Phân tích nguồn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 30 - 100)

Để phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong kỳ vừa qua ta thường tổng hợp sự thay đổi của các nguồn vốn và các khoản sử dụng vốn qua một kỳ nhất định theo những số liệu giữa hai thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Để có thể phân tích được điều này thì chúng ta cầ phải thiết lập được :

- Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn. - Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn.

ROA ROE =

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY FIDECO 2.1. Lịch sử hình thành

2.1.1. Thông tin tổng quan về công ty

 Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Ngoại Thương và Phát Triền Đầu Tư TP.HCM.  Tên tiếng Anh: FOREIGN TRADE DEVELOPMENT AND INVESTTMENT

CORPORATION OF HO CHI MINH CITY.  Tên viết tắt : Công Ty Cổ Phần FIDECO

 Biểu tượng :

 Vốn điều lệ : 142.976.990.000 VND

(Một trăm bốn mươi hai tỷ chín trăm bảy mươi sáu triệu chín trăm chín mươi nghìn Việt Nam đồng)

 Trụ sở chính : 28 Phùng Khắc Khoan,Phường Đakao,Quận 1,TP.HCM  Điện thoại : 08.38221043

 Fax : 08.38 225 241  Website : www.fideco.com  Email : fideco@fidecovn.com

 Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức URS đánh giá và cấp giấy chứng nhận.

2.1.2. Lịch sử hình thành

Công ty FIDECO với tên gọi ban đầu là Công Ty Phát Triển Thủy Hải Sản TP.HCM, được thành lập theo quyết định số 144/QĐ-UB ngày 31/03/1989 của UBND TP.HCM căn cứ trên tinh thần Nghị định số 28/HĐBT ngày 22/03/1989 của Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành. Hoạt động dưới hình thức Công Ty Liên Doanh theo Bản điều lệ được UBND Thành Phố phê duyệt kèm theo quyết định số 45/QĐ- UB.

Sau khi luật đầu tư ra đời, đến tháng 12/1991, Công ty FIDECO đã có quyết định đổi tên thành Công ty Ngoại Thương và Phát Triển Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 693/QĐ-UB ngày 03/12/1991. Đến năm 1993, sau khi

hoàn tất thủ tục xin đăng ký lại, Công ty FIDECO đã được UBND Thành Phố cấp giấy phép và Trọng Tài Kinh Tế Thành Phố cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh theo hình thức Công ty Cổ Phần.

Dưới hình thức Công ty Liên Doanh, 100% vốn của Công ty FIDECO do các tổ chức kinh tế đóng góp để đáp ứng tình hình thị trường trong giai đoạn đầu nền kinh tế mở.

Dưới hình thức Công ty Cổ Phần, vốn của Công ty FIDECO (tháng 12/1993) với sự đóng góp của các tổ chức kinh tế quốc doanh (57,5%) và của cán bộ nhân viên trong Công ty FIDECO cùng các cá nhân khác (42,5%) để đáp ứng chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước về động viên vốn từ mọi thành phần kinh tế và chính sách vi mô của Công ty FIDECO về động viên cán bộ nhân viên tích cực tham gia quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ tham gia vốn của các thành phần kinh tế trên thay đổi dần theo hướng vốn do cán bộ nhân viên cùng các cá nhân khác tham gia chiếm tỷ lệ ngày càng cao hơn.

2.2. Mục tiêu hoạt động của công ty a. Lĩnh vực kinh doanh của công ty a. Lĩnh vực kinh doanh của công ty

 Liên doanh, hợp tác đầu tư, xây dựng : nuôi trồng thủy sản.  Chế biến hàng xuất khẩu : nông sản, phương tiện vận tải các loại,

nguyên liệu, vật liệu, thiết bị máy móc các ngành : dệt, nhựa, hóa chất, xây dựng, hàng kim khí điện, điện gia dụng.

 Chế tác đá quý theo quy định hiện hành của nhà nước. Xây dựng dân dụng. Kinh doanh bất động sản (chỉ thực hiện theo khoản 1 điều 10 của luật kinh doanh bất động sản).

 Sản xuất, gia công giày dép, quần áo.  Chế biến hàng nông sản.

 Đào tạo : dạy nghề, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, quản trị ứng dụng trong doanh nghiệp.

 Sản xuất lương thực, thực phẩm (không sản xuất tại trụ sở).

 Nhập khẩu, xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu : thủy hải sản, nông sản, lương thực, thực phẩm (trừ gạo, đường mía, đường của cải), đồ gỗ, các sản phẩm từ sữa.

b. Mục tiêu hoạt động của công ty

Là một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực : sản xuất, thương mại, tài chính, địa ốc và dịch vụ FIDECO luôn đề ra mục tiêu :

- Tập trung vào khách hàng, liên tục cải tiến hệ thống quản trị chất lượng, áp dụng các công nghệ mới phù hợp để làm phát triển chất lượng sản phẩm – dịch vụ với chi phí thấp hơn, đem lại lợi ích cho khách hàng.

