Hiện trạng các hệ thống canh tác tại địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 49 - 61)

4.1.2.1. Kết quả điều tra đi lát cắt

Đi lát cắt: Kết quả thực hiện công cụ đi lát cắt của đề tài tại điểm nghiên cứu được tổng hợp ở hình 4.4.

Hình 4.4: Sơ đồ đi lát cắt tại điểm nghiên cứu

Qua sơ đồ lát cắt cho thấy các đặc điểm diện mạo về hiện trạng và đặc trưng của thôn 8 (đại diện cho các thôn còn lại thuộc xã Tân Thanh) cũng giống như nhiều xã miền núi khác của nước ta. Hiện trạng tài nguyên bao gồm các loại hình sử dụng đất: Rừng tự nhiên, rừng trồng; nương rẫy; vườn hộ; lúa; ao.

4.1.2.2. Kết quả phân tích lịch mùa vụ các loài cây trồng

Phân tích lịch mùa vụ: là một công cụ cho việc đánh giá tiềm năng của địa phương nhằm lập kế hoạch cho các hoạt động sản xuất của thôn trong tương lai. Lịch mùa vụ thể hiện rõ ràng các hoạt động sản xuất trong 1 năm. Qua đây có thể

Ao Ruộng lúa Vườn hộ Nương rẫy Rừng trồng Đất chưa sử dụng Rừng tự nhiên

đánh giá được kinh nghiệm của người dân địa phương trong quá trình sản xuất. Kết quả lịch mùa vụ được thể hiện ở hình 4.6.

Qua kết quả đi lát cắt và phân tích lịch mùa vụ cho thấy:

- Tại địa phương, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa cao nhất khoảng trên 500 mm vào tháng 8, thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ có biến động lớn từ 100C - 370C, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 12.

- Các loại cây trồng chính là: Keo, Thông 3 lá, Xoan ta được trồng trên diện tích đất lâm nghiệp; Cà phê, Chè, Dâu tằm, Ngô, Khoai, Sắn được trồng trên nương rẫy. Lúa nước được trồng trên những thung lũng dưới chân những quả đồi, diện tích không lới, mỗi khu vực thường từ 10 đến 20 ha. Ngoài ra người dân còn trồng một số loài cây ăn quả như Bơ, Mít … quanh hàng rào, ven nhà và cây Muồng với mục đích chắn gió trên nương rẫy.

- Công việc tập trung nhiều vào các tháng 2 - 6 và 9 - 11. Đây là những tháng người dân chuẩn bị làm đất, gieo trồng, thu hoạch nên cần lượng lao động lớn và tập trung. Các tháng còn lại chủ yếu là thời gian để chăm sóc cây trồng và sau thu hoạch, tham gia tuần tra, kiểm tra diện tích rừng trên diện tích do đơn vị chủ rừng giao khoán quản lý bảo vệ.

0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T háng Nhiệt độ không khí (0 C ) L ượng mưa (mm) T B

Hình 4.5. Biểu đồ khí tượng thuỷ văn khu vực Lâm Hà

STT

Tháng

Công việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1 Lúa nước Trồng C.sóc Thu Trồng Chăm sóc Thu

2 Lúa nương Trồng Chăm sóc Thu

3 Sắn Trồng C.sóc C.sóc C.sóc Thu

4 Ngô Trồng Chăm sóc Thu

5 Lạc Trồng Chăm sóc Thu

6 Đậu tương Trồng Chăm sóc Thu

7 Khoai sọ Trồng C.sóc C.sóc Thu

8 Cà phê C.sóc Trồng C.sóc Thu

9 Khoai lang Trồng Chăm sóc Thu

10 Cây ăn quả C.sóc Thu hoạch Chăm sóc

11 Cây lâm nghiệp Trồng Chăm sóc

4.1.2.3. Kết quả điều tra hiện trạng và đặc điểm các PTCT tại địa phương

Các hệ thống nông lâm kết hợp tại xã Tân Thanh có các PTCT chính đặc trưng cho địa hình đồi núi. Sự khác nhau cơ bản trong mỗi hệ thống là sự phối hợp giữa các loài cây trồng theo không gian và thời gian, sự khác nhau về quy mô và diện tích của hệ thống dựa vào sự phối hợp đó, đề tài chia thành 02 nhóm mô hình với các phương thức canh tác khác nhau, cụ thể như sau:

Bảng 4.2: Các PTCT chính tại xã Tân Thanh STT HTCT Cây trồng chính Độ dốc

(0)

