Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 85 - 100)

Tiền là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, và là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản. Ta thường nghe nói, “doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận nhưng vẫn thiếu hụt tiền” hay “doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng vẫn thừa tiền”. Điều này có thể giải thích là do các khoản mục ghi nhận trên báo cáo thu nhập không phải là dòng tiền mà chỉ là doanh thu bán chịu cho khách hàng, hàng mua chưa thanh toán cho nhà cung ứng … nên đôi khi trên báo cáo thu nhập phản ánh là doanh nghiệp hoạt động tốt nhưng chưa hẳn toàn bộ lãi ở dạng tiền mặt. Đó là lý do để chúng ta cần phải nghiên cứu, đánh giá nguồn tạo tiền (hay nguồn vốn) và sử dụng tiền (hay sử dụng vốn) của doanh nghiệp như thế nào.

3.4.1 Bảng kê nguồn và sử dụng vốn

Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những dụng cụ hữu hiệu của nhà quản trị tài chính. Mục đích chính của bảng kê là chỉ rõ vốn xuất phát từ đâu và được sử dụng như thế nào theo thứ tự thời gian. Để lập được bảng kê này , phải liệt kê sự thay đổi của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán từ năm này sang năm kế. Mỗi sự thay đổi này có thể được xếp vào bên nguồn vốn hay sử dụng vốn tùy theo phương thức sau :

- Nếu các khoản mục bên phần tài sản tăng hoặc các khoản mục bên phần nguồn vốn giảm thì đó là việc sử dụng vốn trong kỳ nên ghi vào cột sử dụng vốn.

- Nếu các khoản mục bên phần tài sản giảm hoặc các khoản mục bên phần nguồn vốn tăng thì đó chính là nguồn vốn trong kỳ nên được ghi vào cột nguồn vốn.

Bảng 3.17 : Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2009

3.4.2 Phân tích nguồn và sử dụng vốn

Sau khi đã thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn , ta có thể xây dựng tiếp bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn. Bảng này cho thấy những trọng điểm của việc sử dụng vốn và những nguồn chủ yếu nào được hình thành để tài trợ cho việc sử dụng vốn đó. ĐVT : VND 1/1/2009 31/12/209 Nguồn vốn Sử dụng vốn TÀI SẢN A. Tài sàn ngắn hạn 426,089,377,776 260,633,347,812 I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 6,455,965,968 9,571,054,573 3,115,088,605

II. Các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn 5,741,674,491 9,728,396,680 3,986,722,189

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 120,156,599,509 67,706,510,703 52,450,088,806

IV. Hàng tồn kho 292,392,436,572 168,950,048,437 123,442,388,135

V. Tài sản ngắn hạn

khác 1,342,698,236 4,677,337,419 3,334,639,183

B. Tài sản dài hạn 344,036,890,935 413,416,192,201

I. Các khoản phải thu

dài hạn 646,263,460 646,263,460

II. Tài sản cố định 184,053,205,280 14,182,787,212 169,870,418,068

III. Bất động sản đầu

tư 13,811,345,436 182,981,792,029 169,170,446,593

IV. Các khoản đầu tư

tài chính dài hạn 142,209,938,000 214,522,007,600 72,312,069,600 V. Tài sản dài hạn khác 3,316,138,759 1,729,605,180 1,586,533,579 TỔNG CỘNG 770,126,268,711 674,049,540,013 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 542,075,586,662 413,727,840,279 I. Nợ ngắn hạn 363,515,333,476 253,104,913,826 110,410,419,650 II. Nợ dài hạn 178,560,253,186 160,622,926,453 17,937,326,733 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 228,050,682,049 260,321,699,554 I. nguồn vốn, quỹ 227,707,453,041 264,724,403,332 37,016,950,291

II. Nguồn kinh phí,

quỹ khác 343,229,008 (4,402,703,778) 4,745,932,786

ĐVT : VND

Số tiền Tỷ trọng (%)

SỬ DỤNG VỐN

Tài Sản

A. Tài Sản Ngắn Hạn

I. Tăng tiền và các khoản tương đương tiền 3,115,088,605 0.81

II. Tăng các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 3,986,722,189 1.04

V. Tăng tài sản ngắn hạn khác 3,334,639,183 0.87

B. Tài Sản Dài Hạn

III. Tăng bất động sản đầu tư 169,170,446,593 43.94

IV. Tăng các khoản đầu tư tài chính dài

hạn 72,312,069,600 18.78

Nguồn Vốn

A. Nợ Phải Trả

I. Giảm nợ ngắn hạn 110,410,419,650 28.68

II. Giảm nợ dài hạn 17,937,326,733 4.66

B. Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu

II.Giảm nguồn kinh phí, quỹ khác 4,745,932,786 1.23

TỔNG CỘNG 385,012,645,339 100.00

NGUỒN VỐN

Tài Sản

A. Tài Sản Ngắn Hạn

III.Giảm các khoản phải thu ngắn hạn 52,450,088,806 13.62

IV. Giảm hàng tồn kho 123,442,388,135 32.06

B. Tài sản dài hạn

I. Giảm khoản phải thu dài hạn 646,263,460 0.17

II. Giảm tài sản cố định 169,870,418,068 44.12

V. Giảm tài sản dài hạn khác 1,586,533,579 0.41

Nguồn Vốn

B.Nguồn vốn chủ sở hữu

I. Tăng nguồn vốn, quỹ 37,016,950,291 9.61

TỔNG CỘNG 385,012,642,339 100.00

Bảng 3.18 : Bảng tổng hợp nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2009

Qua hai bảng số liệu trên, nhận thấy rằng tổng nguồn vốn mà công ty tạo được trong năm 2009 là 385.012.642.339 đồng. Trong đó, nguồn vốn được tạo ra này chủ yếu nhờ vào việc giảm tài sản cố định - giảm 169.870.418.068 đồng và chiếm tỷ trọng lớn là 44,12% trong tổng nguồn vốn được tạo. Đối chiếu với bảng cân đối kế toán của công ty trong năm 2009 thì khoản giảm này tương ứng với chi phí xây dựng dở dang. Trong các năm 2006, 2007 vừa qua thì phần chi phí này không ngừng gia tăng và trong năm 2008 đã tăng đến 169.265.162.028 đồng nhưng đến năm 2009 thì phần chi phí này không có. Sở dĩ có sự biến động này là do trong giai

đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 công ty có nhiều dự án xây dựng lớn đặc biệt là dự án cao ốc Fideco, chính dự án này đã làm cho khoản chi phí xây dựng dở dang liên tục tăng. Và trong năm 2009 dự án này đã hoàn thành và được đưa vào khai thác nên khoản mục này giảm đột biến. Bên cạnh đó, nguồn tạo vốn thứ hai cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ đó là việc giảm hàng tồn kho - chiếm 32,06% trong tổng nguồn vốn được tạo lập và giảm các khoản phải thu ngắn hạn - chiếm 13,62%. Các nguồn tạo vốn khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ, không đáng kể trong tổng nguồn vốn riêng khoản mục nguồn vốn quỹ chiếm tỷ trọng 9,61%. Trong năm 2009 nguồn vốn quỹ này tăng so với năm 2008, đối chiếu với bảng cân đối kế toán năm 2009 của công ty thì thấy nguyên nhân chính của việc tăng trưởng này là do lợi nhuận chưa phân phối trong năm 2009 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, đồng thời một phần cũng là do sự bỏ vốn đầu tư thêm của chủ sở hữu công ty.

Toàn bộ nguồn vốn được tạo lập trong năm 2009 được công ty sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh đầu tư, kể cả việc trả nợ. Trong đó, công ty sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào bất động sản là chủ yếu - chiếm 43,94%. Nguồn vốn được tạo dựng từ việc giảm tài sản cố định mà cụ thể là giảm chi phí xây dựng cơ bản dở dang được tài trợ hoàn toàn vào việc đầu tư bất động sản, đối chiếu với bảng cân đối năm 2009 thì thấy khoản mục nguyên giá bất động tăng tương ứng với số tiền giảm của chi phí xây dựng dở dang. Bên cạnh đó công ty cũng sử dụng vốn này để tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chiếm 18,78% trong việc sử dụng vốn của công ty. Mặt khác dựa vào bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn vốn được tạo lập trong kỳ không chỉ để tài trợ cho các kế hoạch đầu tư mà còn để công ty trang trải chi trả cho các khoản nợ đến hạn mà chủ yếu là nợ ngắn hạn - chiếm tỷ trọng là 28,68%. Điều này cho thấy tính tự chủ của công ty rất tốt.

Như vậy thông qua việc lập và phân tích bảng kê nguồn và sử dụng vốn đã phần nào giúp nhà quản trị tài chính thấy được một bức tranh tổng quan về hoạt động của công ty trong năm vừa qua. Độ sai biệt tồn tại trong cách đánh giá này là khoảng 4-5%, thông qua đó các nhà quản trị của công ty vẫn có thể thấy được một hình ảnh đúng về nhu cầu vốn của công ty.

CHƯƠNG 4 : NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY FIDECO VÀ KIẾN NGHỊ.

4.1. Nhận xét và đánh giá chung tình hình tài chính của công ty FIDECO

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty trong năm vừa qua rất hiệu quả. Hoạt động của công ty mang lại lợi nhuận mặc dù nền kinh tế chỉ mới bắt đầu phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng và có nhiều đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Trong năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu nên hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn và không đem lại lợi nhuận như mong đợi, sự tăng đột biến tỷ giá giữa VNĐ và USD làm cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty bị thiệt hại, hoạt động tài chính bị âm do sự biến động của lãi suất vay làm cho chi phí trả lãi vay lớn so với nguồn thu về từ hoạt động này, bên cạnh đó hoạt động đầu tư cũng bị lỗ do nguồn thu về không đủ bù đắp cho các khoản chi mua sắm xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác và chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Với tình hình trên thì các chỉ số tài chính trong năm 2008 thấp là điều không đáng ngạc nhiên. Cũng trong năm 2008 công ty vẫn còn nhiều dự án đầu tư xây dựng chưa hoàn thành, bắt buộc công ty phải tiếp tục rót vốn cho các dự án này, khó khăn lại càng khó khăn. Nhưng công ty cũng đã nỗ lực hết mình, có những phương án kinh doanh phù hợp với tình hình chung và đã đem lại hiệu quả. Điều này được chứng minh là trong năm 2008 tuy lợi nhuận giảm so với năm 2007 nhưng công ty không bị lỗ (lợi nhuận sau thuế là 7.167.492.132 đồng). Đây là một kết quả đáng tự hào trong quá trình hoạt động của công ty.

Bước sang năm 2009 khi mà nền kinh tế đang dần phục hồi và có chiều hướng phát triển tốt, ổn định nên hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi. Các dự án xây dựng còn dở dang trong năm 2008 thì sang năm này cũng đã hoàn thành và bắt đầu đưa vào sử dụng khai thác, góp phần giảm các chi phí và tăng nguồn doanh thu cho công ty. Các chỉ số tài chính tăng khá cao so với năm 2008. Trong năm 2009 công ty có khuynh hướng đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn, thu hẹp tài sản ngắn hạn. Cũng trong năm này, điểm nổi bật là hiệu suất sử dụng tài sản của công ty là khá tốt, việc giảm hàng tồn kho góp phần giúp công ty giảm đi một lượng chi phí nhất định, giảm khoản phải thu góp phần hạn chế nguồn vốn bị chiếm dụng. Và một điều cần quan tâm là nợ phải trả của công ty trong năm 2009 giảm so với năm

2008, điều này cho thấy công ty đã phần nào tự chủ được nguồn vốn của mình và góp phần giảm áp lực trả nợ. Nhìn chung tình hình tài chính của công ty là khả quan, doanh thu và lợi nhuận đều tăng cùng với sự gia tăng của dòng tiền.

Bên cạnh những thành quả mà công ty đạt được trong hai năm vừa qua thì vẫn còn một số hạn chế nhất định : các tỷ số thanh toán của công ty còn thấp, công ty nên hạ thấp tỷ số nợ và nâng cao các tỷ số doanh lợi.

4.2. Một số giải pháp, kiến nghị

a. Nâng cao lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Trong năm vừ qua EBIT của công ty có xu hướng tăng rất khả quan. Điều này phụ thuộc vào tốc độ tăng doanh thu và chi phí, và để duy trì và đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng của EBIT thì công ty cần có những chiến lược kinh doanh tốt đồng thời có kế hoạch quản lý chặt chẽ nguồn chi phí, làm sao để chi phí bỏ ra ở mức thấp nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cao nhất. Với tình hình công ty hiện nay, em xin mạn phép đưa ra một số biện pháp sau :

 Đẩy mạnh doanh thu : với tình hình chung hiện nay là nền kinh tế đang dần phục hồi sau khủng hoảng, các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước đang bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Nhân cơ hội này công ty nên tìm kiếm các đối tác làm ăn mới, đồng thời tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng cũ. Bên cạnh đó việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau là tất yếu, nó phù hợp với xu hướng chung và góp phần giảm thiểu rủi ro cho vốn đầu tư mà công ty bỏ ra song công ty cũng cần xác định rõ mũi nhọn kinh doanh của mình là lĩnh vực nào để có những chiến lược phù hợp và khai thác có hiệu quả nhất. Tránh việc đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực nhưng không mang lại hiệu quả. Như vậy bên cạnh việc duy trì doanh số bán các mặt hàng truyền thống (thông qua hoạt động xuất nhập khẩu) thì công ty nên có những kế hoạch kinh doanh đối với những dự án đầu tư dài hạn để góp phần gia tăng doanh thu. Về vấn đề này, trong năm 2009 công ty đã thực hiện rất tốt và nên tiếp tục phát huy.

 Giảm chi phí : công ty nên tiếp tục hạn chế tồn kho ở mức thấp, nó sẽ giúp công ty giảm đi một lượng chi phí để bảo quản và cất giữ, hạn chế được việc

hàng hóa bị mất giá và hư hỏng do tồn kho quá lâu. Bên cạnh đó công ty nên có kế hoạch thanh lý đối với các tài sản hư hỏng, hết thời hạn sử dụng để thu hồi vốn.

b. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nên kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn – mà chủ yếu là vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của công ty là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của công ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả. Dưới đây là một vài biện pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn :

 Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty

Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước. Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, lập kế hoạch cho việc huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.

 Chủ động khai thác nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt

Việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2009 của công ty là một dấu hiệu tốt, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty là khá tốt. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh không phải nhất thiết lúc nào công ty cũng phải tự bỏ vốn ra để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh – điều

này sẽ không mang lại hiệu quả cao. Công ty có thể xem xét các nguồn vốn mà mình có thể huy động từ bên ngoài như :

- Vay ngân hàng : trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 85 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)