ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC HTCT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 70 - 96)

4.4.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là thước đo quan trọng khi cho điểm và lựa chọn sản phẩm của người sản xuất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống NLKH tại điểm nghiên cứu thông qua chỉ số thu nhập và chi phí của từng mô hình. Trong đó các PTCT trồng cây dài ngày như: Thông, Keo, Cà phê, Bơ, Chè, Dâu tằm, Lúa nước… trong một mô hình được tính theo phương pháp động với tỷ chiết khấu được tính theo lãi suất 10 %/năm. Định mức công lao động là 80.000 đồng/công, các vật tư quy về giá cả của năm 2011.

Do tương đồng về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lập địa, nên trong cùng 1 xã có rất nhiều HTCT tương đối giống nhau chỉ khác nhau bởi quy mô diện tích, mức độ thâm canh, tập quán canh tác và phương thức canh tác. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình trên địa bàn xã xã là rất quan trọng để lựa chọn những mô hình tốt nhất, có hiệu quả kinh tế cao làm cơ sở nhân rộng mô hình ra toàn xã để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Do giới hạn, đề tài đã phân loại và đánh giá cụ thể 2 mô hình nông lâm kết hợp đại diện tại địa phương đó là: Mô hình 1(Keo tai tượng, Cà phê, Chè, Dâu tằm); Mô hình 2 (Thông, Bơ xen cà phê, lúa nước)

Bảng 4.6: Mô tả các mô hình

Stt Mô tả Mô hình 1 Mô hình 2

1 Diện tích (ha) 5,3 3,45

2 Năm trồng 2000 2000

3 Loài cây trồng Keo, Cà phê, Chè, Dâu tằm Thông 3 lá, Bơ xen cà phê, lúa nước

4 Đất

Đất tầng dầy, được hình thành do đá

diorit có mầu nâu vàng

Đất tầng dầy, được hình thành do đá diorit có mầu nâu vàng

5 Độ dốc 200 200

6 Phương thức

trồng Nông lâm kết hợp Nông lâm kết hợp 7

Mật độ trồng cây lâm nghiệp (cây/ha)

2220 2220

8 Xử lý thực bì Phát toàn diện Phát toàn diện

9 Kích thước hố 30x30x30cm 30x30x30cm

10 Phân NPK bón lót 0,2kg/hố 0,2kg/hố

11 Số năm chăm sóc 3 năm đầu 4 năm đầu

Trong giai đoạn hiện nay con người quan tâm đến sử dụng đất hiệu quả gắn với bền vững. Có nghĩa xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Một mô hình sử dụng đất được coi là hiệu quả và bền vững là một mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được các vấn đề xã hội được xã hội chấp nhận, có tác dụng bảo vệ sinh thái môi trường, không làm huỷ hoaị môi trường.

Bảng 4.7: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của 2 mô hình đại diện Chỉ tiêu Mô hình NPV (đồng) BPV (đồng) CPV (đồng) BCR (đồng/đồng) IRR (%) Mô hình 1 55.151.000 143.472.000 88.320.000 1.62 38 Mô hình 2 9.423.000 45.921.000 36.498,000 1.26 14 Nhận xét:

Qua bảng số liệu ở trên cho thấy mô hình 1(Keo tai tượng, Cà phê, Chè, Dâu tằm) đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với mô hình 2 với NPV = 55.151.000 đồng/9.423000 đồng/năm.

Đối với chỉ tiêu BCR thì mô hình 2 vẫn thấp hơn mô hình 1. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh tế cũng như việc sử dụng đồng vốn đâu tư của mô hình 1 là cao hơn mô hình 2.

Đối với các chỉ tiêu khác như CPV, BPV và IRR thì mô hình 1 đều cao hơn hẳn so với mô hình 2.

Cả 2 mô hình cho các chỉ số kinh tế NPV > 0, BCR > 1, IRR > r (r = 10%), chứng tỏ đây là 2 PTCT đạt hiệu quả kinh tế cao, kinh doanh có lãi.

Tóm lại, qua quá trình phân tích có thể nhận thấy hiệu quả kinh tế của các mô hình chủ yếu phụ thuộc vào chi phí đầu vào cho sản xuất, kết hợp với thị trường tiêu thụ ổn định thì hiệu quả kinh tế thu được cao. Qua nghiên cứu cho thấy một số cây trồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế HGĐ và có nhiều triển vọng trong cơ cấu cây trồng thời gian tới là: Chè, Dâu tằm … .