1

Rừng trồng + Nương rẫy + lúa nước

Keo thuần loài

15 - 35 Thông thuần loài

Cà phê, Bơ … Lúa nước độc canh 2

Rừng trồng + Nương rẫy + cây hoa màu ngắn ngày

- Keo, thông thuần loài

- Cà phê, chè, Dâu tằm và hoa màu ngắn ngày

15 – 25

1, HTCT rừng trồng: theo số liệu thống kê của xã Tân Thanh năm 2011, rừng trồng chiếm 2,45 % diện tích đất tự nhiên của xã, phân bố cách khu dân cư từ 4km đến 5,5km, trên độ dốc từ 150 - 350. Là HTCT chiếm diện tích lớn, chủ yếu được xây dựng từ những năm 2000 trở lại đây theo chương trình 661, Nghị định 01/CP, Nghị định 135 của Chính phủ… Hiện nay, HTCT này gồm 2 PTCT chính: Keo thuần loài và Thông thuần loài.

- PTCT Keo thuần loài: chiếm diện tích lớn nhất, là loài cây được đánh gía phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương. Keo là cây mọc nhanh cành lá dày, tán rậm thường xanh, hệ rễ phát triển mạnh, nhiều nốt sần có tác dụng cố định đạm nên được trồng làm cây che phủ, cải tạo, bảo vệ đất,… Sinh trưởng nhanh, 7 – 8 năm có thể cho thu hoạch, trữ lượng ước tính 60 - 70 m3/ha. Người dân không phải đầu tư chăm sóc nhiều nên chi phí thấp. Thị trường tiêu thụ gỗ keo rộng, giá bán cao và ổn định 800.000 đồng/m3(D>10cm), gỗ củi 350.000 đồng/m3 (D<10cm).

Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng keo thường vào mùa mưa. Phát dọn thực bì trước khi trồng theo dải hoặc băng. Keo được trồng hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 1,2 m. Cuốc hố theo kích thước 40 x 40 x 40 cm nếu trồng bằng cây con. Diện tích Keo tại địa phương chủ yếu được trồng do các hộ dân tự bỏ vốn hầu hết đãcho thu hoạch và hiện nay nhiều hộ tự trồng lại được 2 - 3 năm tuổi trở lên.

Ảnh 4.1: Keo trồng thuần loài bên cạnh Cà phê tuổi 5

- PTCT Thông thuần loài: PTCT có thể đem lại nguồn thu lớn cho các HGĐ khi thu hoạch. Thông được trồng nhiều tại địa bàn xã Tân Thanh, chu kỳ dài, loài thông được trồng chủ yếu là thông 3 lá rất thích hợp với điều kiện lập địa tại địa phương, nguồn vốn được trồng là nguồn vốn 661, vốn ngân sách tỉnh. Ngoài ra người dân cũng tự bỏ vốn ra trồng trên những phần đất dốc. Đặc điểm loài cây lá kim rất dễ bị cháy mỗi khi mùa khô đến vì vậy trồng loài cây này phải đặc biệt chú trọng đến công tác PCCCR. Tuy nhiên do nhiều năm mới cho thu hoạch cho nên người dân thường không mặn mà trong việc trồng rừng bằng loài cây này mặc dù hiêu quả kinh tế tương đối cao. Kỹ thuật trồng: mùa vụ trồng từ đầu mùa mưa đến trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng, đào hố kích thước 30 x 30 x 30 cm trước khi trồng 1 tháng, mật độ trồng thuần loài: 2200 cây/ha, khoảng cách 1,5 m x 3 m. Chăm sóc 3 - 4 năm đầu sau đó đưa vào giai đoạn nuôi dưỡng.

Ảnh 4.2: Rừng Thông ba lá trồng năm 2000

2, HTCT ruộng lúa nước: Với diện tích 35,15 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,26%) so với tổng diện tích đất tự nhiên tại địa phương. Diện tích này tập trung chủ yếu ở khe giữa 2 quả đồi hoặc các thung lũng nhỏ, hệ thống tưới tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nước trong khe chảy từ trên núi xuống và lượng nước mưa tự nhiên. Hiện tại người dân đã tiến hành trồng 1 vụ trong năm đó là vụ hè thu từ tháng 6 đến tháng 9 (âm lịch).

Canh tác lúa nước đóng vai trò quan trọng, đảm bảo phần lớn nhu cầu lương thực cho HGĐ. Tuy nhiên, do chưa có sự đầu tư thỏa đáng về giống, phân, thâm canh để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nên năng suất không cao. Trong bối cảnh hoạt động sản xuất vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp, sự bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp trước hết được xem xét thông qua khả năng đáp ứng lương thực đối với nông hộ.

