Xã Tân Thanh được thành lập năm 1987 và cũng chính là thời điểm thành lập huyện Lâm Hà được tách ra từ huyện Đức Trọng. Giai đoạn từ năm 1995 – 2000 là thời điểm dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn … bao gồm nhiều thành phần dân tộc đến để khai phá vùng đất giàu tiềm năng này. Công tác di dân và định cư được thực hiện tại Tân Thanh đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống của cộng đồng. Tập quán của người Dao và một số dân tộc khác nhất là dân tộc bản địa như người K’Ho, Chin … đã tạo cho Tân Thanh một bức tranh đa màu về văn hóa trong đó hình thành nên các phương thức sản xuất khác nhau; có những phong tục tập quán riêng trong thờ cúng tổ tiên, ứng xử, ăn mặc, sinh hoạt hàng ngày, canh tác,… với những quan niệm, kiến thức bản địa được đúc kết và truyền qua các thế hệ bằng thơ, vè, mo,… . Sinh kế đặc trưng của cộng đồng là trồng lúa nước, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm,... đặc biệt tập quán canh tác lúa nước truyền thống đã gắn liền với đời sống của một số dân tộc từ ngàn năm. Việc trồng cây cà phê, chè trên vùng đất Tây Nguyên này đối với các hộ gia đình kể cả người Kinh ban đầu là một thách thức lớn trong việc lựa chọn các phương thức canh tác, không loại trừ khả năng phải thay đổi phương thức sản xuất, tập tục truyền thống.
Tại nơi định cư mới - nơi mà mọi điều kiện sinh hoạt và sản xuất khác hẳn với nơi ở trước, người dân bắt buộc phải thích nghi bằng cách thay đổi hoặc hình thành sinh kế mới phù hợp điều kiện mới. Cùng với quá trình này, các phương thức canh tác của các hộ gia đình được hình thành.
Từ năm 1987 đến nay, cơ cấu đất đai của xã trong các thời kỳ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1: Cơ cấu đất đai của xã Tân Thanh
Thứ tự Mục đích sử dụng trước năm 2005 Cơ cấu đất đai Cơ cấu đất đai 2005 - 2008
Cơ cấu đất đai từ 2010 đến nay
(ha) Tỷ lệ% (ha) Tỷ lệ% (ha) Tỷ lệ%
1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.784,6 37% 4.723,8 36% 7.800,9 60% 2 Đất lâm nghiệp 7.412 57% 7.412 57% 3.555,5 27% 3 Đất nuôi trồng thủy sản 37,21 0,28% 33,6 0,25% 33,17 0,25% 4 Đất phi nông nghiệp 294,31 2% 358,67 3% 756,88 6% 5 Đất chưa sử dụng 493,14 4% 493,15 4% 874,83 7%
Tổng diện tích tự nhiên 13.021 100% 13.021 100% 13.021 100%
Những số liệu trên được phân tích cụ thể dưới đây:
4.1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập xã (1987) đến năm 2005
a, Cơ cấu sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất của địa phương trong giai đoạn này được thể hiện ở hình sau:
37% 57%
0% 2% 4%
Cơ cấu đất đai trước năm 2005 (ha)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 2 Đất lâm nghiệp
3 Đất nuôi trồng thủy sản 4 Đất phi nông nghiệp
Hình 4.1: Cơ cấu đất đai xã Tân Thanh trước năm 2005
Trước năm 2005 Tân Thanh là một xã miền núi kém phát triển, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn do người dân bắt đầu sinh sống, làm ăn và lập nghiệp tại một vùng đất mới, trình độ dân trí thấp, cán bộ quản lý thiếu và yếu về chuyên môn. Tình hình chặt phá rừng tự nhiên để lấy đất trồng cà phê và hoa màu diễn ra rất phức tạp.
Ban đầu người dân thường trồng hoa màu ngắn ngày để lấy kế sinh nhai, sau thời gian 2 – 3 năm bắt đầu đào hố để trồng cà phê. Đến năm 2005 tình hình cuộc sống của người dân tương đối ổn định, kinh tế đã có “bát ăn, bát để”, hầu như 100% số hộ gia đình đã mua sắm được xe máy, ti vi và nhiều đồ dùng đắt tiền khác. Cơ cấu sử dụng đất ở giai đoạn này gồm: đất nông nghiệp (37,00 %), đất lâm nghiệp là chủ yếu (57,00%), chủ yếu là rừng tự nhiên, tỷ lệ thấp nhất là đất phi nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản và chưa sử dụng (6%) .
b, Các hệ thống canh tác chính
Trong thời kỳ này người dân chỉ tập trung canh tác hoa màu ngắn ngày trồng lúa nước ( chủ yếu là dân tộc bản địa và dân tộc phía Bắc) . Phương thức trồng cà phê xen lân cây hoa màu, cây ăn quả bước đầu được hình thành.