4.4.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội dùng để đánh giá tình hình xã hội trong cộng đồng thôn bản do ảnh hưởng của các mô hình canh tác trong khu vực, nó phản ánh mức độ chấp nhận của người dân đối với mô hình sản xuất đó. Một mô hình sản xuất được người dân chấp nhận không những cho hiệu quả kinh tế cao và cho thu nhập thường xuyên, mà còn phù hợp với phong tục tập quán của người dân, có hiệu quả giải quyết công ăn việc làm và có khả

năng phát triển sản xuất hàng hoá.

Để đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình sử dụng đất lâm nghiệp đề tài sử dụng 3 chỉ tiêu đó là số ngày công sử dụng; số lượng sản phẩm của mô hình và mức độ chấp nhận của người dân đối với mô hình. Kết quả đánh giá được thể hiện ở biểu sau.

Bảng 4.8: Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình NLKH TT Chỉ tiêu Mô hình 1 Mô hình 2

1 Ngày công sử dụng

(công/ha/năm) 145 89,5

2 Số loại sản phẩm 4 3

3 Mức độ chấp nhận của người dân

(%) 42,25 38,50

Nhận xét: Qua phỏng vấn người dân về Mô hình 1 gồm thành phần các loài cây như Keo, Cà phê, Chè, Dâu tằm cho thấy đây là mô hình có khả năng phát triển thành hàng hoá rất cao , do thị trường tiêu thụ rộng, được người dân ưa chuộng hơn vì nó phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như nguyện vọng của người dân nơi đây.

Hiệu quả giải quyết việc làm là một tiêu chí quan trọng mang tính xã hội cao. Giải quyết việc làm đã và đang trở thành tiêu chí được quan tâm của bất kỳ mô hình sử dụng đất nào vì nó tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi trong thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân để phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua kết quả phỏng vấn cho thấy hiệu quả giải quyết việc làm của mô hình 1 tương đối lớn vì nó thu hút nhiều lao động trong thôn tham gia.

Ở mô hình 1, số công lao động tham gia bình quân/ha/năm là 145 công cao hơn nhiều so với mô hình 2: 89,5 công vì trong cơ cấu cây trồng trong mô hình 1 được bố trí những loại cây trồng như Chè, Dâu nuôi tằm, đây là những loại cây trồng tạo ra rất nhiều việc làm, phù hợp vợi mọi lứa tuổi trong cộng đồng.

4.4.3. Hiệu quả môi trường

Hiện nay, môi trường là vấn đề rất được quan tâm và là một yếu tố rất quan trọng đối với các vùng đất dốc, nó có tác động sâu sắc tới công tác quản lý và sản xuất NLN bền vững. Để đánh giá hiệu quả môi trường một cách toàn diện và chính xác cần phải có các công trình nghiên cứu khoa học trong nhiều năm. Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi đánh giá hiệu quả môi trường bằng phương pháp đánh giá nhanh kết hợp với sự tham gia của người dân

Nhóm chỉ tiêu môi trường để đánh giá cây trồng dài ngày gồm: (i) độ tàn che, độ che phủ, chỉ số đa dạng loài được đánh giá thông qua đo đếm và thảo luận cho điểm, (ii) tăng chất hữu cơ cho đất, giảm xói mòn bề mặt đất, giun hoạt động nhiều, tầng canh tác tơi xốp, năng suất ổn định được đánh giá thông qua thảo luận nhóm của người dân. Đối với cây trồng ngắn ngày, các chỉ tiêu được người dân thảo luận, đánh giá. Việc đánh giá thông qua sự thay đổi của một số chỉ tiêu môi trường đất và mức độ xói mòn trên cơ sở so sánh với đặc điểm đối tượng đánh giá lúc trước khi xây dựng mô hình theo các cấp độ (-2) giảm mạnh, (-1) giảm, (0) không đổi, (1) tăng, và (2) tăng mạnh

