Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học hoàn thiện quy trình kiểm soát cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp đại á chi nhánh trảng bom (Trang 48 - 108)

6. Nội dung nghiên cứu

2.1.4.3 Kết quả kinh doanh

BẢNG 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG 2 NĂM 2011 – 2012 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Doanh thu 4.6519 59.63% 6.0973 56.58%

Chi phí 3.1493 40.37% 4.6794 43.42%

Lợi nhuận 7.8012 100% 10.7767 100%

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính và dịch vụ khách hàng Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom).

BIỂU ĐỒ 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á CHI NHÁNH TRẢNG BOM TRONG 2 NĂM 2011 – 2012

Qua bảng số liệu trên, ta thấy được lợi nhuận năm 2012 đạt 10.7767 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 tương ứng là 2.9755 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu năm 2012 là 6.0973 tỷ đồng, tăng 1.4454 tỷ đồng so với năm 2011. Chi phí năm 2012 là 4.6794 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 tương ứng là 1.5301 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ rằng, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian đều có lãi do tốc độ tăng thu nhập cao hơn tăng chi phí. Lợi nhuận chính là yếu tố quan trọng đối với việc duy trì hoạt động kinh doanh và là nguồn lực đảm bảo phát triển Ngân hàng về mọi mặt. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận đạt được luôn trên đa tăng trưởng.

2.1.5 Những thuận lợi, khó khăn, định hướng và mục tiêu khi hội nhập kinh tế quốc tế:

2.1.5.1 Thuận lợi:

Khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc mở cửa để các nước đầu tư vào Việt Nam là tất nhiên, đặc biệt là lĩnh cực Ngân hàng hiện đang phát triển mạnh. Do vậy, Ngân hàng TMCP Đại Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Á Chi nhánh Trảng Bom nói riêng phải cải cách và thay đổi hơn nữa để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có thể tiếp cận được với những công nghệ mới, và các sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng bạn. Do đó, Ngân hàng có thể hợp tác với các Ngân hàng quốc tế để cải thiện mình hơn, và rút được khoảng cách giữa Ngân hàng trong nước với Ngân hàng nước ngoài.

2.1.5.2 Khó khăn:

Bên cạnh sự thuận lợi thì tất nhiên là sẽ có những khó khăn và thách thức đối với Ngân hàng TMCP Đại Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom nói riêng. Việc hội nhập kinh tế, làm cho các Ngân hàng quốc tế đầu tư vào Việt Nam và thu hút nguồn nhân lực từ các Ngân hàng trong nước là điều không thể tránh khỏi. Ngân hàng còn không đạt được chỉ tiêu đề ra, do Ngân hàng quốc tế đã thu hút hết lượng khách hàng tốt. Bên cạnh đó, việc biến động thị trường hiện nay đã làm cho mức lãi suất vay ngày càng cao, do vậy lượng khách hàng đến vay vốn tại Ngân hàng sẽ bị hạn chế đáng kể. Nếu Ngân hàng vượt qua được khó khăn trên, thì sẽ có nhiều cơ hội phát triển lên tầm cao mới.

2.1.5.3 Định hướng:

Trong tình hình kinh tế hội nhập ngày nay, đã góp phần làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận lợi đó cũng có những khó khăn và thách thức đang đe dọa doanh nghiệp. Khó khăn và thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp là vấn đề về nguồn vốn, các doanh nghiệp đã không đủ vốn để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính vì thế, mà các doanh nghiệp đã đến vay vốn tại Ngân hàng. Trong thời gian ngắn Ngân hàng đã có sự gia tăng đáng kể về tình hình dư nợ trong việc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn, nhưng tình hình dư nợ này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và định hướng của Ngân hàng đề ra là “Ngân hàng phải trở thành 1 trong 20 Ngân hàng bán lẽ hàng đầu Việt Nam”.

Trong khi đó, việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tình hình hiện nay cũng được nhà nước khá quan tâm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển cũng góp phần làm cho nền kinh tế phát triển. Vì thế, mà việc cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một vấn đề cấp thiết. Điều đó giúp cho Ngân hàng có mức tăng trưởng hợp lý, đa dạng hóa được các dịch vụ hiện có tại Ngân hàng. [6]

2.1.5.4 Mục tiêu:

Trước tình hình kinh tế hiện nay khi có nhiều biến động xảy ra thì Ngân hàng đã đặt ra các mục tiêu sau:

Ngân hàng sẽ thực hiện việc tăng trưởng các mặt dịch vụ hiện có tại Ngân hàng để đảm bảo được chỉ tiêu, nhưng đồng thời phải đảm bảo được mức độ an toàn và lợi nhuận cho Ngân hàng. Việc đảm bảo được chỉ tiêu, nhưng phải đảm được an toàn và lợi nhuận cho Ngân hàng, không chỉ được thực hiện ở Ngân hàng TMCP Đại Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Á.

