6. Nội dung nghiên cứu
2.2.1.4 Quy trình thu hồi nợ
SƠ ĐỒ 2.5: QUY TRÌNH THU HỒI NỢ VAY
(Nguồn: Phòng QHKH Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom).
Diễn giải quy trình:
Nhằm chuyên môn hóa nghiệp vụ thu hồi nợ, tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác thu hồi nợ, Đại Á Ngân hàng đã thiết lập quy trình thu hồi nợ giữa các phòng ban để đảm bảo cho Ngân hàng hạn chế được những tổn thất.
a. Đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi khi đáo hạn
Trước khi đến kì hạn trả nợ, kênh phân phối của Đại Á Ngân hàng sẽ tổng hợp danh sách các khoản vay của tổ chức. Từ danh sách đó, trưởng đơn vị sẽ phân công trách nhiệm thu hồi nợ cho phòng QHKH và dịch vụ khách hàng. Nhân viên QHKH nào đi thẩm định cho doanh nghiệp, thì có nghĩa vụ đôn đốc và thu hồi nợ gốc và lãi của doanh nghiệp đó khi đáo hạn. Trước ngày đáo hạn, thì kênh phân phối của Đại Á Ngân hàng đã tự động nhắc nợ doanh nghiệp bằng tin nhắn SMS. Tin nhắn này sẽ được gửi vào ngày đến hạn khoản vay (T: là ngày đến hạn khoản vay) – 4.Trên tin nhắn SMS này Đại Á Ngân hàng sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết số tiền gốc và lãi doanh nghiệp cần phải đóng, và ngày đến hạn trả của doanh
Chuyển nợ quá hạn Thu nợ
Đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi khi đáo hạn
Xử lý tài sản đảm bảo để
nghiệp. Hằng ngày, nhân viên dịch vụ khách hàng sẽ phải theo dõi những tin nhắn gửi nhắc nợ, nếu thấy gửi không thành công thì sẽ tiến hành gọi điện thoại nhắc nợ doanh nghiệp. Việc gọi điện này cũng sẽ được thực hiện vào ngày đến hạn khoản vay (T: là ngày đến hạn khoản vay) – 4, và được thực hiện 1 lần / kỳ.
Đối với những doanh nghiệp thường trả chậm hoặc có nợ quá hạn, lúc thông báo cho doanh nghiệp thì nhân viên QHKH phải nêu rỏ cho doanh nghiệp biết các biện pháp Ngân hàng sẽ áp dụng, khi doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn như: áp dụng lãi suất khi quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo….
Đối với những doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, khi được sự thỏa thuận giữa hai bên, khi đến kỳ hạn trả nợ thì Ngân hàng có thể tự động trích tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để thực hiện việc thu nợ. Trường hợp nếu trong tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, nhỏ hơn số tiền doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng, thì nhân viên QHKH sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết.
Khi phát hiện những doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn, nhân viên QHKH cần phải thông báo lên cấp trên để xử lý kịp thời như: phong tỏa tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, quản lý tiền gửi của doanh nghiệp,… Khi doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn vì một lý do nào đó, thì doanh nghiệp có thể làm đơn xin gia hạn nợ, và trình lên cấp trên để xem xét.
b. Thu nợ
Khi đến hạn trả nợ, nhân viên QHKH sẽ phối hợp cùng với các bộ phận như: bộ phận kế toán, bộ phận ngân quỹ để thực hiện việc thu nợ của doanh nghiệp.
Công việc thu nợ này sẽ được thực hiện vào ngày đến hạn khoản vay (T: là ngày đến hạn khoản vay) +1, nếu trong khoản thời gian này mà doanh nghiệp không trả nợ, thì nhân viên QHKH sẽ gọi điện thoại nhắc nhở doanh nghiệp vào ngày đến hạn khoản vay (T: là ngày đến hạn khoản vay) + 5, công việc này được thực hiện 1- 3 lần / kỳ.
Khi thực hiện được thu nợ đối với doanh nghiệp, nhân viên QHKH cần phải thu thập các chứng từ chứng minh việc trả nợ của doanh nghiệp để lưu vào hồ sơ.
Đồng thời, phải ghi chép đầy đủ mỗi kỳ hạn trả nợ của doanh nghiệp ở trên phiếu theo dõi khoản vay.
c. Chuyển nợ quá hạn
Khi đến kỳ hạn trả nợ mà doanh nghiệp không trả đúng hạn hoặc trả không đủ, thì nhân viên QHKH sẽ thực hiện việc chuyển nợ quá hạn.
Trường hợp doanh nghiệp trả gốc và lãi hàng tháng:
Đại Á Ngân hàng và doanh nghiệp thỏa thuận khoảng thời gian trả nợ gốc và lãi hàng tháng tối đa là 10 ngày và được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng. Nếu quá thời hạn trả nợ đã thỏa thuận, doanh nghiệp không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ gốc và lãi theo cam kết thì toàn bộ số dư nợ vay sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, và được phân loại vào nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro.
Trường hợp trả nợ cuối cùng theo hợp đồng tín dụng:
Nếu doanh nghiệp không trả được nợ đúng hạn vào ngày trả nợ cuối cùng ghi trong hợp đồng tín dụng, thì toàn bộ số dư nợ sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn ngay ngày hôm sau, và được phân loại vào nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro.
Cùng với việc chuyển nợ quá hạn thì Ngân hàng cũng áp dụng tính lãi quá hạn khi doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn.
Nợ quá hạn do chậm trả lãi: Ngân hàng sẽ không tính lãi quá hạn, mà chỉ thu phí phạt chậm trả lãi. Thời điểm bắt đầu tính phạt khi khoản vay chuyển nợ quá hạn.
Nợ quá hạn do chậm trả dần gốc: Ngân hàng sẽ tính lãi quá hạn phần nợ gốc chậm trả. Thời điểm bắt đầu tính phạt khi khoản vay chuyển nợ quá hạn.
Trường hợp cần thiết, khi thấy khoản vay chuyển sang nợ quá hạn mà thấy doanh nghiệp vẫn chưa đóng, thì nhân viên QHKH có thể xuống tận doanh nghiệp để thực hiện việc thu hồi nợ.
Công thức khi khách hàng chậm trả nợ gốc và lãi:
Dư nợ X Lãi suất vay X Số ngày vay Số tiền lãi tính lãi (năm) thực tế phải trả =
360
Số tiền lãi X Lãi suất phạt chậm X Số ngày chậm chậm trả trả lãi trả
Số tiền phạt =
360
Trong đó: lãi suất phạt chậm trả lãi = 150% lãi suất vay trong hạn.
d. Xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ
Khi doanh nghiệp không trả được nợ khi đến hạn, mà khoản vvay đó được thế chấp bằng tài sản đảm bảo, thì nhân viên QHKH có thể xem xét và đề xuất ý kiến lên cấp trên xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ.
2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm soát cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom: [4]