Kết quả thảo luận các chỉ tiêu được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 4.9: Tổng hợp và đánh giá hiệu quả môi trường của các PTCT Tiêu chí PTCT Độ tàn che Độ che phủ (%) Tăng chất hữu cơ đất Giảm xói mòn bề mặt Giun hoạt động Tầng canh tác tơi xốp ĐTC Điểm ĐCP Điểm Mô hình 1 0,8 1 65 0 1 1 0 1 Mô hình 2 0,75 -1 70 1 -1 1 0 0

Từ kết quả bảng trên cho thấy:

Mô hình 1 được đánh giá đạt hiệu quả môi trường cao, hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều không đổi và tăng so với trước khi thiết lập mô hình, nguyên nhân trong quá trình canh tác đất, hàng năm có một lượng phân tằm trong quá trình chăn

nuôi đã cung cấp, hơn nữa trong mô hình chủ hộ đã bố trí một số cây muồng chắn gió trong vườn Cà phê và bố trí trồng Keo trên đỉnh đồi.

Keo là cây họ đậu nên bộ rễ có khả năng cố định đạm rất tốt giúp cải tạo tính chất lý hoá của đất, tăng độ phì cho đất đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng các loài cây bụi thảm tươi. Mặt khác, cây sinh trưởng phát triển nhanh, tạo độ che phủ lớn trên mặt đất làm tăng khả năng bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi. Vì vậy mà ngoài việc được đánh giá là loài cây cho hiệu quả kinh tế xã hội cao thì đây còn là một loài cây có hiệu quả môi trường tốt nhất.

4.4.4. Hiệu quả tổng hợp

Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các PTCT đề tài sử dụng phương pháp đánh giá Ect của Walfredo Ravel Rola (1994). Khi Ect = 1 hoặc gần bằng 1 thì phương thức đó có hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất.

Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình đề tài sử dụng chỉ tiêu Ect. Kết quả đánh giá được thể hiện ở biểu sau:

Bảng 4.10: Hiệu quả tổng hợp của các mô hình NLKH Tính Ect

STT Chỉ tiêu X tối ưu Mô hình 1 Mô hình 2 Loại Giá trị Giá trị Ect Giá trị Ect

1 1.Chỉ tiêu kinh tế 0.883 0.527 NPV(đồng) Max 55.151.251 55.151.251 1.0000 9.423.122 0.1709 BCR Max 1.62 1.62 1.0000 1.26 0.7778 CPV đ Min 36.498.485 88.320.909 0.4132 36.498.485 1.0000 BPV Max 143.472.16 143.472.16 1.0000 45.921.607 0.3201 IRR Max 38 38 1.0000 14 0.3684

2 Chỉ tiêu sinh thái 0.964 0.969

Độ che phủ Max 70 65 0.9286 70 1.0000 Độ tàn che Max 0.8 0.80 1.0000 0.75 0.9375 3 Chỉ tiêu xã hội 1.000 0.775 Tổng công lao động/ha/năm Max 145 145 1.0000 90 0.6207 Sự ưa thích của

người dân Max 42 42 1.0000 39 0.9286

Từ kết quả bảng trên có nhận xét sau:

- Mô hình 1 gồm Keo, Chè, Cà phê, Dâu tằm cho hiệu quả kinh tế, xã hội cao hơn so với mô hình 2 (Thông, Bơ xen cà phê, Lúa nước) với chỉ số lần lượt là: Ect kinh tế = 0,883, Ect xã hội = 1,00, . Chỉ tiêu sinh thái môi trường cả 2 mô hình 1, 2 đều đạt hiệu quả cao, lần lượt với các chỉ số 0,964 và 0,969 đáp ứng được về mặt sinh thái môi trường trong giai đoạn hiện nay. Nhưng xét hiệu quả tổng hợp thì mô hình 2 với Ect = 0,757 vẫn không hiệu quả bằng mô hình 1 với Ect = 0,949. Như vậy, qua 12 năm hoạt động sản xuất, Mô hình 1 và 2 đều có hệ số BCR - tỷ xuất thu nhập trên chi phí lần lượt là 1,62 và 1,26 (BCR > 1: đảm bảo tiêu chí đầu tư có chất lượng).