- Đào tạo chuyên ngành cho cán bộ nhân viên để đạt những kiến thức và kỹ năng đặc biệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có chính sách giúp nhân viên tham gia vào tập đoàn, tham gia quản trị và luôn được khen thưởng, đề bạt thăng tiến.

- Thỏa mãn khách hàng, tạo điều kiện cho nhâ viên để đạt được thành quả tốt nhất nhằm phát triển vững chắc và có lợi cho tập đoàn, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.

2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Ban Tổng Giám Đốc

Ban Kiểm Soát

P. Quản trị chất lượng (Đại diện ban lãnh đạo)

Phòng Hành chánh quản trị Trung tâm phát triển kinh doanh XNK Phòng chứng khoán - Đầu tư tài chính Ban quản lý các dự án Phòng đầu tư chứng khoán Phòng công nghệ thông tin T.tâm quản trị nguồn tài nguyên nhân lực Phòng tài chính kế toán T.tâm quản lý và khai thác tài sản

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

 Đại hội đồng cổ đông : đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.

 Ban kiểm soát : số lượng thành viên Ban kiểm soát phải có từ ba (03) đến năm (05) thành viên. Có trách nhiệm giám sát các hoạt động trong công ty. Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang làm thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty.

 Hội đồng quản trị : mọi hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Đây là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.

 Ban tổng giám đốc : Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm (và miễn nhiệm). Tổng giám đốc được giao đầy đủ các quyền hạn cần thiết để thi hành các nghị quyết của ĐHĐCĐ và các nghị quyết, quyết định của HĐQT, là người có thẩm quyền cao nhất trong việc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty trên cơ sở thực thi hiệu quả các cam kết chất lượng đã đề ra. Tổng giám đốc là người đại diện về mặt pháp luật của công ty FIDECO trước các cơ quan Nhà nước, các cơ quan pháp luật và trong quan hệ dân sự cũng như quan hệ kinh tế với các pháp nhân và thể nhân mà công ty giao dịch.

 Phòng quản trị chất lượng : xây dựng, quản lý và duy trì hệ thống chất lượng của công ty. Cụ thể là triển khai hoạt động chất lượng, quản lý, duy trì hệ thống văn bản chất lượng. Thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng thông qua hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban cải tiến và vai trò Đại diện lãnh đạo. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo cho cán bộ nhân viên trong phạm vi liên quan về kiến thức quản trị chất lượng.

 Phòng hành chính quản trị : chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng giám đốc và được Tổng giám đốc chỉ đạo trực tiếp về việc thực hiện chứ trách được giao, về việc điều hành toàn bộ công việc hàng ngày thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng hành chính quản trị nhằm phục vụ cho các hoạt động của công ty. Cụ thể như công

tác văn thư lưu trữ, giải quyết các thủ tục pháp lý, điều hành bảo vệ và đội xe, tiếp tân – tổng đài phục vụ, quản lý cũng như bảo trì – sửa chữa tài sản của công ty.  Trung tâm phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu : chịu trách nhiệm trước Tổng

giám đốc và Phó tổng giám đốc về việc thực hiện chức trách được giao, chủ yếu là có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu và kế hoạch kinh doanh hàng năm trình Phó tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo cho ý kiến trước khi trình Tổng giám đốc phê duyệt chính thức.

 Phòng chứng khoán – đầu tư tài chính : thiết lập và hoàn tất thủ tục phát hành cổ phiếu chính thức cho các cổ đông của công ty FIDECO theo quy định của Nhà nước và Điều lệ công ty. Theo dõi, cập nhật kịp thời việc chuyển nhượng số cổ phần đúng theo quy định tại Điều lệ công ty. Thực hiện các kế hoạch, phương án đầu tư tài chính đã được duyệt.

 Phòng đầu tư chứng khoán : thực hiện các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ đầu tư kinh doanh chứng khoán của công ty. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc về mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Có trách nhiệm đề xuất với Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc về các quyết định đầu tư, kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Thu thập, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thông tin về thị trường chứng khoán.