Chi nhánh Trảng Bom nói riêng, mà còn thực hiện ở nhiều Ngân hàng khác trên thế giới. Đối với Ngân hàng TMCP Đại Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom nói riêng, việc đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận góp phần làm cho các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt được hiệu quả nhằm đảm bảo được chỉ tiêu. Để đảm bảo được ba mục tiêu trên và hạn chế được rủi ro là điều không dễ chút nào. Do đó, Ngân hàng TMCP Đại Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom nói riêng, phải điều chỉnh và cân bằng sao cho phù hợp để đảm bảo được chỉ tiêu, an toàn và lợi nhuận.

Ngân hàng phải tăng cường và mở rộng kênh phân phối hơn nữa. Việc phát triển và mở rộng kênh phân phối bằng việc mở rộng mạng lưới hoạt động ở nhiều

nơi khác nhau, cũng là mục tiêu quan trọng của Ngân hàng TMCP Đại Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom.

nói riêng. Vì thế, mà Ngân hàng đã mở ra nhiều Chi nhánh và Phòng giao dịch ở nhiều nơi khác nhau, để Ngân hàng có thể hướng tới mục tiêu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng bán lẽ hàng đầu Việt Nam.

Ngân hàng phải thường xuyên thay đổi công nghệ thông tin và dịch vụ. Vì dịch vụ là một trong những thế mạnh của các Ngân hàng nước ngoài, và đó cũng là khó khăn đối với các Ngân hàng trong nước. Chính vì vậy, mà các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Đại Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom nói riêng, vẫn có những khoảng cách khá xa so với các Ngân hàng khác trên thế giới. Do đó, mà Ngân hàng phải tăng cường các sản phẩm dịch vụ để thu hút nhiều khách hàng. Điều đó, sẽ hướng đến cho Ngân hàng trở thành 1 trong 10 Ngân hàng hàng đầu về công nghệ và dịch vụ.

Ngân hàng cần phải phát triển và đạo tạo bồi dưỡng cho nguồn nhân lực hiện có tại Ngân hàng. Việc phát triển, nâng cao, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng, vì nó cũng góp phần làm cho chỉ tiêu của Ngân hàng đạt được hiệu quả và hạn chế được rủi ro. Việc phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ này, không chỉ ở trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, mà còn phải có đạo đức và tư cách nghề nghiệp, điều đó sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Vì thế, mà Ngân hàng phải sắp xếp, bố trí nhân sự đúng với chuyên môn và năng lực hiện có của họ, và chế độ tiền lương của nhân viên phải phù hợp với năng lực của mỗi người. Đồng thời, Ngân hàng phải thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, cho nhân viên đi học lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phải có chính sách khuyến khích, chế độ ưu đãi để nhân viên thực hiện hiệu quả hơn.

Ngân hàng phải làm công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của mình: đây là công tác giúp cho Ngân hàng có thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Để thực hiện tốt công việc này thì ngoài việc tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, ban lãnh đạo Ngân hàng cần phải làm tốt việc này trong nội bộ Ngân hàng. Công việc tuyên truyền và quảng bá hình ảnh không chỉ là nhiệm vụ của Ngân hàng, mà còn là

nhiệm vụ của toàn thể nhân viên trong Ngân hàng. Nếu một nhân viên trong Ngân hàng làm tốt công việc này thì sẽ thu hút được khách hàng, thì đó sẽ là động lực để thúc đẩy các nhân viên khác thực hiện.

Ngân hàng phải mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác: việc Ngân hàng mở rộng quan hệ hợp tác sẽ phát huy được thế mạnh cho Ngân hàng, và tận dụng việc hợp tác đó Ngân hàng có thể khắc phục và hoàn thiện hệ thống Ngân hàng và các mặt dịch vụ mà Ngân hàng còn hạn chế. Việc hợp tác này sẽ được Ngân hàng TMCP Đại Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom nói riêng, sẵn sàng hợp tác và tìm mọi cơ hội để nâng cao hoạt động kinh doanh, và phát triển công nghệ nhưng đảm bảo được chỉ tiêu, an toàn và hiệu quả. [6]

2.2 Quy trình kiểm soát cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom: [5]

2.2.1 Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 2.2.1.1 Quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay:

Không đủ điều kiện

Duyệt

Không duyệt

SƠ ĐỒ 2.2: THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT CHO VAY

(Nguồn: Phòng QHKH Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom).

Tiếp xúc và tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách

hàng

Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng

Trình hồ sơ vay lên cấp trên xin lịch đi thẩm định

Thẩm định

Phân tích và đề xuất cấp tín dụng

Hoàn chỉnh hồ sơ cấp tín dụng

Giải ngân tiền vay

Kiểm tra giám sát vốn vay

Kết thúc hợp đồng tín dụng

Không cho vay

Diễn giải quy trình:

a. Tiếp xúc và tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng

Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn và đến với Ngân hàng, bản thân chúng ta là nhân viên của phòng QHKH thì điều đầu tiên là chúng ta phải quan tâm đến doanh nghiệp, tiếp xúc và hướng dẫn nhiệt tình vui vẻ cho doanh nghiệp và có nghiệp vụ:

• Tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

• Tìm hiểu sơ bộ về tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Hướng dẫn cho doanh nghiệp về các điều kiện và các thủ tục vay vốn tại Đại Á Ngân hàng.