*Đánh giá chung:

Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình nông lâm kết hợp là cơ sở quan trọng để lựa chọn được mô hình có phương thức canh tác phù hợp với điều kiện địa phương, tập quán canh tác của người dân trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường đáp ứng phát triển nền nông lâm nghiệp bền vững. Kết quả trên là cơ sở quan trọng để lựa chọn và thay đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương trong thời gian tới.

4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NLKH CẤP NÔNG HỘ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG NÔNG HỘ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG

4.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Ngoài những kết quả nghiên cứu được rút ra ở các phần trên, đề tài thực hiện 2 công cụ phân tích chuyên sâu để có đầy đủ và tổng hợp các căn cứ cho đề xuất giải pháp phát triển các mô hình nông lâm kết hợp. Cụ thể như sau:

a, Kết quả phân tích SWOT

Thông qua quá trình phỏng vấn cán bộ và người dân, các chủ hộ mô hình trong xã, cùng với phương pháp phân tích SWOT để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức với việc sử dụng đất của các mô hình của xã như sau:

* Thuận lợi.

- Tổng số hộ trên toàn xã: 2.500 hộ, 10.863 khẩu. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là: 7.551 người chiếm 69% dân số toàn xã. Lao động có việc làm tập trung chủ yếu trong ngành sản xuất nông nghiệp đây là lực lượng để sản xuất trực tiếp.

+ Người dân có truyền thống sản xuất nông, lâm nghiệp.

+ Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đặc biệt là các loài cây công nghiệp, cây ăn quả (Cà phê, Chè, Bơ…..) và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày (Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang, Lạc, Đậutương…).

+ Là xã có một số thôn nghèo nên được sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước rất nhiều các chương trình dự án: Chương trình 135, Dự án 661, chương trình 30a của Chính phủ

+ Được sự hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật Lâm nghiệp của các ngành chuyên môn về lâm nghiệp

+ Các chính sách về quản lý sử dụng đất, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế được xã phổ biến đến tận người dân.

+ Tại địa phương đã hình thành các dịch vụ cung ứng lao động phổ thông từ các tỉnh khác đến làm thuê với nhiều hình thức như hợp đồng theo năm, tháng với giá bình quân nữ 2.500.000 đồng/tháng, nam: 3.000.000 đồng/tháng.

+ Với những ưu thế mạnh về rừng và đất lâm nghiệp, đây là những tiềm năng lớn thu hút các nhà đầu tư phát triển ngành du lịch sinh thái và phát triển ngành lâm nghiệp…

* Khó khăn.

+ Trong xã tuy có các tuyến giao thông liên xã, liên thôn tương đối thuận lợi nhưng đường vào các nơi sản xuất nhỏ hẹp và lầy nội trong mùa thu hoạch đã ảnh hưởng đến việc thu gom sản phẩm, vận chuyển hàng hóa và tỷ lệ hao hụt các sản phẩm sau thu hoạch.

+ Địa hình chia cắt, đất đai của xã chủ yếu là đồi núi, một số nơi độ dốc cao làm cho sử dụng đất dễ bị xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng, khó khăn cho quá

trình canh tác như trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm ....

+ Hệ thống sông, suối phân bố không đều, khó khăn cho tưới tiêu trong mùa khô, cũng như trong mùa mưa.

+ Lượng mưa phân bố không đều, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), trong mùa này lượng mưa rất ít, không đủ nước để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân làm cho hạn hạn, đất đai cằn cỗi, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất cây trồng giảm.

+ Mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến 10 hàng năm) lượng mưa lớn, vì thế gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng, gây ngập úng khó khăn cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt những diện tích đất canh tác ở ven sông suối.

+ Tỷ lệ tăng dân số cơ học của xã còn tương đối cao vì thế gây ra sức ép rất lớn các mặt về quản lý sử dụng đất của xã như đất làm nhà ở, đất canh tác

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế của xã còn yếu và chưa đồng bộ, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi của xã .

+ Mặt bằng chung về trình độ dân trí của xã còn tương đối thấp vì thế rất hạn chế trong việc tiếp thu kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý sử dụng đất và các hoạt động sản xuất.

+ Trong một xã có nhiều dân tộc sinh sống vì thế phong tục, tập quán canh tác cuả người dân còn tương đối lạc hậu, sản xuất theo nền nông nghiệp truyền

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 70 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)