 Phòng công nghệ thông tin : có trách nhiệm tham mưu đề xuất cho Ban tổng giám đốc về công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. Phòng công nghệ thông tin tổ chức, đề xuất phương án khai thác, lưu trữ toàn bộ các thông tin dữ liệu trong suốt quá trình hoạt động của công ty một cách khoa học, hệ thống và hiệu quả. Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trên hệ thống mạng, cho phép truy xuất dễ dàng, nhanh chóng đáp ứng kịp thời các yêu cầu quản lý, điều hành. Chịu trách nhiệm xây dựng phần mềm ứng dụng Info track phục vụ chương trình tin học hóa của công ty, tổ chức hướng dẫn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, nâng cao kỹ năng kiến thức tin hoc, sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng phục vụ công việc chuyên môn và tin học hóa các văn bản của hệ thống chất lượng ISO. Tổ chức quản lý khai thác và bảo quản toàn bộ thiết bị và thông tin của hệ thống máy tính đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức thực hiện xây dựng, khai thác hệ thống chương trình

ứng dụng đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 Trung tâm quản trị nguồn tài nguyên nhân lực : tham mưu về công tác tổ chức nhân sự và nguồn nhân lực, thực hiện các chế độ lao động và tiền lương theo pháp luật và theo quy định của công ty, lên kế hoạch đào tạo cán bộ nhân viên trên cơ sở hoạt động hàng năm của công ty và yêu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ nhân viên của các bộ phận phụ thuộc công ty.

 Phòng tài chính kế toán : thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán, đảm bảo phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời về tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty. Tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về kế toán, thống kê. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác các thông tin để có thể đưa ra những quyết định cần thiết trong việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đánh giá một cách tương đối xác thực hiệu quả các mặt hoạt động của công ty trong từng thời gian một cách hiệu quả.

 Trung tâm quản lý và khai thác tài sản : xây dựng kế hoạch và lập các phương án quản lý, khai thác các tài sản của công ty với mục đích kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty.

 Ban quản lý các dự án : tổ chức triển khai thực hiện các dự án từ giai đoạn đầu là thiết lập dự án đến giai đoạn cuối là tổ chức kinh doanh các sản phẩm có được từ các dự án này nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty

2.4. Tổ chức công tác kế toán – tài chính

2.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán và tài chính

 Công ty áp dụng hệ thống chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ/BTC và tuân thủ các chuẩn mực kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Trong các hình thức sổ sách kế toán công ty đã lựa chọn hình thức “chứng từ ghi sổ” kết hợp với thẻ “nhật biên” (chỉ áp dụng đối với tài khoản tiền mặt) để phù hợp với mô hình kế toán của công ty và cũng để dễ dàng trong việc quản lý.

 Trình tự ghi sổ của công ty

- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán định khoản trực tiếp trên máy tính rồi vào các thẻ chi tiết (tiền mặt, vật tư hàng hóa, ngân hàng, các khoản

tạm ứng …) theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế phát sinh của một tháng và in các phiếu có liên quan (phiếu thu,

phiếu chi) theo mẫu của Bộ Tài Chính ban hành đã lập sẵn trên máy. Riêng đối với các tài khoản tiền mặt song song với thẻ chi tiết, tài khoản tiền mặt còn có sổ quỹ (hay báo cáo quỹ tiền mặt theo dõi theo từng ngày, từng phần thu, chi)

- Đối với các nghiệp vụ không có chứng từ gốc như : hạch toán các bút toán kết chuyển và trích lập khấu hao tài sản cố định, bút toán điều chỉnh, công nợ phát sinh thừa thiếu thì kế toán dựa vào các chứng từ liên quan để lập chứng từ ghi sổ và được cập nhật vào máy.

- Cuối tháng từ thẻ chi tiết các tài khoản, kế toán viên sẽ lên bút toán tập trung (công ty không sử dụng sổ cái) và lên bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu giữa thẻ chi tiết tài khoản với các chứng từ sổ sách có liên quan, kế toán sẽ in ra thẻ chi tiết các tài khoản, bảng tổng hợp công nợ, bảng cân đối kế toán và các báo biểu có liên quan.

 Sơ đồ hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty FIDECO

Sơ đồ 2.2 : Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty

Chứng từ gốc

Sổ quĩ

Chứng từ ghi sổ

Thẻ chi tiết tài khoản (lập trên máy)

Bút toán tập trung (lập trên máy)

Bảng cân đối phát sinh

Bảng cân đối kế toán và bảng biểu

Ghi chú :

Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng

 Ứng dụng hệ thống thông tin trong kế toán tại công ty : hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm FOXPRO vào việc thiết lập các số liệu , hạch toán kế toán bằng máy tính phục vụ cho tất cả các hoạt động kế toán từ việc định khoản đến việc thiết lập các thẻ chi tiết , thẻ nhật biên (đối với tài khoản tiền mặt) và cuối tháng là lưu trữ tại máy tính và lên báo cáo.

2.4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và tài chính.

Sơ đồ 2.3 : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

2.4.3. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận

 Trưởng phòng tài chính – kế toán (kiêm kế toán trưởng)

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kế toán tại công ty .

- Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ và ký duyệt các chứng từ thanh toán thu chi : hợp đồng, lệnh chi qua ngân hàng, chứng từ hóa đơn, các phiếu nhập kho, xuất kho.

- Hướng dẫn kiểm tra việc ghi chép sổ sách đúng theo chế độ kế toán quy định.

- Kiểm tra việc lập báo cáo và phân tích tài chính định kỳ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 30 - 100)