Phân tích Bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 44 - 59)

Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm nhất định. Có thể coi Bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó.

a. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn (phân tích theo chiều ngang)

 Phân tích biến động tài sản

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng Chênh lệch năm 2009/2008

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Mức

chênh lệch

Tỷ lệ chênh lệch (%) TÀI SẢN

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 426,089,377,776 260,633,347,812 (165,456,029,964) (38.83)

I Tiền và các khoản tương

đương tiền 6,455,965,968 9,571,054,573 3,115,088,605 48.25

1 Tiền 6,455,965,969 9,571,054,574 3,115,088,605 48.25

2 Các khoản tương đương tiền - -

II Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 5,741,677,491 9,728,396,680 3,986,719,189 69.43

1 Đầu tư ngắn hạn 21,353,195,685 21,192,880,786 (160,314,899) (0.75)

2 Dự phòng giảm giá chứng

khoán, đầu tư ngắn hạn (15,611,518,194) (11,464,484,106) 4,147,034,088 (26.56)

III Các khoản phải thu ngắn

hạn 120,156,599,509 67,706,510,703 (52,450,088,806) (43.65)

1 Phải thu khách hàng 40,926,005,129 7,523,264,208 (33,402,740,921) (81.62)

2 Trả trước cho người bán 19,291,210,582 16,462,824,842 (2,828,385,740) (14.66)

3 Phải thu nội bộ - -

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch

hợp đồng xây dựng - -

5 Các khoản phải thu khác 59,939,383,798 43,875,421,653 (16,063,962,145) (26.80)

6 Dự phòng các khoản phải thu

khó đòi - (155,000,000) IV Hàng tồn kho 292,392,436,572 168,950,048,437 (123,442,388,135) (42.22) 1 Hàng tồn kho 292,392,436,572 168,950,048,437 (123,442,388,135) (42.22) 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - V Tài sản ngắn hạn khác 1,342,698,236 4,677,337,419 3,334,639,183 248.35 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 186,843,517 2,997,314,456 2,810,470,939 1504.18

2 Thuế GTGT được khấu trừ - -

thu Nhà nước

4 Tài sản ngắn hạn khác 1,056,479,607 801,836,373 (254,643,234) (24.10)

B TÀI SẢN DÀI HẠN 344,036,890,935 413,416,192,021 69,379,301,086 20.17

I Các khoản phải thu dài hạn 646,263,460 -

1 Phải thu dài hạn của khách

hàng - -

2 Vốn kinh doanh ở đơn vị phụ

thuộc - -

3 Phải thu nội bộ dài hạn 646,263,460 -

4 Phải thu dài hạn khác - -

5 Dự phòng phải thu dài hạn

khó đòi - -

II Tài sản cố định 184,053,205,280 14,182,787,212 (169,870,418,068) (92.29)

1 Tài sản cố định hữu hình 2,388,043,252 1,782,787,212 (605,256,040) (25.35)

Nguyên giá 7,057,973,438 7,277,954,554 219,981,116 3.12

Giá trị hao mòn lũy kế (4,669,930,186) (5,495,167,342) (825,237,156) 17.67

2 Tài sản cố định thuê tài chính - -

Nguyên giá - -

Giá trị hao mòn lũy kế - -

3 Tài sản cố định vô hình 12,400,000,000 12,400,000,000 0

Nguyên giá 12,400,000,000 12,400,000,000 0

Giá trị hao mòn lũy kế - -

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang 169,265,162,028 -

III Bất động sản đầu tư 13,811,345,436 182,981,792,029 169,170,446,593 1224.87

Nguyên giá 20,895,920,712 197,817,335,224 176,921,414,512 846.68

Giá trị hao mòn lũy kế (7,084,575,276) (14,835,543,195) (7,750,967,919) 109.41

IV Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn 142,209,938,000 214,522,007,600 72,312,069,600 50.85

