Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học hoàn thiện quy trình kiểm soát cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp đại á chi nhánh trảng bom (Trang 32 - 36)

6. Nội dung nghiên cứu

1.8.2.5 Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong việc cho vay. Quy trình này bao gồm nhiều khâu, theo một trật tự nhất định. Dưới đây, là quy trình sơ đồ quy trình cho vay.

SƠ ĐỒ 1.1: QUY TRÌNH CHO VAY

Khách hàng Nhân viên QHKH Hồ sơ xin vay

Thẩm định hồ sơ

Quyết định cho vay

Thực hiện quyết định cho vay Ký hợp đồng tín dụng Giải ngân Tổ chức giám sát khách hàng vay Thu nợ Thu không đủ Thu đủ Thanh lý hợp đồng Xử lý tài sản khởi kiện Xử lý rủi ro Gia hạn nợ, đảo nợ Thông báo

Diễn giải quy trình:

Bước 1: Khách hàng đến Ngân hàng gặp nhân viên QHKH để trao dổi nhu cầu vay vốn của mình.

Bước 2: Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn (đơn xin vay, hồ sơ pháp lý...). Bước 3: Nhân viên QHKH xuống nhà khách hàng để thẩm định.

Bước 4: Nhân viên QHKH trình hồ sơ cho giám đốc, để giám đốc quyết định cho vay không.

Bước 5: Thiện hiện quyết định cho vay và kèm theo một số điều kiện cần thiết. Bước 6: Gửi thông báo cho khách hàng về nhu cầu vay vốn của khách hàng đã được Ngân hàng đồng ý.

Bước 7: Khách hành đồng ý các điều kiện của Ngân hàng thì 2 bên tiến hành ký hợp đồng tín dụng.

Bước 8: Sau khi ký hợp đồng tiến hành giải ngân cho khách hàng (Ngân hàng hẹn khách hàng một ngày cụ thể để nhận tiền vay).

Bước 9: Giám sát đốc thu nợ, kiểm tra các hóa đơn chứng từ. Bước 10: Thu nợ là thu tiền khách hàng.

Bước 11: Nếu thu không đủ nghĩa là khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

• Xử lý rủi ro: có bộ phận xử lý thu hồi khoản nợ xấu cho Ngân hàng.

• Gia hạn nợ, đốc nợ: kéo dài thời gian trả nợ cho khách hàng, làm hồ sơ mới để khách hàng có khã năng kinh doanh trả nợ cho Ngân hàng. • Xử lý tài sản khởi kiện: sau khi Ngân hàng đã kéo dài thời gian cho khách

hàng nhưng khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng được gửi đơn ra tòa để xử lý thu hồi vốn cho Ngân hàng nếu thu đủ thì thôi, thu thiếu thì Ngân hàng chịu, thu dư thì phải trả lại khoản dư cho khách hàng. Sau đó thánh lý hợp đồng.

Bước 12: Nếu thu đủ nghĩa là Ngân hàng đã thu đủ khoản tiền cho khách hàng vay và thanh lý hợp đồng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Thông qua chương 1 “ Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ ” cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về các vấn đề cơ bản của hoạt động kiểm soát nội bộ, sự cần thiết của kiểm soát nội bộ, chức năng, mục tiêu, rủi ro, cơ chế, hạn chế tiềm tàng và những lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Các mục tiêu của đơn vị có thể sẽ đạt được nếu hệ thống kiểm soát nội bộ ở đơn vị đó được đánh giá là thật sự hữu hiệu. Tuy nhiên, do bản thân bất kì hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng tồn tại những hạn chế vốn có nhất định nên khi thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ, đơn vị cần phải quan tâm để tối thiểu hóa các tác động của những hạn chế này.

Chương 2 tiếp theo sẽ đi vào phân tích và đánh giá thực trạng quy trình kiểm soát cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học hoàn thiện quy trình kiểm soát cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp đại á chi nhánh trảng bom (Trang 32 - 36)