Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đạ iÁ chi nhánh Trảng Bom

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học hoàn thiện quy trình kiểm soát cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp đại á chi nhánh trảng bom (Trang 38 - 108)

6. Nội dung nghiên cứu

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đạ iÁ chi nhánh Trảng Bom

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á CHI NHÁNH TRẢNG BOM

(Nguồn: Phòng hành chánh nhân sự Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom).

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

• Ban giám đốc:

Giám đốc chi nhánh có quyền hành cao nhất trong chi nhánh, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng.

Phó giám đốc thực hiện theo quyền hạn và nhiệm vụ được phân cấp, thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc đi vắng, chỉ đạo một số công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình.

Ban giám đốc có trách nhiệm cùng nhau điều hành tốt các hoạt động của chi nhánh. • Phòng QHKH: bao gồm bộ phận tín dụng cá nhân và doanh nghiệp

nhiệm vụ chủ yếu là : GIÁM ĐỐC Phòng KTTC & DVKH Bộ phận Ngân Quỹ Phòng QHKH Phòng Hành chành nhânsự Phòng Giao dịch TD - CN TD - DN Kho Quỹ Kiểm Ngân PGD Trung Hòa PGD Hố Nai 3 PHÓ GIÁM ĐỐC

Đề ra kế hoạch và thực hiện các công tác tiếp thị, thu hút khách hàng mới về giao dịch tại Đại Á Ngân hàng.

Tiếp thu và thực hiện các chỉ đạo của Lãnh Đạo và Ngân hàng trong công tác Tín Dụng.

Đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cá nhân và có kế hoạch thực hiện hoàn thành chỉ tiêu đưa ra.

Lập kế hoạch theo dõi nợ vay thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời những khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc khách hàng có dấu hiệu suy yếu về tài chính để báo cáo với Lãnh đạo có biện pháp xử lý khéo léo và kịp thời nhằm tránh gây ra tổn thất cho Ngân hàng.

Theo dõi và quản lý hồ sơ vay của khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng.

Bảo mật các tài liệu, thông tin của khách hàng, của Ngân hàng theo đúng quy định.

Cập nhật và Báo cáo cho Ban lãnh đạo các vấn đề về chính sách cho vay, chế độ ưu đãi và chăm sóc khách hàng của các Ngân hàng bạn cũng như những mặt còn hạn chế của Ngân hàng Đại Á để có biện pháp chăm sóc khách hàng tốt hơn.

• Phòng kế toán tài chính và dịch vụ khách hàng:

Thực hiện chức năng hạch toán kế toán, thu chi nghiệp vụ tại Chi nhánh. Thực hiện các giao dịch và cung ứng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

Quản lý chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản toàn chi nhánh. Tiếp nhận và mở các hồ sơ khách hàng mới, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng (mẫu dấu, chữ ký...).

Thực hiện các giao dịch, cung ứng các sản phẩm dịch vụ và phối hợp với phòng tín dụng thực hiện các nghiệp vụ kế toán cho vay.

• Bộ phận ngân quỹ :

Ngân quỹ trực tiếp thu chi tiền hay các loại chứng từ khác. Quản lý ngân quỹ hàng ngày, lưu trữ các hồ sơ số liệu về hạch toán kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng, giao nhận giấy tờ có giá và đảm bảo an toàn kho quỹ theo các quy định hiện hành.

• Phòng hành chánh – nhân sự:

Quản lý tài sản, hành chánh và công tác nhân sự, cũng như tham mưu với ban giám đốc trong việc điều động, bổ nhiệm, kỷ luật, khen thưởng cán bộ Ngân hàng tại chi nhánh.

• Phòng Giao dịch:

Gồm phòng giao dịch Trung Hoà và phòng giao dịch Hố Nai 3

- Phòng giao dịch Trung Hoà khai trương 14/07/2008, một xã trọng điểm của huyện Trảng Bom có cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông thuận lợi, tập trung nhiều loại hình doanh nghiệp, sức thu hút đầu tư bên ngoài lớn. Phòng giao dịch Trung Hoà tập trung phát triển khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ, các hộ kinh doanh cá thể nông nghiệp và tiêu dùng. - Phòng Giao dịch Hố Nai 3 khai trương 23/07/2008. Địa bàn được đánh giá cao, với việc tập trung hai khu công nghiệp Hố Nai và Sông Mây. Việc kinh doanh mua bán trên thị trường tấp nập, có nhiều doanh nghiệp nhỏ. Mức sống người dân tương đối cao, nhu cầu vốn, sử dụng dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn lớn. [6]

2.1.3 Vai trò – Chức năng – Nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom: [6] nhánh Trảng Bom: [6]

2.1.3.1 Vai trò:

NHTM đóng vai trò tập trung vốn của nền kinh tế.

NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

NHTM góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế.

NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương.

2.1.3.2 Chức năng:

• Chức năng trung gian tín dụng:

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay, góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.

Đối với người gửi tiền, họ thu được khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức lãi tiền gửi mà Ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, Ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.

Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn kinh doanh tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp, chỉ tiêu, thanh toán mà không tiêu tốn nhiều sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm những nơi cung ứng vốn riêng lẻ.

Đặc biệt là đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng như cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM.

• Chức năng tạo tiền:

Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước. Bản thân các NHTM trong quá trình thực hiện các chức năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện ở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.

Trong khoản tích trữ ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống NHTM có khả năng tạo nên số tiền gửi (tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ…Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do Ngân hàng nhà nước phát hành mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các NHTM tạo ra. Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ tín dụng Ngân hàng và việc lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà NHTM cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của NHTM, từ đó là tăng lượng tiền cung ứng.

