Khái quát quá trình phát triển của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 40 - 100)

Khi mới thành lập công ty FIDECO tập trung hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và sản xuất thủy hải sản. Đến nay công ty đã đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong đó có các nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác, tự doanh, đầu tư hợp tác vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Các hoạt động này đều được cấp giấy phép hoạt động bổ sung.

 Đối với nghiệp vụ xuất nhập ủy thác : đây là ngành truyền thống của công ty, hoạt động tham gia kênh lưu thông phân phối của thị trường quốc tế.. Chức năng chính của công ty là thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu. Về hình thức công ty FIDECO được ủy thác để làm đại lý bán hàng cho các nhà xuất khẩu trong nước hoặc đại lý mua hàng cho các nhà nhập khẩu trong nước.

 Đối với nghiệp vụ tự doanh : công ty FIDECO hoạt động như thành phần của kênh lưu thông phân phối chủ yếu là trong nước. Nhiệm vụ của công ty là tạo điều kiện lưu chuyển hàng hóa từ người sản xuất trong nước đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chức năng chính trong kênh lưu thông phân phối này của công ty là phân phối sản phẩm trong đó có quản lý kho hàng. Về hình thức, công ty FIDECO tham gia kênh này ở vị trí người bán buôn.

 Đối với nghiệp vụ đầu tư hợp tác : công ty hoạt động như là nhà đầu tư độc lập hoặc hợp tác đầu tư. Nhiệm vụ của công ty trong lĩnh vực này là tìm kiếm các dự án khả thi có triển vọng. Chức năng chính của công ty là tài trợ hoặc tìm tài trợ, tham gia thành lập và thực hiệc các dự án. Về hình thức, công ty FIDECO sẽ là chủ một phần hoặc toàn bộ dự án. Đối với các dịch vụ khác như cho thuê nhà và đầu tư tài chính công ty FIDECO cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng.

Trải qua hơn 20 năm hoạt động kinh doanh công ty FIDECO đã đạt được những thành tựu cũng như các danh hiệu cao quý như : Huân Chương Lao Động Hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng cho đơn vị và các cá nhân xuất sắc, Bằng khen của UBND TP.HCM, Bằng khen của Bộ Công Thương, Bộ Khoa Học và Công Nghệ tặng “Cúp vàng ISO – Chìa khóa hội nhập” năm 2006, 2007, 2008 … Hiện nay công ty đang hoạt động đang hoạt động với 4 công ty con (chiếm trên 50% vốn điều lệ ) và đầu tư vào 8 công ty liên doanh liên kết.

 Danh sách công ty con của FIDECO.

Bảng 2.1 : Danh sách công ty con của Fideco

 Danh sách công ty liên doanh liên kết của FIDECO.

Cổ đông Vốn điều lệ Tỷ lệ

góp 1 Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương 19.218.507 USD 30,00 % 2 Công ty Cổ Phần FIDECO Trảng Bàng 80.000.000.000 đ 30,00 %

3 Công ty Cổ Phần Hải Việt 62.637.200.000 đ 26,40 %

4 Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Nhà Rồng 160.000.000.000 đ 5,74 % 5 Công ty Cổ Phần Sài Gòn Măngđen 222.000.000.000 đ 13,51 % 6 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sen Vàng 135.000.000.000 đ 10,00 %

7 Công ty Cổ Phần VINASINH 60.000.000.000 đ 5,00 %

8 Ngân Hàng TMCP Việt Á 1.359.834.860.000 đ 0.96 %

Stt Cổ đông Vốn điều lệ Tỷ lệ góp

1 Công ty TNHH một thành viên Sản Xuất Kinh

Doanh Lương Thực Phước An 27.580.000.000 đ 100,00 %

2 Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Hạ

Tầng KCN Chơn Thành 11.800.000.000 đ 65,25 %

3 Công ty Cổ Phần Ngoại Thương Phát Triển Đầu

Tư Đức Lợi 10.000.000.000 đ 60,00 %

Bảng 2.2 : Danh sách công ty liên doanh liên kết cuả Fideco

2.5.2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay

Những điểm mạnh và điểm yếu từ nội lực công ty, cũng như môi trường bên ngoài đã góp phần tạo ra những cơ hội, cũng như không ít thử thách cho công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt.

a. Thuận lợi

- Thị trường xuất khẩu ổn định giúp công ty tạo thế đứng trên thị trường và uy tín với khách hàng.

- Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm. Bộ máy quản lý tổ chức được củng cố và nâng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty khá hoàn chỉnh và phát huy có hiệu quả.

- Khi vừa mới thành lập, công ty đã coi thủy sản là mặt hàng hàng đầu của mình (chiếm tỷ trọng 70% kim ngạch xuất khẩu) vì công ty luôn có nguồn hàng ổn định do các công ty liên doanh với công ty cung cấp.

- Công ty luôn coi trọng chữ tín, phấn đấu đạt sản lượng cao, giá cả hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Công ty đã biết giảm bớt có lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu không mang lại hiệu quả và chuyển sang những mặt hàng cần thiết có xu hướng gia tăng trong tương lai.

- Xuất nhập khẩu ủy thác mang lại doanh số tương đối lớn cho công ty.

- Đa dạng hóa sản phẩm là sự phát triển lâu dài của công ty, phù hợp với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Được sự hỗ trợ của các ban ngành thành phố. b. Khó khăn

- Các mặt hàng nông sản do công ty sản xuất như cà phê, đậu phộng … giá cả không ổn định. Công ty thường phải dựa vào giá bán của các nước xuất khẩu mạnh mặt hàng này. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của công ty so với các công ty khác chưa thật sự vững mạnh.

- Hoạt động tự doanh chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu chứng tỏ công ty chưa chú trọng vào các loại hình kinh doanh này. Đây là hoạt động mang lại hiệu quả cao và lâu dài nếu công ty có khả năng phát triển.

- Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ và suy thoái thế giới từ cuối năm 2008 đến nay đã ảnh hưởng sâu rộng đến các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty FIDECO nói riêng. Đặc biệt, công ty lại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và bất động sản đã và đang đương đầu với nhiều thách thức của nền kinh tế.

- Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa được hoàn chỉnh, việc vận dụng pháp luật vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Sự điều chỉnh các văn bản luật thuộc các lĩnh vực nêu trên còn thiếu nhất quán, chưa ổn định và có những quy định còn chồng chéo nhau. Đôi khi các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đầy đủ, thiếu cập nhật gây khó khăn trong việc áp dụng.

- Sự cạnh tranh của các công ty trong ngành. 2.5.3. Phương hướng hoạt động trong tương lai

Với tầm nhìn là xây dựng công ty FIDECO thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh, bao gồm các hoạt động sản xuất, thương mại và tài chính đem lại nhiều lợi ích cho công ty cũng như xã hội, phát triển bền vững và liên tục. Công ty đã định hướng phát tiển trong tương lai như sau :

- Đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao về kim ngạch lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách Nhà nước. Lựa chọn, cải tiến phương thức kinh doanh, khai thác tốt các nguồn hàng, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực của công ty.

- Duy trì và mở rộng với các thị trường xuất nhập khẩu mà công ty đã có mối quan hệ như : Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, … với các mặt hàng là nông sản, đồ gỗ và các sản phẩm chế biến.

- Khai thác và mở rộng thị trường Châu Á đặc biệt là thị trường Trung Quốc với các mặt hàng chế biến cao cấp từ gỗ, hàng chế biến tử hải sản.

- Tiếp tục quan hệ nhập khẩu với các quốc gia mà công ty đã có quan hệ từ năm 1996 như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp

- Bên cạnh đó công ty không ngừng đẩy mạnh hợp tác liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước về các lĩnh vực kinh doanh : dịch vụ, địa ốc, du lịch, …

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY FIDECO 3.1 Phân tích tổng quát các Báo cáo tài chính

3.1.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm nhất định. Có thể coi Bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó.

a. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn (phân tích theo chiều ngang)

 Phân tích biến động tài sản

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng Chênh lệch năm 2009/2008

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Mức

chênh lệch

Tỷ lệ chênh lệch (%) TÀI SẢN

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 426,089,377,776 260,633,347,812 (165,456,029,964) (38.83)

I Tiền và các khoản tương

đương tiền 6,455,965,968 9,571,054,573 3,115,088,605 48.25

1 Tiền 6,455,965,969 9,571,054,574 3,115,088,605 48.25

2 Các khoản tương đương tiền - -

II Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 5,741,677,491 9,728,396,680 3,986,719,189 69.43

1 Đầu tư ngắn hạn 21,353,195,685 21,192,880,786 (160,314,899) (0.75)

2 Dự phòng giảm giá chứng

khoán, đầu tư ngắn hạn (15,611,518,194) (11,464,484,106) 4,147,034,088 (26.56)

