còn duy vật về xã hội.

c. Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn

Mác đã đem lại cho triết học quan điểm thực tiễn, làm thay đổi một cách cơ bản vai trò cơ bản xã hội của triết học: triết học không chỉ có nhiệm vụ lý giải về thế giới, mà còn có nhiệm vụ cải tạo thế giới.

d. Thống nhất tính khoa học với tính cách mạng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Triết học Mác là thế giới quan của giai cấp vô sản, một giai cấp tiến bộ nhất, cách mạng nhất, là trung tâm của thời đại mà lợi ích của nó phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động nói chung, phù hợp với xu hướng phát triển của lịch sử. Sự kết hợp của chủ nghĩa mác với phong trào công nhân đã làm thay đổi về chất phong trào này, chuyển từ tự phát sang tự giác.

e. Xác định đúng đắn mối quan hệ giữa triết học và khoa học

Sự ra đời của triết học Mác đã làm chấm dứt tham vọng coi triết học là “khoa học của khoa học”. Triết học Mác là kết quả khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, sự phát triển của nó phải gắn liền với sự phát triển của khoa học. Ngược lại, triết học Mác lại đóng vai trò là cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận cho các khoa học phát triển.

Một phần của tài liệu Đề cương thi tuyển Cao học ngành Triết môn Lịch sử triết học (Trang 55 - 59)