• Chức năng trung gian thanh toán:

Ở đây, NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

Việc NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này mô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng đã

giảm được lượng tiền mặt lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản…

NHTM thu phí thanh toán. Hơn nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng.

2.1.3.3 Nhiệm vụ:

• NHTM: Nhiệm vụ cơ bản nhất của Ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. NHTM là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của NHTM. Hoạt động của NHTM phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.

• Ngân hàng nhà nước: Không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi quốc gia chỉ có một Ngân hàng Nhà nước duy nhất, có thể gọi là Ngân hàng mẹ có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều NHTM, có thể coi là các Ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. Trong trường hợp NHTM đứng trên bờ vực phá sản, Ngân hàng Trung ương sẽ là nguồn cấp vốn cuối cùng mà NHTM tìm đến.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom: nhánh Trảng Bom:

BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TRONG 2 NĂM 2011 – 2012 ĐVT: Tỷ đồng

Chi tiêu Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tiền gửi doanh

nghiệp 408.4157 58.68% 522.9037 61.23%

Tiền gửi dân cư 287.5483 41.32% 331.0379 38.77%

Tổng cộng 695.964 100% 853.9416 100%

(Nguồn: Phòng QHKH Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom).

BIỂU ĐỒ 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á CHI NHÁNH TRẢNG BOM TRONG 2 NĂM 2011 – 2012

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình huy động vốn năm 2012 của Ngân hàng là 853.9416 tỷ đồng, tăng 157.9776 tỷ đồng so với năm 2011. Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2012 là 331.0379 tỷ đồng, tăng 43.4896 tỷ đồng so với năm 2011. Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp năm 2012 là 522.9037 tỷ đồng, tăng 114.488 tỷ đồng so với năm 2011. Kết quả như trên cho thấy được Ngân hàng đã nắm bắt được nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp, có những chính sách kế hoạch huy động vốn, đã linh hoạt tăng cương chính sách chăm sóc khách hàng đa dạng hóa sản phẩm mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy nguồn vốn huy động tại chi nhánh ngày càng tăng.

Qua bảng số liệu, ta thấy được tiền gửi doanh nghiệp vào Ngân hàng năm 2012 đạt 522.9037 tỷ đồng, tăng 114.488 tỷ đồng so với năm 2011. Điều này chứng tỏ rằng Ngân hàng đã đưa ra được những chính sách biện pháp hợp lý, đảm bảo được việc thanh toán an toàn và tiện lợi, khuyên khích doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng.

Đối với tiền gửi dân cư vào Ngân hàng năm 2012 là 331.0379 tỷ đồng, tăng 43.4896 tỷ đồng so với năm 2011. Nhìn chung, tiền gửi dân cư vào Ngân hàng còn hạn chế. Chính vì vậy, Ngân hàng cần đưa ra nhưng chính sách khuyên khích cư dân gửi tiền vào Ngân hàng như: tăng lãi suất, gửi tiết kiệm sẽ có quà …

2.1.4.2 Doanh số cho vay:

Hoạt động cho vay của các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Sau đây là tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom trong 2 năm 2011 – 2012.

BẢNG 2.2: DOANH SỐ CHO VAY TRONG 2 NĂM 2011 – 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Ngắn hạn 399.0558 57.72% 544.5319 59.05%

Trung và dài

hạn 292.2975 42.28% 377.5926 40.95%

Tổng cộng 691.3533 100% 922.1245 100%

(Nguồn: Phòng QHKH Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom).

BIỂU ĐỒ 2.2: TÌNH HÌNH VỀ DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á CHI NHÁNH TRẢNG BOM TRONG 2 NĂM 2011 – 2012

Qua bảng số liệu trên, cho ta thấy được doanh số cho vay của Ngân năm 2012 đạt 922.1245 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 tương ứng là 230.7712 tỷ đồng. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng năm 2012 là 544.5319 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 tương ứng là 145.4761 tỷ đồng. Doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng năm 2012 là 377.5926 tỷ đồng , tăng 85.2951 tỷ đồng so với năm 2011.Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2012 tăng so với năm 2011 là do thời gian qua Ngân hàng đã nổ lực tìm kiếm, đưa ra những gói sản phẩm và những mức lãi suất phù hợp đáp ứng được nhu cầu vay vốn, cũng như sự hướng dẫn tận tính giúp khách hàng hoàn tất các thủ tục vay vốn nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian của khách hàng.

2.1.4.3 Kết quả kinh doanh:

BẢNG 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG 2 NĂM 2011 – 2012 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Doanh thu 4.6519 59.63% 6.0973 56.58%

Chi phí 3.1493 40.37% 4.6794 43.42%

Lợi nhuận 7.8012 100% 10.7767 100%

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính và dịch vụ khách hàng Ngân hàng TMCP Đại Á chi nhánh Trảng Bom).

BIỂU ĐỒ 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á CHI NHÁNH TRẢNG BOM TRONG 2 NĂM 2011 – 2012

Qua bảng số liệu trên, ta thấy được lợi nhuận năm 2012 đạt 10.7767 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 tương ứng là 2.9755 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu năm 2012 là 6.0973 tỷ đồng, tăng 1.4454 tỷ đồng so với năm 2011. Chi phí năm 2012 là 4.6794 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 tương ứng là 1.5301 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ rằng, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian đều có lãi do tốc độ tăng thu nhập cao hơn tăng chi phí. Lợi nhuận chính là yếu tố quan trọng đối với việc duy trì hoạt động kinh doanh và là nguồn lực đảm bảo phát triển Ngân

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học hoàn thiện quy trình kiểm soát cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp đại á chi nhánh trảng bom (Trang 38 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w