III Các khoản phải thu ngắn

hạn 120,156,599,509 67,706,510,703 (52,450,088,806) (43.65)

1 Phải thu khách hàng 40,926,005,129 7,523,264,208 (33,402,740,921) (81.62)

2 Trả trước cho người bán 19,291,210,582 16,462,824,842 (2,828,385,740) (14.66)

3 Phải thu nội bộ - -

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch

hợp đồng xây dựng - -

5 Các khoản phải thu khác 59,939,383,798 43,875,421,653 (16,063,962,145) (26.80)

6 Dự phòng các khoản phải thu

khó đòi - (155,000,000) IV Hàng tồn kho 292,392,436,572 168,950,048,437 (123,442,388,135) (42.22) 1 Hàng tồn kho 292,392,436,572 168,950,048,437 (123,442,388,135) (42.22) 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - V Tài sản ngắn hạn khác 1,342,698,236 4,677,337,419 3,334,639,183 248.35 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 186,843,517 2,997,314,456 2,810,470,939 1504.18

2 Thuế GTGT được khấu trừ - -

thu Nhà nước

4 Tài sản ngắn hạn khác 1,056,479,607 801,836,373 (254,643,234) (24.10)

B TÀI SẢN DÀI HẠN 344,036,890,935 413,416,192,021 69,379,301,086 20.17

I Các khoản phải thu dài hạn 646,263,460 -

1 Phải thu dài hạn của khách

hàng - -

2 Vốn kinh doanh ở đơn vị phụ

thuộc - -

3 Phải thu nội bộ dài hạn 646,263,460 -

4 Phải thu dài hạn khác - -

5 Dự phòng phải thu dài hạn

khó đòi - -

II Tài sản cố định 184,053,205,280 14,182,787,212 (169,870,418,068) (92.29)

1 Tài sản cố định hữu hình 2,388,043,252 1,782,787,212 (605,256,040) (25.35)

Nguyên giá 7,057,973,438 7,277,954,554 219,981,116 3.12

Giá trị hao mòn lũy kế (4,669,930,186) (5,495,167,342) (825,237,156) 17.67

2 Tài sản cố định thuê tài chính - -

Nguyên giá - -

Giá trị hao mòn lũy kế - -

3 Tài sản cố định vô hình 12,400,000,000 12,400,000,000 0

Nguyên giá 12,400,000,000 12,400,000,000 0

Giá trị hao mòn lũy kế - -

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang 169,265,162,028 -

III Bất động sản đầu tư 13,811,345,436 182,981,792,029 169,170,446,593 1224.87

Nguyên giá 20,895,920,712 197,817,335,224 176,921,414,512 846.68

Giá trị hao mòn lũy kế (7,084,575,276) (14,835,543,195) (7,750,967,919) 109.41

IV Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn 142,209,938,000 214,522,007,600 72,312,069,600 50.85

1 Đầu tư vào công ty con 27,580,000,000 68,068,601,482 40,488,601,482 146.80

2 Đầu tư vào công ty liên kết,

liên doanh 37,237,900,000 74,728,270,918 37,490,370,918 100.68

3 Đầu tư dài hạn khác 79,133,480,000 84,480,730,000 5,347,250,000 6.76

4 Dự phòng giảm giá đầu tư

chứng khoán dài hạn (1,741,442,000) (12,755,594,800) (11,014,152,800) 632.47

V Tài sản dài hạn khác 3,316,138,759 1,729,605,180 (1,586,533,579) (47.84)

1 Chi phí trả trước dài hạn 3,316,138,759 1,729,605,180 (1,586,533,579) (47.84)

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - -

3 Tài sản dài hạn khác - -

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 770,126,268,711 674,049,539,833 (96,076,728,878) (12.48)

Bảng 3.1 : Bảng biến động tài sản

Nhìn chung Tổng tài sản của công ty trong năm 2009 giảm so với năm 2008, giảm 96.076728.878 đồng tương ứng với 12,48%. Để hiểu rõ hơn sự biến động này ta đi sâu vào phân tích từng khoản mục.