4.1.1.2. Giai đoạn 2005 – 2008
a, Cơ cấu sử dụng đất
Đây là giai đoạn không có sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất của xã, người dân tiếp tục tập trung canh tác trên diện tích đất mà mình đang có và tìm kiếm một số cây trồng khác nhanh cho thu nhập mà hiệu quả kinh tế cao như cây mac mac, khoai lang cao sản và khoai lang Nhật để trồng trên diện tích đất của gia đình chưa sử dụng. Tình trạng phá rừng trong giai đoạn này tạm thời lắng dịu, các đối tượng hoạt động lén lút để mở rộng diện tích đất canh tác.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp đã được quan tâm hơn, không chỉ dừng lại ở canh tác cây hoa màu, lúa nước mà còn mở rộng sản xuất với các loại cây cây hàng năm, lâu năm. Đất nông nghiệp có diện tích 4.723 ha (chiếm 36% tổng diện tích tự nhiên).
C ơ c ấu đất đai năm 2008 (ha)
36%
57%
3% 4% 0%
1 Đất sản xuất nông nghiệp 2 Đất lâm nghiệp
3 Đất nuôi trồng thủy sản 4 Đất phi nông nghiệp 5 Đất chưa sử dụng
Hình 4.2: Cơ cấu đất đai xã Tân Thanh năm 2008
b, Các hệ thống canh tác chính
Hệ thống canh tác có từ giai đoạn trước: HTCT lúa nước, HTCT nương rẫy. Trong thời gian này, các mô hình canh tác được hình thành trên cơ sở phương thức sản xuất vẫn trên cơ sở giai đoạn trước. Bên cạnh đó người dân đã tận dụng không gia dinh dưỡng để bố trí trồng một số cây hàng năm cho thu nhập kinh tế rất cao, chú ý đến việc thâm canh tăng năng suất cây trồng. Nhận thức được tác dụng nhiều mặt của rừng như kinh tế xã hội và môi trường cho nên từ đây đã hình thành nhiều diện tích rừng trồng do dân tự bỏ vốn để trồng và hưởng lợi.
4.1.1.3. Giai đoạn từ 2010 đến nay
a, Cơ cấu sử dụng đất
Đây là thời kỳ địa phương áp dụng phương án quy hoạch sử dụng đất, phân bổ lại cơ cấu đất đai nhằm tận dụng mọi tiềm năng đất đai, tài nguyên và nguồn lực sẵn có để phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng nông lâm nghiệp bền vững. Cơ cấu đất đai đã có sự thay đổi nhiều. Đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng (27% diện tích đất tự nhiên), với 3.555,48 ha giảm 3.856 ha so với thời kỳ trước 7411,99 ha. Nguyên nhân giảm là do UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định năm 2008 về quy hoạch cụ thể 3 loại rừng tại địa phương. Trên cơ sở đó một phần diện tích được đưa ra ngoài đất lâm nghiệp. Chính điều này đã làm tăng tỷ trọng các loại đất khác như đất sản xuất nông nghiệp, đất
phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng so với giai đoạn trước đó.
C ơ c ấu đất đai năm 2010 (ha)
60% 27%
0%6% 7%
1 Đất sản xuất nông nghiệp 2 Đất lâm nghiệp
3 Đất nuôi trồng thủy sản 4 Đất phi nông nghiệp 5 Đất chưa sử dụng
Hình 4.3: Cơ cấu đất đai xã Tân Thanh năm 2010
b, Các hệ thống canh tác chính
Các HTCT được hình thành trong giai đoạn trước đã định hình và ổn định trong cơ cấu kinh tế hộ, quỹ đất của địa phương được tận dụng và bố trí các HTCT chính là: HTCT rừng trồng, HTCT nương rẫy, HTCT lúa nước. Từng bước thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, cải thiện giống cây trồng vật nuôi để tăng năng suất. Các phương thức canh tác đã được bố trí đan xen để hình thành các mô hình trang trại cấp nông hộ theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa.