Các tỷ số doanh lợi hay tỷ suất lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 78 - 82)

Các tỷ số thuộc nhóm này phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của công ty hay phản ánh hiệu năng quản trị của công ty.

a. Tỷ lệ lãi gộp

Tỷ lệ lãi gộp là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận gộp đơn vị sản phẩm so với giá bán hay lợi nhuận gộp so với doanh thu. Tỷ lệ lãi gộp tốt nhất là khoảng 20%.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Lợi nhuận gộp (1) 69,250,598,364 111,300,139,573 42,049,541,209

Doanh thu thuần (2) 221,193,865,642 370,235,337,915 149,041,472,273

Tỷ lệ lãi gộp của công ty trong cả hai năm đều lớn hơn mức 20%. Đây là một biểu hiện tốt, tuy năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng không đáng kể.

b. Doanh lợi tiêu thụ (ROS – Return On Sale) Chỉ số này phản ánh mức sinh lời trên doanh thu.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế (1) 7,167,492,132 49,487,795,047 42,320,302,915

Doanh thu thuần (2) 221,193,865,642 370,235,337,915 149,041,472,273

Doanh lợi tiêu thụ - ROS (1/2*100%) 3.24 % 13.37 % 10.13 %

So với năm 2008 thì doanh lợi tiêu thụ năm 2009 tăng khá cao chứng tỏ mức sinh lời trên doanh thu thuần của năm 2009 tốt hơn năm 2008 - đây là dấu hiệu tốt Doanh lợi tiêu thụ tăng từ 3,24% năm 2008 lên tới 13,37% năm 2009 (tăng 10,13%). Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 3,24 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 và 13,17 đồng trong năm 2009. chỉ số này tăng cao là do chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng đột biến so với năm 2008

c. Doanh lợi tài sản (ROA – Return On Asset)

Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế (1) 7,167,492,132 49,487,795,047 42,320,302,915

Tổng tài sản (2) 770,126,268,711 674,049,539,833 (96,076,728,878)

Doanh lợi tài sản - ROA (1/2*100%) 0.93 % 7.34 % 6.41 %

Ta thấy rằng doanh lợi tài sản của công ty năm 2009 cao hơn rất nhiều so với năm 2008 chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty tốt hơn. Tỷ số ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản mà công ty hiện có thì tạo ra được 0,93 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 và 7,34 đồng trong năm 2009. Điều này tương ứng với chỉ số vòng quay tài sản trong năm 2009 cũng cao hơn so với năm 2008.Chỉ số này tăng cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả của các tài sản được đầu tư của công ty trong năm 2009 là tương đối tốt.

d. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)

Đứng trên góc độ cổ đông thì tỷ số này có vai trò quan trọng. Tỷ số này được thiết kế để đo lưởng khả năng sinh lời đầu tư của vốn (hay khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông).

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế (1) 7,167,492,132 49,487,795,047 42,320,302,915

Vốn tự có (2) 228,050,682,049 260,321,699,554 32,271,017,505

Doanh lợi vốn tự có - ROE (1/2*100%) 3.14 19.01 15.87

Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2009 cao hơn rất nhiều so với năm 2008. Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty thì tạo ra được 3,14 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 và 19,01 đồng trong năm 2009. Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy khả năng thu nhận được lợi nhuận từ số vốn mà chủ đầu tư bỏ ra là cao.

e. Tỷ số EPS (Earning Per Share) - Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế

EPS = Số lượng cổ phiếu thường lưu hành bình quân

Ta có :

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế (1) 7,167,492,132 49,487,795,047 42,320,302,915

Số lượng cổ phiếu thường lưu

hành (2) 12,432,769 14,297,699

EPS (1/2) – đồng/cổ phiếu 576.5 3461.2 2884.7

Ta thấy rằng chỉ số EPS của công ty tăng khá cao so với năm 2008, từ 576,5 đồng /cổ phiếu tăng đến 3.461,2 đồng /cổ phiếu . nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2009 công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận.

Tóm lại, qua các nhóm tỷ số tài chính đã tính ở trên có thể cho ta thấy được một

cách tổng quát tình hình tài chính của công ty qua bảng tổng hợp sau :

Bảng 3.16 : Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính công ty Fideco năm 2008 và 2009

Trước tiên, ta thấy rằng khả năng thanh toán của công ty trong năm 2009 giảm so với năm 2008 và nhìn chung thấp hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty còn hạn chế.

Thứ hai, các tỷ số về đòn cân nợ cho thấy nợ của công ty trong năm 2009 giảm so với năm 2008 đồng thời khả năng thanh toán lãi vay của công ty được cải thiện. Chứng tỏ tính tự chủ của công ty trong năm vừa qua là tương đối tốt. Các tỷ số thuộc nhóm này trong năm 2009 có sự chuyển biến tích cực cho thấy công ty đang hoạt động ở một mức an toàn cao.

Thứ ba, các tỷ số hoạt động của công ty có sự biến động đáng kể trong năm 2009 nhưng theo hướng tích cực. Hiệu suất sử dụng tài sản cao cho thấy công ty đã có những chính sách hợp lý vào tài sản cố định. Việc kỳ thu tiền bình quân giảm cho

TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

1. Các tỷ số thanh toán

- Tỷ số thanh toán hiện thời Lần 1.17 1.01 -0.16

- Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0.36 0.34 -0.02

- Tỷ số thanh toán nhanh bằng

tiền Lần 0.02 0.04 0.02

2. Các tỷ số về đòn cân nợ

- Tỷ số nợ D/A Lần 0.70 0.61 -0.09

- Tỷ số nợ D/E Lần 2.38 1.59 -0.79

- Tỷ số thanh toán lãi vay Lần 1.56 3.81 2.24

3. Các tỷ số hoạt động

- Kỳ thu tiền bình quân Ngày 67 7

- Vòng quay tồn kho Vòng 0.76 2.19 1.43

- Số ngày tồn kho Ngày 482 167 -316

- Hiệu suất dử dụng tài sản cố

định Lần 1.20 26.10 24.90

- Vòng quay tài sản Vòng 0.29 0.55 0.26

4. Các tỷ số doanh lợi

- Tỷ lệ lãi gộp % 31.31 30.06 -1.25

- Doanh lợi tiêu thụ - ROS % 3.24 13.37 10.13

- Doanh lợi tài sản - ROA % 0.93 7.34 6.41

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu –

ROE % 3.14 19.01 15.87

- EPS

Đồng/cổ

thấy khả năng thu hồi các khoản nợ của công ty được đẩy mạnh, hạn chế nguồn vốn bị chiếm dụng và có nhiều cơ hội để đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Thứ tư, các tỷ số về doanh lợi đều cao hơn rất nhiều so với năm 2008 cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2009 có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có thể hiểu rằng các tỷ số tài chính của công ty trong năm 2008 thấp hơn năm 2009 là do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Và trong năm 2009, công ty đã có những chính sách cũng như kế hoạch để quản lý các khoản chi phí, sử dụng tối ưu các nguồn tài sản và nguồn vốn để đem lại lợi nhuận cao nhất.

3.3 Phân tích tài chính Dupont

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 78 - 82)