Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo các bước trong hình 2.1.
Hình 2.1: Các bước thực hiện nghiên cứu
Phỏng vấn cá nhân/HGĐ Phân tích số liệu Phân tích định tính theo PRA Phân tích định lượng bằng Excel
Viết báo cáo
Xây dựng đề cương khái quát
Xây dựng đề cương chi tiết
Thu thập thông tin, số liệu
Thảo luận nhóm Kế thừa tài liệu, số liệu Phân tích tổ chức Xác định vấn đề nghiên cứu
2.4.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu là công việc được thực hiện trước khi điều tra thu thập số liệu. Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu. Vì vậy, các tài liệu thứ cấp liên quan đến khu vực được nghiên cứu nhằm tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực và một đợt khảo sát nhanh được tiến hành tại các địa điểm thuộc khu vực nghiên cứu nhằm tìm hiểu những đặc trưng về địa hình và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa điểm.
Theo Donovan (1997), tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình. Với chủ thể của đối tượng nghiên cứu là người dân, đề tài chọn điểm nghiên cứu tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà vì:
+ Đây là một địa phương có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, có mức sống trung bình trong huyện (về tỷ lệ hộ khá, trung bình, nghèo).
+ Khả năng tiếp cận tương đối đồng nhất
+ Địa hình của xã đại diện cho địa hình của các xã trong huyện, gồm tất cả các loại hình sử dụng đất của xã.
2.4.2.2. Thu thập thông tin và số liệu điều tra hiện trường
Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và số liệu:
- Phỏng vấn bán định hướng: nhằm thu thập thông tin điều tra từ các cá nhân, HGĐ trong sản xuất nông lâm nghiệp ở điểm nghiên cứu
+ Phỏng vấn cán bộ xã/ thôn: phỏng vấn cán bộ của 1 xã, thôn có mô hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế – xã hội của thôn, bản như: dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng... Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 6 người, trong đó 3 cán bộ xã và 03 cán bộ của 3 thôn đại diện của xã có các mô hình được lựa chọn để điều tra, đánh giá.
+ Phỏng vấn các chủ HGĐ có mô hình được nghiên cứu: bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước nhằm thu được các thông tin về tình hình của từng HGĐ. Phỏng vấn 06 chủ HGĐ của mô hình được lựa chọn đại diện để phỏng vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các nguồn thu
nhập, sinh kế của cộng đồng địa phương, các hình thức và nguyên nhân tác động của cộng đồng vào mô hình canh tác, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết các hạn chế trong kinh tế do chính hộ gia đình đưa ra.
Sử dụng công cụ RRA để phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ có mô hình cần đánh giá để thu thập các thông tin như là diện tích mô hình, cơ cấu cây trồng, thời gian trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng, số vốn đầu tư, nguồn vốn, năng suất, giá cả, thu nhập của các năm, số lao động sử dụng, số sản phẩm, hiệu quả sử dụng lao động. Đánh gía mức độ chấp nhận của người dân đối với mô hình thông qua phương pháp hỏi ý kiến đánh giá của 30 người.
Đây là những thông tin quan trọng để phân tích kinh tế HGĐ, đặc biệt là việc phân tích tiềm năng của các nông hộ trong việc đầu tư vào sản xuất. Các mẫu biểu phỏng vấn được trình bày tại phần Phụ lục
- Đi lát cắt: nhằm đánh giá chi tiết về đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm năng để phát triển sản xuất tại điểm nghiên cứu. Quá trình thực hiện đi lát cắt có sự hộ trợ của 01 cán bộ xã và 03 cán bộ thôn có mô hình đại diện cùng tham gia. Nội dung mô tả:
+ Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nước, lược sử sử dụng đất đai.. + Các loài cây trồng, vật nuôi chính và kỹ thuật, năng suất…
+ Tình hình tổ chức quản lý
+ Những khó khăn, mong muốn của hộ gia đình + Những giải pháp
- Lược sử thôn bản: nhằm tìm ra những mốc thời gian quan trọng gắn liền với sự thay đổi trong quá trình lao động sản xuất, sử dụng đất, hình thành và phát triển các mô hình canh tác.
- Phân tích lịch mùa vụ: sử dụng cho việc đánh giá tiềm năng và kinh nghiệm canh tác của thôn. Công cụ này sẽ cho phép tìm hiểu kế hoạch gieo trồng theo từng nơi và có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên đặc biệt là điều kiện khí hậu ở nơi đó.
- Phân loại hộ gia đình: nhằm phân ra các nhóm hộ có điều kiện khác nhau, điều này có ý nghĩa quan trọng để lựa chọn hộ trong quá trình phỏng vấn, thu thập số liệu, so sánh giữa các nhóm hộ. Các tiêu chí phân loại được các hộ dân đưa ra và giải thích tại sao lại đưa ra các tiêu chí như vậy, danh sách các hộ trong thôn được ghi lên các phiếu và để cho người dân tự đánh giá và xếp loại theo các tiêu chí đã đặt ra.
- Thảo luận nhóm về các chủ đề: lược sử tình hình sử dụng đất, hình thành và phát triển các HTCT; các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến các HTCT; giải pháp phát triển các HTCT theo hướng bền vững. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn. Nhóm thảo luận gồm 5 - 7 người nhằm bổ sung và thống nhất về các vấn đề liên quan đến sản xuất nông lâm nghiệp của gia đình và địa phương, cụ thể là các HTCT.
Phương pháp phân tích SWOT: nhằm xác định bối cảnh hiện tại và triển vọng trong tương lai về mặt kinh tế xã hội và sản xuất nông lâm nghiệp của điểm nghiên cứu. Từ đó sẽ làm cơ sở cho việc xem xét đề xuất các giải pháp khả thi cho việc phát triển các hệ thống canh tác theo hướng bền vững.Dùng phương pháp phân tích SWOT để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức việc hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở phòng vấn người dân và cán bộ xã.