1 Đầu tư vào công ty con 27,580,000,000 68,068,601,482 40,488,601,482 146.80

2 Đầu tư vào công ty liên kết,

liên doanh 37,237,900,000 74,728,270,918 37,490,370,918 100.68

3 Đầu tư dài hạn khác 79,133,480,000 84,480,730,000 5,347,250,000 6.76

4 Dự phòng giảm giá đầu tư

chứng khoán dài hạn (1,741,442,000) (12,755,594,800) (11,014,152,800) 632.47

V Tài sản dài hạn khác 3,316,138,759 1,729,605,180 (1,586,533,579) (47.84)

1 Chi phí trả trước dài hạn 3,316,138,759 1,729,605,180 (1,586,533,579) (47.84)

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - -

3 Tài sản dài hạn khác - -

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 770,126,268,711 674,049,539,833 (96,076,728,878) (12.48)

Bảng 3.1 : Bảng biến động tài sản

Nhìn chung Tổng tài sản của công ty trong năm 2009 giảm so với năm 2008, giảm 96.076728.878 đồng tương ứng với 12,48%. Để hiểu rõ hơn sự biến động này ta đi sâu vào phân tích từng khoản mục.

Nhận thấy rằng Tài sản ngắn hạn trong năm 2009 giảm đi rất nhiều so với năm 2008, mà nguyên nhân chủ yếu là do có sự giảm mạnh ở khoản mục Hàng tồn kho và Các khoản phải thu ngắn hạn. Trong năm 2009, Các khoản phải thu ngắn hạn đã giảm đáng kể. Từ 120.156.599.509 đồng năm 2008 đã giảm xuống còn 67.706.510.703 đồng ở năm 2009, tương ứng với mức giảm là 52.450.088.806 đồng tức giảm 43,65%. Trong đó phải kể đến khoản mục Phải thu khách hàng, có thể xem là giảm đột biến. Từ 40.926.005.129 đồng trong năm 2008 đã giảm xuống còn 7.523.264.208 đồng ở năm 2009, giảm 33.402.740.921 đồng ứng với tỷ lệ là 81,62%. Bên cạnh đó khoản mục Các khoản phải thu khác cũng giảm đến 16.063.962.145 đồng tương đương với 26,80%, khoản mục Trả trước cho người bán cũng giảm 2.828.385.740 đồng ứng với 14,66% so với năm 2008. Việc Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty giảm được đánh giá là một dấu hiệu tốt, cho thấy công ty đã quản lý tốt các khoản nợ phải thu của khách hàng, hạn chế nguồn vốn bị các công ty khác chiếm dụng. Cũng trong năm 2009, Hàng tồn kho của công ty cũng có xu hướng giảm mạnh. Từ 292.392.436.572 đồng ở năm 2008 đã giảm xuống còn 168.950.048.437 đồng ở năm 2009, ứng với mức giảm là 123.442.388.135 đồng tương đương với 44,22%. Điều này được đánh giá là một biểu hiện tích cực bởi vì việc giảm hàng tồn kho sẽ giúp công ty tiết kiệm được các chi phí liên quan đến việc bảo quản cất giữ hàng tồn kho, đồng thời cũng giúp cho nguồn vốn của công ty không bị ứ đọng quá nhiều trong hàng tồn kho. Bên cạnh hai khoản mục có sự sụt giảm rõ rệt đã nêu trên thì các khoản mục khác đều tăng trong năm 2009. Trong đó phải kể đến khoản mục Tài sản ngắn hạn khác, từ 1.342.698.236 đồng trong năm 2008 đã tăng lên 4.677.337.419 đồng trong năm 2009, tăng 3.334.639.183 đồng tương đương với 248,35%. Dựa vào Bảng 3.1 ta có thể thấy rằng nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là do trong năm 2009 khoản mục Chi phí trả trước ngắn hạn tăng 2.810.470.939 đồng tương đương với với 1504,18%. Đồng thời khoản mục Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước cũng tăng đến 778.811.478 đồng ứng với 783,71%. Tuy nhiên, bên cạnh hai khoản mục trên có dấu hiệu tăng mạnh thì khoản mục Tài sản ngắn hạn khác lại giảm 254.643.234 đồng tương đương với 24,1% so với năm 2008. Nhưng sự giảm này là không đáng kể khi so với sự tăng đột biến của khoản mục Chi phí trả trước ngắn

