Địa chất, đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 36 - 96)

3.1.3.1. Các loại đất

Kết quả điều tra nông hộ tháng 3 năm 2010 và báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp của UBND xã cho thấy trong vùng có các loại hình sử dụng đất chi tiết sau: Cà phê (Robusta, Katimoor), Chè, Dâu tằm, Tiêu, Sầu riêng, Macmac, Ngô, Khoai lang, Khoai môn.

Qua bảng trên cho thấy:

- Đất sản xuất nông nghiệp có 7.800,86 ha, chiếm 59,90% DTTN, trong đó đất trồng cây lâu năm chiếm tới 49,12% diện tích đất nông nghiệp, phần còn lại là cây hàng năm.

- Đất phi nông nghiệp có 756,88 ha, chiếm 5,88%

- Đất chưa sử dụng có 874,83 ha, chiếm 6,71%. Hầu hết là diện tích đất đồi núi chưa sử dụng, cần phải đưa vào trồng rừng trong thời gian tới, ngoài ra cần phải sử dụng vốn đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong nông nghiệp, để tăng sản lượng cần thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Thanh

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 13.021.22 100,00

I. Đất nông nghiệp

I.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7800.86 59.90

Đất trồng cây hàng năm 701.98 5.38

Đất trồng lúa 80.42 0.61

Đất trồng cây hàng năm khác 621.56 4.76

Đất trồng cây lâu năm 6.396.9 49.12

I.2 Đất lâm nghiệp 3.555,48 27,30 I.3 Đất nuôi trồng thủy sản 33.17 0.25

II. Đất phi nông nghiệp 756.88 5.88

Đất ở 62.11 0.47

Đất ở tại nông thôn 62.11 0.47

Đất chuyên dung 539.88 4.13

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0.61 0.004 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0.04 0.0003

Đất có mục đích công cộng 539.23 4.1

Đất tôn giáo tín ngưỡng

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.00 0.007

Đất sông suối và mặt nước chuyên dung 153.89 1.17

III. Đất chưa sử dụng 874.83 6.71

Đất bằng chưa sử dụng

Đất đồi núi chưa sử dụng 874.83 6.71

(Nguồn TKĐĐ ngày 01-01-2010 của UBND huyện Lâm Hà)

3.1.3.2 Rừng

Tài nguyên rừng:

Theo kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã: 3.555,48 ha chiếm 27,30% DTTN; chủ yếu là rừng sản xuất chiếm 61,4% diện tích rừng, còn lại là rừng phòng hộ chiếm 38,6%; do Ban quản lý rừng phòng hộ Lán Tranh quản lý. Rừng là thế mạnh của Tân Thanh, nếu phát huy được nguồn tài nguyên này thì đây sẽ là nội lực giúp địa phương phát triển mạnh về kinh tế; đặc biệt là kinh tế rừng.

3.1.3.3. Mặt nước

- Nước mặt: Trên địa bàn xã có 01 sông Đồng Nai va 02 suối (Liêng Chê Nha, Đa me) được phân bố đều trên địa bàn xã. Đây là nguồn nước tưới chính cho sản xuất nông nghiệp. Lưu lượng có sự phân hóa sâu sắc theo mùa: mùa mư chiếm 80% lượng nước. Mùa khô dòng chảy mùa kiệt khá thấp ( từ 0,8-3,2 lít/km2 ), kiệt nhất vào tháng 3. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 57% diện tích tự nhiên và có đổ che phủ cao nên nguồn sinh thủy ổn định. Với mật độ sống suối khá dày có thể xây nhiều hồ đập nhỏ.

- Nước ngầm:

Một số kết quả điều tra trong vùng cho thấy: nước ngầm ở đây khá đa dạng, đước chứa tất cả trong các loại đá với trữ lượng và đổ tinh khiết khác nhau. Ba địa tầng chứa nước chính như sau:

- Tầng chứa nước lổ hỏng: Nằm ở ven suối , bề dày không quá 10 mét, lưu lượng từ 0,1 – 0,4 lít /s, thành phần hóa học thuộc kiểu Biocarbonate clorua, đổ khoáng hóa từ 0,07 – 0,33g/lít.