• Hướng dẫn doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin theo giấy đề nghị vay vốn của Đại Á Ngân hàng.

Khi tiếp xúc với doanh nghiệp rồi, thì nhân viên QHKH phải nắm được các thông tin về doanh nghiệp và ghi vào sổ thông tin tiếp xúc khách hàng như sau:

• Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp.

• Tình hình tài chính và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

• Các giấy tờ liên quan tư cách pháp lý.

• Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua và hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh có thuận lợi, khó khăn gì không.

• Kinh nghiệm ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

• Mục đích vay vốn của doanh nghiệp. • Thời gian vay, nhu cầu vay.

• Phương thức vay, phương thức trả nợ gốc và lãi. • Tài sản đảm bảo cho khoản vay đó là gì.

Sau khi tiếp xúc với doanh nghiệp, nhân viên QHKH thấy doanh nghiệp không đủ điều kiện cho khoản vay, thì nhân viên QHKH phải từ chối một cách khéo léo, để cho doanh nghiệp tìm một phương án vay khác.

b. Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng

Nhân viên QHKH hướng dẫn để doanh nghiệp cung cấp hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của Đại Á Ngân hàng (hồ sơ phải phù hợp với từng loại khách hàng, và phù hợp với nhu cầu vay vốn).

Nhân viên QHKH tiếp nhận hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp cung cấp, trên cơ sở có kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và phải đối chiếu với bản chính. Tùy vào từng hồ sơ vay, mà bao gồm các tài liệu sau: hồ sơ vay vốn, hồ sơ khả năng tài chính, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản đảm bảo……

Sau đó, nhân viên QHKH sẽ trình hồ sơ lên cấp trên, cấp trên xem qua hồ sơ, nếu thấy khả thi thì sẽ duyệt hồ sơ, và nhân viên QHKH sẽ cho doanh nghiệp lịch hẹn thẩm định.

Trường hợp nếu doanh nghiệp là khách hàng mới tại Đại Á Ngân hàng:

Nếu khách hàng là pháp nhân:

Hồ sơ bắt buộc phải có:

• Giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, bảng báo cáo tình hình tài chính, bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. • Hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay.

Đồng thời, khách hàng phải kèm theo những giấy tờ sau:

• Giấy phép đăng ký kinh doanh (trong thời gian còn hiệu lực). • Giấy phép hành nghề.

• Các tài liệu chứng minh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, bảng báo cáo tình hình tài chính, bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

• Các quy định, và điều lệ của doanh nghiệp. • Các giấy tờ pháp lý.

Nếu khách hàng là thể nhân:

Hồ sơ bắt buộc phải có:

• Giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, dự án đầu tư.

• Các giấy tờ mang tính pháp lý như: chứng minh nhân dân, hộ khẩu. • Hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên nhận hồ sơ nhà, đất; hợp đồng mua bán, cho tặng; tờ khai lệ phí trước bạ; các giấy tờ khác về nhà, đất).

Đồng thời, khách hàng phải kèm theo những giấy tờ sau: • Giấy phép đăng ký kinh doanh.

• Giấy chứng minh ngành nghề.

• Giấy phép xây dựng, và bản vẽ nếu vay vốn để xây nhà ở.

• Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, khả năng trả nợ (thu nhập của cơ quan, hợp đồng lao động….).

• Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn.

Đối với các khách hàng cũ đã từng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Á:

Hồ sơ vay vốn bao gồm:

• Các giấy tờ chấp nhận dùng tài sản để thế chấp, cầm cố vay vốn, hay bão lãnh vay vốn của bên thứ ba.

• Các giấy tờ liên quan khác.

Nhân viên QHKH cần lưu ý, khi nhận hay tiếp xúc các loại giấy tờ trên, nhân viên QHKH cần phải xem bản chính. Nếu có tiếp nhận bằng bảng photo, thì bảng photo đó phải có công chứng, hoặc phải đối chiếu với bảng chính.

c. Thẩm định

Ngân hàng sau khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, và được cấp trên phê duyệt, thì nhân viên QHKH sẽ tiến hành công tác thẩm định. Tùy theo quy mô của khoản vay, mà nhân viên phòng QHKH, sẽ trực tiếp đi thẩm định, hoặc xin lịch thẩm định cùng các cấp lãnh đạo. Đây là bước khởi đầu quan trọng nhất trong quy

trình nghiệp vụ tín dụng. Việc thẩm định hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp cần tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

- Thẩm định khả năng tài chính, và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhằm mục đích xác định được khả năng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, nhân viên QHKH đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay không cấp tín dụng.

- Kiểm tra thông tin doanh nghiệp cung cấp qua hồ sơ và thực tế có chính xác, hợp lý, hợp lệ không.

- Thẩm định phương án vay vốn và nguồn trả nợ của doanh nghiệp. - Thẩm định về tình hình của phương án:

• Tính chính xác, và tính trung thực của các số liệu trên các bảng báo

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học hoàn thiện quy trình kiểm soát cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp đại á chi nhánh trảng bom (Trang 48 - 108)