hạn và khoản mục Thuế và các khoản phải thu Nhà nước. Tiếp theo phải đề cập đến khoản Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, trong năm 2009 tăng 3.986.719.189 đồng ứng với 69,43% so với năm 2008. Nguyên nhân làm cho khoản mục này tăng trong khi hai khoản mục con của nó đều giảm là do việc trích lập dự phòng giảm giá cho đầu tư ngắn hạn trong năm 2009 đã giảm đi 4.147.034.088 đồng ứng với 25,56%, trong khi đó khoản mục đầu tư ngắn hạn giảm không đáng kể chỉ có 0,75%. Việc Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng chứng tỏ trong năm 2009 công ty có mở rộng liên doanh ngắn hạn và đầu tư chứng khoán hoặc đầu tư khác. Tuy nhiên để đánh giá sự gia tăng là tốt hay xấu cần phải xem xét đến hiệu quả của các khoản đầu tư. Cũng trong năm 2009 Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng thêm 3.115.088.605 đồng tương đương với 48,25%. Sự gia tăng của khoản mục này sẽ làm cho khả năng thanh toán của công ty được tốt hơn hay có thể nói tính thanh khoản sẽ tốt hơn. Tuy nhiên nếu xét ở khía cạnh khác thì sự gia tăng này được đánh giá là không tích cực vì nếu lượng tiền mặt dự trữ ở ngoài nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Ngược lại với Tài sản ngắn hạn thì trong năm 2009 Tài sản dài hạn của công ty có dấu hiệu tăng so với năm 2008, tăng 69.379.301.806 đồng tương đương với 20,17%. Mà nguyên nhân chính là do hai khoản mục Bất động sản đầu tư và Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng. Trong đó phải nói đến sự gia tăng đột biến của Bất động sản đầu tư, từ 13.811.345.436 đồng trong năm 2008 đã tăng lên 182.981.792.029 đồng trong năm 2009 – tăng 169.170.446.593 đồng tương đương với 1224,87%. Bên cạnh đó, trong năm này công ty cũng đã đã đẩy mạnh việc đầu tư vào công ty con (tăng 146,8%), đầu tư vào công ty liên doanh liên kết (tăng 100,08%) và đầu tư dài hạn khác (tăng 6,67%). Chính điều này đã làm cho khoản mục Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng, từ 142.209.938.000 đồng trong năm 2008 đã tăng lên 214.522.007.600 đồng trong năm 2009 – tăng 72.312.069.600 đồng tương ứng với 50,85%. Trong khi đó Tài sản cố định của công ty trong năm 2009 giảm đáng kể, từ 184.053.205.280 đồng trong năm 2008 giảm xuống còn 14.182.787.212 đồng trong năm 2009 – giảm 169. 870.418.068 đồng tương ứng với 92,29%. Và có thể giải thích nguyên nhân của sự biến động này là do khoản mục Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Dựa vào Bảng 3.1 ta thấy rằng trong năm 2009

khoản mục này không có trong khi đó năm 2008 là 169.265.162.208 đồng. Điều này tương ứng với các dự án xây dựng còn dở dang của công ty trong năm 2008 đã hoàn tất và được đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2009 mà cụ thể là dự án cao ốc Fideo (81-83-83B-85 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,Tp.HCM ) Và khoản chi phí này được chuyển sang Bất động sản đầu tư trong năm 2009, và đó cũng là nguyên nhân làm cho khoản mục trên tăng đột biến. Việc Tài sản cố định của công ty giảm nếu chỉ dựa vào việc phân tích trên thì không thể đánh giá là có hợp lý hay không mà còn phải xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, và vấn đề này sẽ được đề cập ở các phần sau. Song song với sự giảm đột biến của Tài sản cố định thì trong năm 2009 khoản mục Tài sản dài hạn khác cũng có sự giảm sút - giảm 1.586.533.579 đồng tương đương với 47,84%.