- Tầng chứa nước lỗ hỏng – khe nứt: Nước ngầm ở nước này trên đất bazan với bề dày chứa nước từ 10 – 100m, lưu lượng trung bình từ 0,1 -1,0 lít/s, chủ yếu là nước không áp, thuộc loại nước nhạt ( đổ khoáng hóa từ 0,01- 0,1g/lít ), có thể sử dụng tốt cho sinh hoạt. Riêng về khả năng khai thác cho sản xuất được đánh giá ở mức trung bình, hiện đã được khai thác để tưới cho cây cà phê.

- Tầng chưa nước khe nứt: bao gồm nhiều loại, nhưng nhìn chung lưu lượng thuộc loại nghèo, khả năng khai thác cho sản xuất còn hạn chế.

3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2.1. Đặc điểm phân bố dân cư và lao động

Các cụm dân cư của xã được hình thành từ năm 1980, phân bổ không đều tập trung chủ yếu ở trung tâm xã và dọc theo các trục đường trong xã.

- Tổng số hộ trên toàn xã: 2.500 hộ, 10.863 khẩu. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là: 7.551 người chiếm 69% dân số toàn xã.

- Thành phần dân tộc, phong tục tập quán: Dân cư trong xã chủ yếu là dân tộc gốc tây nguyên chiếm 55%; dân tộc kinh chiếm 42% ; dân tộc khác chiếm 3 % .

* Tôn giáo: Toàn xã có :

- Công giáo: 1.274 người theo đạo Thiên chúa giáo, - Phật giáo: 26 tăng ni phật tử,

- 138 hộ theo đạo Phật,

- Tin lành: 473 Tín đồ thuộc hệ tin lành miền Nam - Số còn lại không theo đạo.

- Tốc độ tăng dân số là 1,53% /năm.

- Mật độ dân cư : 85 người/ km2 phân bố không đồng đều, dân cư đa số sống tập trung ở khu vực trung tâm xã và các trục đường chính của xã.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 15,1 triệu đồng/người/năm.

3.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Tổng chiều dài đường giao thông trong toàn xã có 181,552 km (theo bản đồ quy hoạch đến năm 2020) trong đó có: Đường quốc lộ dài 9,813 km, đường tỉnh: 27,197 km, đường tỉnh lộ: 726 dài 16,252km, đường 725 với chiều dài 10,945 km được thảm nhựa, Đường liên thôn dài 36,7 km trong đó đường cấp phối 33,7 km còn lại 10,0 km là đường đất. Đường thôn xóm dài 46,9 km trong đó đường cấp phối dài 1,5 km còn lại là đường đất chưa được đầu tư nên việc đi lại còn khó khăn trong mùa mưa cần nâng cấp theo tiêu chí của Bộ giao thông vận tải để thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.

-Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã chỉ có đập nước thôn 3 đang xây dựng chưa xong, còn lại chưa có đập.

Dẫn đến năng suất thấp, chất lượng cây trồng giảm, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh trên đơn vị diện tích còn thấp.

- Điện: Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn của xã mới có 9/11 thôn có điện 75%. Một số khu vực điện còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, cần cải tạo và nâng cấp.

Trên địa bàn có 01 trường mẫu giáo và 6 phân trường ; có 03 trường Tiểu học và 5 phân trường; có 02 trường THCS; có 02 trạm y tế ; 01 Bưu điện văn hóa.

3.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG DẤT

3.3.1. Cơ cấu các loại đất

- Qua tài liệu năm 1987 của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cùng với kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất năm 2010 của viện phân hóa thổ nhưỡng, toàn xã có 08 phân loại đất có quy mô và phân bổ như sau:

Bảng 3.2. Các loại đất xã Tân Thanh

Số

TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1 Đất nâu đỏ trên đá bazan Ft 888,54 6,82

2 Đất nâu đỏ trên đá bazan Fk 4030,88 30,96

3 Đất nâu vàng trên đá bazan Fu 658,54 5,06

4 Đất đỏ vàng trên đá Granite Fa 4.222,55 32,43 5 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 2.076,87 15,95

