Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 65 - 76)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy tình hình lưu chuyển tiền tệ trong năm của công ty. Cụ thể là tình hình thu chi tiền mặt trong các hoạt động như hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt đồng đầu tư và hoạt động tài chính của công ty trong một năm hoạt động.

a. Phân tích lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng Tỷ trọng %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm

2008

Năm 2009 I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh

doanh

1 Lợi nhuận trước thuế 11,662,176,097 62,962,508,759 18.03 61.15

2 Điều chỉnh cho các khoản

Khấu hao tài sản cố định 3,454,773,375 8,576,205,075 5.34 8.33

Các khoản dự phòng 16,353,710,194 7,022,118,712 25.28 6.82

Lãi lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái

chưa thực hiện 8,537,739,669 (3,339,252,886) 13.20 (3.24)

Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư (17,406,976,916) (15,522,927,205) (26.91) (15.08)

Chi phí lãi vay 20,720,640,275 22,434,933,508 32.03 21.79

3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

trước những thay đổi vốn lưu động 43,322,062,694 82,133,585,963 66.97 79.78

Tăng giảm các khoản phải thu (1,172,131,757) 52,417,184,022 (1.81) 50.91

Tăng giảm hàng tồn kho (46,993,467,725) 123,442,388,135 (72.64) 119.90

Tăng giảm các khoản phải trả ( không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp )

110,147,370,394 (121,348,383,500) 170.27 (117.86)

Tăng giảm chi phí trả trước (327,415,111) (1,223,937,360) (0.51) (1.19)

Tiền lãi vay đã trả (31,458,769,448) (22,434,933,508) (48.63) (21.79)

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (4,648,548,176) (5,655,675,426) (7.19) (5.49)

Tiền thu khác từ hoạt động kinh

doanh - -

Tiền chi khác cho hoạt động kinh

doanh (4,179,537,632) (4,373,898,160) (6.46) (4.25)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động sản xuất kinh doanh 64,689,563,239 102,956,330,166 100.00 100.00

Bảng 3.12 : Bảng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chênh lệch năm 2009/2008

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Mức chênh lệch Tỷ lệ

%

Tổng dòng tiền vào 170,876,410,004 276,855,338,211 105,978,928,207 62.02

Tổng dòng tiền ra (106,186,846,765) (173,899,008,045) (67,712,161,280) 63.77

Lưu chuyển tiền thuần 64,689,563,239 102,956,330,166 38,266,766,927 59.15

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2009 tăng so với năm 2008, tăng 38.266.766.927 đồng tương đương với 59,15%.

Tổng dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh trong năm 2009 là 276.855.338.211 đồng chiếm 268,91% trên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó : thu từ lợi nhuận trước thuế là 61,15% (tăng 43,12% so với năm 2008) ; thu từ việc điều chỉnh khấu hao tài sản cố định là 8,33% (tăng 2,99%) ; thu từ việc điều chỉnh các khoản dự phòng là 6,82% (giảm 18,46% so với năm 2008) ; thu từ chi phí lãi vay chiếm 21,79% (giảm 10,24%) ; nguồn thu từ các khoản phải thu chiếm 50,91% (tăng 52,72% bù đắp cho khoản chi trong năm 2008 là 1,81%) ; tương tự nguồn thu từ hàng tồn kho trong năm 2009 cũng bù đắp cho phần chi trong năm 2008 – chiếm 119,90% trên lưu chuyển tiển thuần (tăng 192,54%).

Tổng dòng tiền chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2009 là 173.899.008.045 đồng chiếm 168,91% trên lưu chuyển tiền thuần trong đó : chi cho việc điều chỉnh chênh lệch tỷ giá chiếm 3,24% (trong năm 2008 đây là khoản thu vào của công ty) ; chi ra để bù lỗ cho hoạt động đầu tư chiếm 15,08% (giảm 11,83% so với năm 2008) ; chi cho các khoản phải trả chiếm 117,86% ; chi cho các chi phí trả trước chiếm 1,19% (tăng 0,68%) ; chi cho việc trả lãi tiền vay chiếm 21,79% (giảm 26,84% so với năm 2008) ; chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 5,49% và chi cho các hoạt động kinh doanh khác chiếm 4,25% (giảm 2,21%).