Nhận thấy rằng Tài sản ngắn hạn trong năm 2009 giảm đi rất nhiều so với năm 2008, mà nguyên nhân chủ yếu là do có sự giảm mạnh ở khoản mục Hàng tồn kho và Các khoản phải thu ngắn hạn. Trong năm 2009, Các khoản phải thu ngắn hạn đã giảm đáng kể. Từ 120.156.599.509 đồng năm 2008 đã giảm xuống còn 67.706.510.703 đồng ở năm 2009, tương ứng với mức giảm là 52.450.088.806 đồng tức giảm 43,65%. Trong đó phải kể đến khoản mục Phải thu khách hàng, có thể xem là giảm đột biến. Từ 40.926.005.129 đồng trong năm 2008 đã giảm xuống còn 7.523.264.208 đồng ở năm 2009, giảm 33.402.740.921 đồng ứng với tỷ lệ là 81,62%. Bên cạnh đó khoản mục Các khoản phải thu khác cũng giảm đến 16.063.962.145 đồng tương đương với 26,80%, khoản mục Trả trước cho người bán cũng giảm 2.828.385.740 đồng ứng với 14,66% so với năm 2008. Việc Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty giảm được đánh giá là một dấu hiệu tốt, cho thấy công ty đã quản lý tốt các khoản nợ phải thu của khách hàng, hạn chế nguồn vốn bị các công ty khác chiếm dụng. Cũng trong năm 2009, Hàng tồn kho của công ty cũng có xu hướng giảm mạnh. Từ 292.392.436.572 đồng ở năm 2008 đã giảm xuống còn 168.950.048.437 đồng ở năm 2009, ứng với mức giảm là 123.442.388.135 đồng tương đương với 44,22%. Điều này được đánh giá là một biểu hiện tích cực bởi vì việc giảm hàng tồn kho sẽ giúp công ty tiết kiệm được các chi phí liên quan đến việc bảo quản cất giữ hàng tồn kho, đồng thời cũng giúp cho nguồn vốn của công ty không bị ứ đọng quá nhiều trong hàng tồn kho. Bên cạnh hai khoản mục có sự sụt giảm rõ rệt đã nêu trên thì các khoản mục khác đều tăng trong năm 2009. Trong đó phải kể đến khoản mục Tài sản ngắn hạn khác, từ 1.342.698.236 đồng trong năm 2008 đã tăng lên 4.677.337.419 đồng trong năm 2009, tăng 3.334.639.183 đồng tương đương với 248,35%. Dựa vào Bảng 3.1 ta có thể thấy rằng nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là do trong năm 2009 khoản mục Chi phí trả trước ngắn hạn tăng 2.810.470.939 đồng tương đương với với 1504,18%. Đồng thời khoản mục Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước cũng tăng đến 778.811.478 đồng ứng với 783,71%. Tuy nhiên, bên cạnh hai khoản mục trên có dấu hiệu tăng mạnh thì khoản mục Tài sản ngắn hạn khác lại giảm 254.643.234 đồng tương đương với 24,1% so với năm 2008. Nhưng sự giảm này là không đáng kể khi so với sự tăng đột biến của khoản mục Chi phí trả trước ngắn

hạn và khoản mục Thuế và các khoản phải thu Nhà nước. Tiếp theo phải đề cập đến khoản Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, trong năm 2009 tăng 3.986.719.189 đồng ứng với 69,43% so với năm 2008. Nguyên nhân làm cho khoản mục này tăng trong khi hai khoản mục con của nó đều giảm là do việc trích lập dự phòng giảm giá cho đầu tư ngắn hạn trong năm 2009 đã giảm đi 4.147.034.088 đồng ứng với 25,56%, trong khi đó khoản mục đầu tư ngắn hạn giảm không đáng kể chỉ có 0,75%. Việc Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng chứng tỏ trong năm 2009 công ty có mở rộng liên doanh ngắn hạn và đầu tư chứng khoán hoặc đầu tư khác. Tuy nhiên để đánh giá sự gia tăng là tốt hay xấu cần phải xem xét đến hiệu quả của các khoản đầu tư. Cũng trong năm 2009 Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng thêm 3.115.088.605 đồng tương đương với 48,25%. Sự gia tăng của khoản mục này sẽ làm cho khả năng thanh toán của công ty được tốt hơn hay có thể nói tính thanh khoản sẽ tốt hơn. Tuy nhiên nếu xét ở khía cạnh khác thì sự gia tăng này được đánh giá là không tích cực vì nếu lượng tiền mặt dự trữ ở ngoài nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Ngược lại với Tài sản ngắn hạn thì trong năm 2009 Tài sản dài hạn của công ty có dấu hiệu tăng so với năm 2008, tăng 69.379.301.806 đồng tương đương với 20,17%. Mà nguyên nhân chính là do hai khoản mục Bất động sản đầu tư và Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng. Trong đó phải nói đến sự gia tăng đột biến của

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 40 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)