6 Đất xám trên đá Granite Xa 508,16 3,90

7 Đất đen trên đá bazan Ru 93,38 0,72

8 Đất thung lũng dốc tụ D 328,29 2,52

Đất khác( đường sông, suối….) 214,02 1,64

Tổng cộng 13.021,23 100,00

+ Đất phát trển trên đá bazan (đất nâu đỏ, nâu tim, nâu vàng):Diện tích là 5.577,96 ha, chiếm 42,84% diện tích tự nhiên; độ chua của đất từ ít chua đến chua (pHkcl = 4,2 – 4,8), tỷ lệ hửu cơ trong đất từ khá đến giàu ( từ 2,5 – 4,0 %), lân dễ tiêu và kaly trao đổi thấp, dung tích hấp thu cao, thành phần cơ giới từ thịt nặng đén sét. Nhìn chung các loại đất trên có độ phì nhiêu tiềm tàng cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị.

+ Đất đỏ vàng trên đá Granite (Fa): Diện tích là 4.222,25ha, chiếm 32,43% diện tích tự nhiên; đất có phản ứng chua ( pHkcl = 4.0 – 4,5), tỷ lệ hữu cơ trong đất sét từ trung bình đến khá ( từ 2,0 – 2,5%), đất đưới tán rừng tỷ lệ hữu cơ cao hơn (trên 3,0 % ), lân dễ tiêu và kaly trao đổi trung bình, thành phần cơ giới từ

thịt nhẹ đén thịt trung bình. Đất có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu . Nhìn chung loại đất trên có độ phì nhiêu tiềm tàng không cao, ít thích hợp với cây công nghiệp.

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fe): Diện tích là 2.076,87 ha, chiếm 15,95% diện tích tự nhiên, phân bố dạng đồi thấp, là đất phát trển trên đá trầm tích, đất có phản ứng chua ( pHkcl= 4,0-4,5), tỷ lệ hữu cơ trong đất từ trung bình đến khá (từ 2,0-2,5%). Do đất có đổ dốc nhỏ sớm được khai thác sử dụng, lại thiếu nước nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn. Một số diễn tích trồng cà phê, dâu tằm, các laoij hhoa màu…

+ Đất xám trên đá Granite (xa): Diện tích là 508,16 ha, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên;là đất phát triển trên đá Granite do vẩy các đặc tính hóa tương tự như đất đỏ vàng trển đá Granite. Tuy nhiên do đất có đổ dốc nhỏ sớm được khai thác sử dụng, thiếu nguồn nước nên hiện tại đa số diện tích đã tai hoang hóa. Một số diện tích khác đã được trồng cà phê, dâu tằm, các loại hoa màu….Hiệu quả kinh tế thấp.

+ Đất đen trên đá bazan (Ru): Diện tích là 93,38 ha, chiếm 0,72 % diện tích tự nhiên; tỷ lệ hữu cơ trên 3%, các chất dinh dưỡng khá, lân dễ tiêu và ca ly trao đổi thấp, dung tích hấp thủ cao, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét. Đất có thể trồng các laoij rau, cây ngắn ngày, cà phê….các loài cây trồng trên các loại đất này năng suất khá, nhưng đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn và chu kỳ kinh doanh lớn.

+ Đất thung lũng dốc tụ (D): Diện tích là 328,29 ha, chiếm 2,52% diện tích tự nhiên:là đất có đổ phì tiềm tàng khá. Đất có phản ứng chua (pHkcl<4,5), tỷ lệ hữu cơ trong đất trung bình đến khá (từ 2,0-3%), lân dễ tiêu và kaly trao đổi thấp, dung tích hấp thủ không cao , thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Đất có thể trồng lúa nước, và một số rau màu.

- Nhóm đât khác: Nhóm này bao gồm đất ao, hồ, sông, suối và đất phi nông nghiệp khác có diện tích 214,02 ha chiếm tỷ lệ 1,64 % DTTN.

Nhìn chung: Đất đai ở xã được hình thành nhiều nguồn gốc khác nhau, phân loại đất khá đa dạng, nhưng chỉ phân bổ trên 3 địa hình nên khả năng khai thác dễ tập trung, trong đó đất nâu vàng, đất nâu đỏ chiếm phần lớn các loại đất của xã thuận tiện cho cây công nghiệp lâu năm, Cà phê và cây khác.