Qua đó thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty có dấu hiệu tăng trong năm 2009, công ty mở rộng qui mô sản xuất. Dòng tiền vào trong năm đủ bù đắp cho hoạt động kinh doanh.

b. Phân tích lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng Tỷ trọng %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm

2008

Năm 2009

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Tiền chi mua sắm xây dựng TSCĐ

và các tài sản dài hạn khác (46,404,001,925) (7,876,233,600) 67.75 10.43

Tiền thu từ thanh lý nhượng bán

TSCĐ và các tài sản dài hạn khác - -

Tiền chi cho vay mua các công cụ nợ

của các đơn vị khác (9,100,000,000) - 13.29

cụ nợ của các đơn vị khác

Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn

vị khác (31,245,711,407) (83,326,222,400) 45.62 110.34

Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các

đơn vị khác 845,118,452 160,314,899 (1.23) (0.21)

Tiền thu lãi vay cổ tức và lợi nhuận

được chia 17,406,976,916 15,522,927,205 (25.41) (20.55)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động đầu tư (68,497,617,964) (75,519,213,896) 100.00 100.00

Bảng 3.13 : Bảng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

Chênh lệch năm 2009/2008

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Mức chênh

lệch

Tỷ lệ %

Tổng dòng tiền vào 18,252,095,368 15,683,242,104 (2,568,853,264) (14.07)

Tổng dòng tiền ra (86,749,713,332) (91,202,456,000) (4,452,742,668) 5.13 Lưu chuyển tiền thuần (68,497,617,964) (75,519,213,896) (7,021,595,932) 10.25

Dựa vào bảng phân tích trên thấy rằng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2008 bị lỗ 68.497.617.964 đồng , sang năm 2009hoạt động tiếp tục bị lỗ 75.519.213.896 đồng – tăng thêm 7.021.595.932 đồng tương đương với 10,25%. Nguyên nhân là do tổng dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư trong kỳ không đủ bù đắp cho các khoản chi của hoạt động này.

Tổng dòng tiền vào trong năm 2009 là 15.683.242.104 đồng chiếm tỷ trọng thấp trên lưu chuyển tiền thuần – chỉ có 20,77% (giảm 5,88% so với năm 2008) trong đó : chủ yếu thu từ tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác chiếm 0,21% (giảm 1,02% so với năm 2008) ; thu từ lãi vay cổ tức và lợi nhuận được chia chiếm 20,55% (giảm 4,86% so với năm 2008).

Tổng dòng tiền chi ra cho hoạt động đầu tư trong năm 2009 là 91.202.456.000 đồng chiếm 120,77% trên lưu chuyển tiền thuần của hoạt động này (tăng 4.452.742.668 đồng về mặt giá trị và giảm 5,88% về kết cấu so với năm 2008). Trong đó chi mua sắm xây dựng tài sản cố định chiếm 10,43% (giảm đột biến so với năm 2009 – giảm 57,32% so với năm 2008) ; chi để đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác chiếm tỷ trọng khá cao – chiếm 110,34% (tăng 64,72% so với năm 2008).

Qua phân tích thấy rằng trong cả hai năm 2008 và 2009 hoạt động đầu tư của công ty không được khả quan là mấy. Dòng tiền thu vào không đủ để chi cho hoạt động đầu tư của công ty, dòng tiền vào có dấu hiệu giảm trong khi đó dòng tiền ra lại tăng so với năm 2008. Vì vậy công ty cần xem xét lại chiến lược đầu tư sao cho hợp lý để có thể cải thiện được tình trạng thua lỗ này trong những năm tới.

c. Phân tích lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng

Tỷ trọng %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm

2008

Năm 2009 III Lưu chuyển tiền từ hoạt động

tài chính

Tiền thu từ phát hành trái phiếu nhận góp vốn của chủ sở hữu

132,255,718,990 - (528.44)

Tiền chi trả vốn góp cho các

chủ sở hữu, mua lại cổ phần - -

Tiền vay ngắn hạn, dài hạn

nhận được 30,000,000,000 400,715,580,443 (119.87) (1639.12)

Tiền chi trả nợ gốc vay (163,975,262,506) (425,162,558,529) 655.18 1739.12

Tiền chi trả nợ thuê tài chính - -

Cổ tức lợi nhuận đã trả cho

chủ sở hữu (23,307,942,000) - 93.13

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động tài chính (25,027,485,516) (24,446,978,086) 100.00 100.00

Bảng 3.14 : Bảng lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài chính

Chênh lệch năm 2009/2008

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Mức chênh lệch Tỷ lệ

%

Tổng dòng tiền vào 162,255,718,990 400,715,580,443 238,459,861,453 146.97

Tổng dòng tiền ra (187,283,204,506) (425,162,558,529) (237,879,354,023) 127.02

Lưu chuyển tiền thuần (25,027,485,516) (24,446,978,086) 580,507,430 (2.32)

Cũng giống như hoạt động đầu tư, trong năm 2009 hoạt động tài chính của công ty cũng bị thua lỗ. Năm 2008 hoạt động này bị lỗ 25.027.485.516 đồng , sang năm 2009 lỗ 24.446.978.086 đồng – giảm 580.507.430 đồng tương đương với 2,32% so với năm 2008.