Ảnh 4.3: Lúa nước tại thôn 8 Tân Thanh

3, HTCT nương rẫy: Chủ yếu được trồng các loại cây công nghiệp như chè, cà phê ngay từ thời gian đầu người dân đến vùng đất này lập nghiệp. Giai đoạn đầu trồng cà phê các hộ gia đình thường tận dụng những khoảng đất trống để trồng các loại hoa màu ngắn ngày như trồng đậu, khoai để bù đắp phần lương thực thiếu hụt và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Cây cà phê chiếm diện tích lớn nhất, là loài cây được đánh gía phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương. sinh trưởng nhanh, năm thứ 3 có thể cho thu hoạch bói, từ năm thứ 5 trở đi năng suất trung bình đạt 2,5 tấn/ha . Thị trường tiêu thụ nhân cà phê rộng, giá bán vài năm trở lại đây thường cao và ổn định khoảng 40.000.000 đồng/tấn (Bốn mươi triệu đồng) cà nhân đem lại nguồn thu lớn cho hộ gia đình. Tuy nhiên hiện nay trong xu thế phát triển chung thì phát triển cà phê bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể : Gần như toàn bộ diện tích cà phê của xã được trồng các bộ giống cũ có năng suất thấp, người trồng chưa có thói quen thâm canh cây cà phê, giá cả sản phẩm cà phê không ổn định… làm cho thu nhập từ sản xuất cà phê rất bấp bênh. Thời gian tới nên xác định những diện tích cà phê cần cải tạo (trồng giống ghép cho năng suất cao). Đối với diện tích cà phê kém hiệu quả

thì nên chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp lâu năm khác hoặc cây ăn quả có giá trị cao hơn.

Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng cà phê thường bắt đầu vào mùa mưa tháng 4, 5. Chuẩn bị đất trước khi trồng, Cà phê được trồng hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 3 m. Cuốc hố đối với cà phê Rôbusta theo kích thước 60 x 60 x 60 cm nếu trồng bằng cây con. Hiện tại, người dân vẫn chưa thể bỏ canh tác nương rẫy - loại hình canh tác luôn bị coi là thủ phạm của nạn chặt phá rừng và làm cho nguy cơ xói mòn đất, lũ lụt gia tăng – vì đây là lựa chọn duy nhất để đảm bảo lương thực cho các HGĐ không có ruộng hoặc có diện tích ít.

- Cây chè :

Ổn định diện tích chè của xã là 16,0 ha hiện có, đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Do diện tích nhỏ, khoảng cách đến các nhà máy chế biến chè rất xa nên thu mua chè phục vụ cho chế biến công nghiệp gặp nhiều khó khăn nên đầu ra của sản phẩm chè bị hạn chế. Nên sản phẩm chè hầu hết được chế biến thủ công, tiêu thụ nội xã là chủ yếu. Đến năm 2015 dự kiến sẽ chuyển 25 ha cà phê không hiệu quả sang trồng chè.

Hàng chè: Gồm nhiều cây chè trồng liền nhau theo thiết kế, đường thẳng hay đường vành nón tuỳ độ dốc của đồi chè.

Dưới 5 - 60 hàng chè thẳng, các hàng xép (cụt) đưa ra rìa lô. Từ 6 - 150 hàng chè trồng theo đường bình độ (vành nón), các hàng xép xen kẽ đều. Từ 15 - 250

trồng bậc thang hẹp 1 hàng chè theo đường bình độ, hàng xép để xen kẽ đều. Hàng chè cách nhau từ 1,25 đến 1,5 m tuỳ theo giống và độ dốc đồi chè, cây chè cách nhau 0,35 - 0,50 m.

Ảnh 4.4: Cây chè được trồng tại Tân Thanh

- Cây khoai lang :

Giống khoai lang trồng ở xã chủ yếu là các giống địa phương, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu gia đình và chăn nuôi là chủ yếu. Đến năm 2020 nên ổn định diện tích trồng khoai lang của xã là 20 ha. Tập trung áp dụng các giống khoai mới như khoai lang cao sản, khoai lang Nhật … vào trồng để nâng cao sản lượng và chất lượng.

- Rau đậu các loại :

Khi trồng cây đậu vừa cho năng suất vừa có vai trò lớn trong cải tạo đất. Do đó đây là cây trồng đặc biệt quan trọng trong quá trình bố trí luân xen canh với các loại cây trồng khác.