3.3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt là hoạt động sản xuất quan trọng của địa phương được diễn ra đất nương rẫy, trang trại, vườn nhà, với các loài cây chính là: Cà phê, Chè, Lúa nước, Ngô, Khoai, Sắn, Rau, Đậu các loại…

Lúa được canh tác trên ruộng được hình thành từ những thung lũng vùng gò, đồi với các giống chính như: Khang dân, Tạp giao,… năng suất bình quân 45 tạ/ha. Đây là phương thức canh tác truyền thống của cộng đồng dân tộc Dao và cũng phần nào đảm bảo lương thực nên luôn được người dân quan tâm.

Đất nương rẫy được trồng các loại cây như: Cà phê, Chè, Sắn, Ngô, Khoai lang, khoai Môn, Đậu các loại ... trong đó diện tích cà phê chiếm chủ yếu.

Tân Thanh là xã có giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của huyện, sản xuất công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ đang phát triển.

-Về sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã 7.800,86 ha. Trong đó: Diện tích cà phê là 3.041,8 ha, diện tích cho sản phẩm là : 2731.5, năng suất đạt 2,5 tấn/ha, sản lượng 6.828 tấn; Diện tích lúa và Mac Mac 125 ha; Diện tích Dâu 300 ha. Diện tích còn lại trồng các loại cây khác.

-Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò hiện có 440 con, heo 1.360 con, gia cầm 16.500 con. Trong năm do làm tốt công tác tuyên truyền, phòng dịch nên tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

-Về nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản 33.17 ha, trong đó khoảng 80% diện tích nuôi quảng canh năng suất thấp, còn 20% diện tích nuôi trồng thủy sản thâm canh, thu nhập cao hơn cây lúa gấp 3 lần.

3.3.3. Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Theo kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã: 3.555,48 ha chiếm 27,30% DTTN; chủ yếu là rừng sản xuất chiếm 61,4% diện tích rừng, còn lại là rừng phòng hộ chiếm 38,6%; do Ban quản lý rừng phòng hộ Lán Tranh quản lý. Rừng là thế mạnh của Tân Thanh, nếu phát huy được nguồn tài nguyên này thì đây sẽ là nội lực giúp địa phương phát triển mạnh về kinh tế; đặc

biệt là kinh tế rừng.

Hoạt động trồng rừng của địa phương được phát triển mạnh mẽ từ những năm 2005, chủ yếu là thực hiện công tác trồng rừng theo chương trình 661 và các dự án khác của Ban quản lý rừng phòng hộ Lán Tranh. Đây là thời kỳ chuyển mạnh từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội nhờ sự thay đổi chính sách quản lý lâm nghiệp như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai,các Nghị định 135/CP quy định về giao đất giao rừng, giao khoán đất lâm nghiệp, các chính sách đầu tư, hỗ trợ,.. tập trung vào khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng. Ban đầu, rừng được trồng với diện tích manh mún phân tán do đất đai của các hộ nhỏ, xen kẽ khu dân cư.

Công tác QLBVR và PCCCR, trong thời gian qua đã giao khoán QLBVR cho 108 hộ gia đình với diện tích 2352,6 ha bằng nhiều nguồn vốn như kế hoạch tỉnh, 30a, chi trả DVMTR … . Các hộ gia đình thường xuyên phối hợp tổ chức tuần tra truy quét tại các khu vực trọng yếu song tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và phá rừng làm nương rẫy trên địa bàn xã vẫn còn xảy ra; UBND xã hàng năm đã xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô trong đó tập trung phương châm 4 tại chỗ (Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ)

Tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ký cam kết không vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng nhất là đối với các hộ dân sống ven rừng.

Thường xuyên phối hợp với các lực lượng đóng trên địa bàn xã và đội 12 của huyện tổ chức các cuộc tuần truy quét ngăn chặn các tụ điểm khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị số 08 và 12/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Qua phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, đề tài có một số nhận xét sau:

* Thuận lợi:

- Tân Thanh có vị trí địa lý thuận lợi. Tài nguyên đất đai tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, nhất là đối với cây cà phê, chè và các loại hoa

màu ngắn ngày khác, cây trồng rừng là các tổ thành của Thông, cây Keo... Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của thực vật.

- Điều kiện dân sinh kinh tế- xã hội tương đối ổn định, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm tương đối phát triển so với các xã miền núi khác.

- Được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước về các chính sách cho hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 36 - 96)