Tổng dòng tiền vào trong năm 2009 là 400.715.580.443 đồng chiếm 1639,12 % trên lưu chuyển tiền thuần (tăng 990,81% so với năm 2008) trong đó thu chủ yếu từ vay ngắn hạn và dài hạn chiếm 1639,12% (tăng cao so với năm 2008 – tăng 1519,25%).

Tổng dòng tiền ra là 425.162.558.529 đồng chiếm 1739,12% trên lưu chuyển tiền thuần (tăng 990,81% so với năm 2008) trong đó chủ yếu là chi để trả nợ gốc vay chiếm 1739,12 % (tăng 1083,94% so vơi năm 2008).

Qua đó thấy rằng hoạt động tài chính của công ty trong năm 2009 không hiệu quả. dòng tiền vào tăng đột biến so với năm 2008 nhưng bên cạnh đó dòng tiền ra cũng tăng một khoản tương tự và có phần cao hơn so với dòng tiền vào. Vì vậy công ty cần xem xét lại chính sách cũng như chiến lược của hoạt động tài chính để cải thiện tình hình trên.

Tóm lại :

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 64,689,563,239 102,956,330,166

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (68,497,617,964) (75,519,213,896)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (25,027,485,516) (24,446,978,086)

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (28,835,540,241) 2,990,138,184

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 35,242,651,462 6,455,965,968

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái qui đổi ngoại tệ 48,854,747 124,950,421

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 6,455,965,968 9,571,054,573

Bảng 3.15 : Bảng tổng hợp lưu chuyển tiền tệ năm 2009

Dựa vào Bảng 3.13 ta thấy rằng :

 Lượng tiền và tương đương tiền đầu kỳ : 6.455.965.968 đồng.  Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ : 2.990.138.184 đồng.

Trong đó :

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kih doanh : 102.956.330.166 đồng. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư : (75.519.213.896) đồng. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính : (24.446.978.086) đồng.  Lương tiền và tương đương tiền cuối kỳ : 9.571.054.573 đồng.

Như vậy, ta thấy rằng lượng tiền thu vào trong kỳ chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh và khoản tồn đầu kỳ. Trong khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư bị

lỗ chủ yếu là do chi ra để đầu tư vào các đơn vị khác thì lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính chi ra cho việc trả nợ gốc vay.

Nếu so sánh kết quả lưu chuyển tiền năm 2009 với 2008 ta thấy :

 Lượng tiền và tương tiền đầu kỳ giảm đáng kể, giảm 28.786.685.494 tương đương với 81,68%.

 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ :

- Năm 2009 : tổng thu > tổng chi (tổng thu : 693.254.160.758 đồng và tổng chi là (690.264.022.574) đồng )

- Năm 2008 : tổng thu < tổng chi (tổng thu :351.384.224.362 đồng và tổng chi là (380.219.764.603) đồng)

 Lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng, tăng 3.115.088.605 đồng tương ứng với 48,25%

3.2 Phân tích các tỷ số tài chính 3.2.1 Các tỷ số thanh toán 3.2.1 Các tỷ số thanh toán

a. Tỷ số thanh toán hiện thời

Tỷ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Tài sản lưu động và đầu tư

ngắn hạn (1) 424,746,679,540 255,956,010,393 (168,790,669,147)

Nợ ngắn hạn (2) 363,515,333,476 253,104,913,826 (110,410,419,650)

Tỷ số thanh toán hiện thời

(1/2) 1.17 lần 1.01 lần (0.16) lần

Ở đây chì tiêu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn bao gồm các khoản : tiền và các khoản tương đương tiền ; các khoản phài thu ngắn hạn ; hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn được lấy từ Bảng cân đối kế toán năm 2009 của công ty. Kết quả trên cho thấy hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong hai năm 2008 và 2009 đều lớn hơn . Cụ thể năm 2008 là 1,17 lần và năm 2009 là 1,01 lần, nghĩa là trong năm 2008 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có 1,17 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán và năm 2009 là 1,01 đồng tài sản ngắn hạn được dùng để thanh toán. Tỷ số này lờn hơn 1cho thấy giá trị của tài sản ngắn hạn của công ty

lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn hay nói cách khác tài sản ngắn hạn của công ty đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn chung tình hình thanh toán của công ty là khá tốt. Tuy nhiên, nếu so với năm 2008 thì tỷ số này giảm 0,16 lần vì qui mô của tài sản lưu động đầu tư ngắn hạn và nợ ngắn hạn trong năm 2009 đều thấp hơn so với năm 2008.