Nhu cầu về rau xanh, đặc biệt là rau an toàn ngày càng lớn trên thị trường. Trồng rau có hệ số sử dụng đất rất cao (bình quân 5-6 vụ/năm) nên thu nhập đem lại rất lớn. Tuy nhiên cần có hệ thống thương mại của phát triển đảm bảo tiêu thụ hết lượng rau sản xuất ra vì khả năng bảo quản rau sau khi thu hoạch rất khó.

Tổng diện tích rau đậu các loại của xã được quy hoạch đến năm 2020 là 50 ha, trong đó rau các loại 25 ha; đậu các loại 25 ha. Tổng sản lượng rau, đậu các loại

của xãnăm 2020 dự kiến đạt 330 tấn. + Cây dâu :

Nuôi tằm là một trong ngành nghề nông thôn khá phát triển trên địa bàn làm diện tích dâu của xã cũng phát triển ổn định. Cây Dâu được trồng ở những diện tích đất màu chủ động tưới. Phương thức trồng chủ yếu là xen canh với cây trồng khác. Do đó khả năng mở rộng phát triển cây dâu còn khá lớn và nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề mang lại thu nhập khá cho người nông dân. Tổng diện tích Dâu năm 2011 là 320 ha, đến năm 2015 tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu ở những nơi phù hợp .

Ảnh 4.5: Cây Dâu tằm, Ngô, Cà phê được trồng tại Tân Thanh

+ Cây ăn quả :

Cây ăn quả được trồng dưới hình thức xen lẫn trong vườn nhà, diện tích cây lâu năm như Chè, Cà phê… vừa cho năng suất vừa có tác dụng làm cây che bóng, cây chắn gió… Tuy nhiên mức độ cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả của xã trên thị trường là không cao: do diện tích nhỏ lẻ, sản phẩm ít, chưa mang tính hàng hoá, chưa có thương hiệu… Vì vậy không nên phát triển loại cây này ở các quy mô tập trung. Nên phát triển với hình thức như hiện nay, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu

của địa phương.

Diện tích đất trồng cây ăn quả hiện nay là 6,0 ha, đến năm 2015 là 15 ha và diện tích cây ăn quả xã năm 2020 là 20 ha. Loại cây chủ yếu: Bơ, Xoài, Cam, Quýt, Ôỉ, Chuối lapa…..

- PTCT Ngô độc canh: trồng nhiều trên đất nương rẫy, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Ngô được trồng 1 - 2 vụ/năm, chủ yếu giống Ngô lai Bioseed 9698, trồng theo phương thức chọc lỗ bỏ hạt, cho năng suất 4,5 – 5, tấn/ha/năm. Người dân chỉ lợi dụng tiềm năng dinh dưỡng sẵn có trong đất mà không có sự đầu tư, chăm sóc, thâm canh cây trồng nên năng suất đem lại chưa tương xứng với tiềm năng của đất. Về mặt lâu dài, tài nguyên đất bị lạm dụng sẽ dễ xảy ra tình trạng thoái hóa đất, đặc biệt là vùng đất dốc.

Ảnh 4.6: Ngô trồng độc canh trên đất nương rẫy

- PTCT Sắn độc canh: Sắn là cây nông nghiệp dễ trồng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, tốn ít công chăm sóc. Tại địa phương sắn được trồng 1 vụ/năm, thời gian trồng thường vào tháng 3 - 4 hàng năm với khoảng cách trồng 70 x 70 cm, mật độ hơn 10.000 gốc/ha. Sắn trồng theo kinh nghiệm lâu đời, bằng hom dài 12 - 15cm, có 7 - 10 mắt, cho thu hoạch vào giữa tháng 10, được dùng cho chăn nuôi và bán với giá 1.500 đồng/1kg sắn tươi.

Ảnh 4.7: Sắn trồng độc canh trên nương rẫy

Tuy nhiên, đây là cây có hại cho đất do tích lũy nhiều chất dinh dưỡng nuôi củ, độ tàn che, khả năng chống xói mòn rửa trôi thấp nên canh tác liên tục là một nguyên nhân làm đất bị thoái hóa, bạc màu, mất khả năng canh tác. Nhưng vì đây là PTCT đem lại hiệu quả trước mắt khá vẫn cao nên nó tồn tại và được người dân chấp nhận.

Các PTCT có mối quan hệ lẫn nhau. Hiện tại, các PTCT này phần nào đã đem lại hiệu quả kinh tế, tạo nguồn lương thực cho các HGĐ nhưng xét một cách tổng thể vẫn tiềm ẩn nhiều hạn chế, không phát huy hết vai trò, tiềm năng sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 49 - 61)