Tóm lại, qua phân tích sự biến động của tài sản ta thất rằng trong năm 2009 qui mô tài sản của công ty có dấu hiệu giảm. Việc giảm Tài sản ngắn hạn và tăng Tài sản dài hạn cho thấy khuynh hướng đầu tư của công ty trong năm 2009 là tập trung vào Tài sản dài hạn vì nó quyết định chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian dài. Sự gia tăng Tài sản dài hạn trong năm 2009 chứng tỏ qui mô sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty mở rộng. Đồng thời việc giảm Tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn đã giúp công ty tiết kiệm được chi phí lưu kho và hạn chế được lượng vốn bị chiếm dụng.

 Phân tích biến động nguồn vốn

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng Chênh lệch năm 2009/2008

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Mức

chênh lệch Tỷ lệ chênh lệch (%) NGUỒN VỐN A Nợ phải trả 542,075,586,662 413,727,840,279 (128,347,746,383) (23.68) I Nợ ngắn hạn 363,515,333,476 253,104,913,826 (110,410,419,650) (30.37) 1 Vay và nợ ngắn hạn 58,483,027,208 51,973,375,855 (6,509,651,353) (11.13)

2 Phải trả cho người bán 12,268,931,944 12,161,566,155 (107,365,789) (0.88)

3 Người mua trả tiền trước 33,624,597,516 20,325,232,480 (13,299,365,036) (39.55)

4 Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 4,700,983,393 11,096,011,002 6,395,027,609 136.04

5 Phải trả công nhân viên - -

6 Chi phí phải trả 105,100,337,353 59,918,987 (105,040,418,366) (99.94)

7 Phải trả cho các đơn vị nội bộ - -

hợp đồng xây dựng

9 Các khoản phải trả, phải nộp

khác 149,337,456,062 157,488,809,347 8,151,353,285 5.46

10 Dự phòng phải trả ngắn hạn - -

II Nợ dài hạn 178,560,253,186 160,622,926,453 (17,937,326,733) (10.05)

1 Phải trả dài hạn người bán - -

2 Phải trả dài hạn nội bộ - -

3 Phải trả dài hạn khác - -

5 Vay và nợ dài hạn 178,309,365,531 160,372,038,798 (17,937,326,733) (10.06)

5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - -

6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 250,887,655 250,887,655 0

7 Dự phòng phải trả dài hạn - -

B Nguồn vốn chủ sở hữu 228,050,682,049 260,321,699,554 32,271,017,505 14.15

I Nguồn vốn quỹ 227,707,453,041 264,724,403,332 37,016,950,291 16.26

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 124,327,690,000 142,976,990,000 18,649,300,000 15.00

2 Thặng dư vốn cổ phần 92,499,940,000 73,850,640,000 (18,649,300,000) (20.16)

3 Vốn khác của chủ sở hữu - -

4 Cổ phiếu ngân quỹ - -

5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - -

6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - -

7 Quỹ đầu tư phát triển 1,697,074,865 1,765,628,904 68,554,039 4.04

8 Quỹ dự phòng tài chính 2,560,011,346 2,863,491,933 303,480,587 11.85

9 Quỹ khác thuộc vốn củ sở hữu - -

10 Lợi nhuận chưa phân phối 6,622,736,830 43,267,652,495 36,644,915,665 553.32

11 Nguồn vốn đầu tư XDCB - -

II Nguồn kinh phí, quỹ khác 343,229,008 (4,402,703,778) (4,745,932,786) (1382.73)

1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 343,229,009 (4,402,703,777) (4,745,932,786) (1382.73)

2 Nguồn kinh phí - -

3 Nguồn kinh phí đã hình thành

TSCĐ - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 770,126,268,711 674,049,539,833 (96,076,728,878) (12.48)

Bảng 3.2 : Bảng biến động nguồn vốn

Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản. Đánh giá sự biến động của nguồn vốn để thấy được tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty, đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như tính tự chủ của công ty trong sản xuất kinh doanh hay những khó khăn mà công ty đang đối mặt.