Theo công thức trên ta thấy khả năng thanh toán hiện thời được tính toán dựa trên giá trị của tài sản lưu động mà bản thân tài sản lưu động lại chứa đựng khoản mục hàng tồn kho – đây là một loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền. Vì vậy trong nhiều trường hợp hệ số này không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Để đánh giá chính xác hơn ta dùng chỉ số thanh toán nhanh.

b. Tỷ số thanh toán nhanh

Nhìn chung những doanh nghiệp có qui mô hàng tồn kho nhỏ và dễ dàng thu lại số tiền bán hàng của mình thường hoạt động một cách an toàn hơn các doanh nghiệp có tỷ số thanh toán hiện thời cao nhưng lại bán chịu sản phẩm của mình.

Kết quả trên cho thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty trong hai năm đều dưới 1 và năm 2009 giảm so với năm 2008. Năm 2009 công ty chỉ có 36% tài sản nhanh để thanh toán cho mỗi đồng nợ đến hạn. Đây là một biểu hiện không tốt. Qui mô của tài sản lưu động, tồn kho cũng như nợ ngắn hạn trong năm 2009 đều giảm đáng kể so với năm 2008, có thể là do công ty thay đổi chính sách về hàng tồn kho hay chính sách cơ cấu tài chính … Việc hàng tồn kho giảm là một dấu hiệu tốt nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động – chiếm 66,01% trên tài sản lưu động và 64,82% trên tổng tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2009. Chính điều này đã làm cho hệ số thanh toán nhanh của công ty thấp. Trong thời gian tới công ty cần có những chính sách cũng như biện pháp hợp lý để cải thiện tỷ số này.

c. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền cho biết ngay sự khủng hoảng về tài chính của công ty bởi vì tỷ số này rất nhạy cảm với bất kỳ một biến động nhỏ nào trong hoạt

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Tài sản lưu động (1) 424,746,679,540 255,956,010,393 (168,790,669,147)

Tồn kho (2) 292,392,436,572 168,950,048,437 (123,442,388,135)

Nợ ngắn hạn (3) 363,515,333,476 253,104,913,826 (110,410,419,650)

động kinh doanh của công ty. Chắc chắn rằng công ty nào cũng đều mong muốn có một tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền hợp lý nghĩa là có lượng tiền đầy đủ để trang trải cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao thì quyết định đầu tư là cần thiết phải được xem xét hơn là dự trữ tiền mặt. Tỷ số này quá cao chứng tỏ lượng tiền mặt dự trữ của công ty lớn và các quyết định đầu tư chưa mang lại hiệu quả.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Tiền và các khoản trương tiền (1) 6,455,965,968 9,571,054,573 3,115,088,605

Nợ ngắn hạn (2) 363,515,333,476 253,104,913,826 (110,410,419,650)

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền

(1/2) 0.02 lần 0.04 lần 0.02 lần

Nhận thấy rằng khả năng thanh toán nhanh bằng tiền cảu công ty trong năm 2009 cao hơn năm 2008 nhưng tăng không đáng kể (tăng 0,02 lần). Nguyên nhân là do lượng tiền của công ty tăng trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm so với năm 2008. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty trong năm 2009 được cải thiện. Tuy nhiên, nhìn chung thì tỷ số này trong hai năm vẫn còn thấp - chỉ có 0,02 đồng tiền mặt dự trữ bên ngoài dùng để thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn trong năm 2008 và 0,04 đồng trong năm 2009. Nó cho thấy khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty còn hạn chế. Lượng tiền khó mặt dự trữ của công ty sẽ mà đáp ứng đủ cùng một lúc cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán.

Tóm lại qua phân tích nhận thấy rằng các tỷ số thanh toán của công ty chưa được tốt lắm, khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn còn hạn chế. Trong thời gian tới công ty cần quan tâm hiều hơn đến nhóm tỷ số này, cần có các chính sách biện pháp hợp lý hơn để cải thiện tình hình thanh toán của công ty đối với các khoản nợ đến hạn.

3.2.2 Các tỷ số về đòn cân nợ

Các tỷ số thuộc nhóm này phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ của doanh nghiệp.

a. Tỷ số nợ : gồm hai tỷ số sau

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư tp.hcm (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)