Cũng như phần Tài sản, năm 2009 Nguồn vốn của công ty cũng giảm so với năm 2008 – giảm 96.076.728.878 đồng tương đương với 12,48%. Nguyên nhân chủ yếu là do Nợ phải trả của công ty trong năm 2009 giảm, từ 542.075.586.662 đồng trong năm 2008 giảm xuống còn 413.727.840.279 đồng trong năm 2009, giảm

128.347.764.383 đồng tương đương với tỷ lệ 23,68%. Và điều đáng lưu ý là cả Nợ dài hạn và Nợ ngắn hạn trong năm này đều giảm.

Nợ ngắn hạn trong năm 2009 giảm 110.410.419.650 đồng tương ứng với 30,37%. Trong đó khoản vay và nợ ngắn hạn giảm 6.509.651.353 đồng tương đương với 11,13% ; khoản người mua trả tiền trước cũng giảm đáng kể – giảm 13.299.365.036 đồng tương đương với 39,55%. Và điều đáng chủ ý là có sự giảm đột biến ở khoản mục Chi phí phải trả, từ 105.100.337.353 đồng trong năm 2008 giảm còn 59.918.987 đồng năm 2009 – giảm 105.040.418.366 đồng ứng với 99,94%. Bên cạnh các khoản mục đã nêu có sự giảm cả về số tuyệt đối và tương đối thì trong Nợ ngắn hạn vẫn có một vài khoản mục tăng so với năm 2008 nhưng không đáng kể, trong đó Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước có dấu hiệu tăng cao – tăng 6.395.027.609 đồng ứng với tỷ lệ 136,04%.

Nợ dài hạn cảu công ty cũng có xu hướng giảm. Trong năm 2009 đã giảm 17.937.326.733 đồng tương đương với 10,05%, nguyên nhân chính là do khoản Vay và nợ dài hạn của công ty giảm.

Ngược lại với Nợ phải trả thì trong năm 2009 Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có dấu hiệu tăng, tăng 32.271.017.505 đồng tương đương với 14,15%. Trong đó Nguồn vốn quỹ tăng 37.016.950.291 đồng tương ứng với 16,26% và nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do vốn đầu tư của chủ sở hữu trong năm 2009 tăng 18.649.300.000 đồng ứng với 15% ; quỹ dự phòng tài chính tăng 303.480.587 đồng tương đương với 11,85%. Bên cạnh đó có sự gia tăng đột biến ở khoản mục lợi nhuận chưa phân phối, từ 6.622.736.830 đồng trong năm 2008 tăng lên 43.267.652.495 đồng trong năm 2009 – tăng 36.644.915.665 đồng tương đương với 553,32%. Tuy nhiên có một điểm đáng quan tâm là khoản mục Thặng dư vốn cổ phần giảm một lượng là 18.649.300 đồng trong khi đó vốn chủ sở hữu gia tăng một lượng tương tự. Điều này có thể hiểu là trong năm 2009, nguồn thặng dư từ vốn cổ phần được chuyển hết sang vốn chủ sở hữu để tái đầu tư. Song song với Nguồn vốn quỹ thì khoản mục Nguồn kinh phí và quỹ khác của công ty trong năm 2009 bị thâm hụt đáng kể so với năm 2008.

Tóm lại, việc giảm Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn đồng thời tăng Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2009 cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty có khả quan hơn so với năm 2008. Và điều này được đánh giá là tích cực.

b. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn (phân tích theo chiều dọc)

 Phân tích kết cấu tài sản

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng Tỷ trọng %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm

2008

Năm 2009

Tài sản

A Tài sản ngắn hạn 426,089,377,776 260,633,347,812 55.33 38.67

I Tiền và các khoản tương đương tiền 6,455,965,968 9,571,054,573 0.84 1.42

1 Tiền 6,455,965,969 9,571,054,574 0.84 1.42

2 Các khoản tương đương tiền - -

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn 5,741,677,491 9,728,396,680 0.75 1.44

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)