Yếu tố chính sách, xã hội được nhận xét có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các HTCT với 66,7% số hộ được phỏng vấn cho rằng rất ảnh hưởng, thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Đặc điểm của HGĐ: được đánh giá là nhóm nhân tố xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành, phát triển các HTCT. 66,7% số nông hộ được phỏng vấn cho rằng rất ảnh hưởng vì hơn ai hết họ hiểu rõ điều kiện, nhu cầu, hướng phát triển của gia đình mình.
- Tập quán canh tác: là nhân tố xã hội được đánh giá ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển các HTCT với 50% số hộ nhận định rất ảnh hưởng và chỉ có 16,7% số người cho ít ảnh hưởng.
+ Tập quán canh tác lúa nước: Là tập quán canh tác truyền thống đã gắn bó với cộng đồng từ ngàn đời, nhiều kinh nghiệm sản xuất được tích lũy theo thời gian đã thành nét văn hóa, tri thức bản địa riêng của người Dao, như: kinh nghiệm chọn đất, chọn giống, chọn ngày gieo cấy, phòng trừ sâu bệnh,… gắn liền với các lễ hội cầu mùa màng bội thu, cầu mưa,… Mặc dù phải chuyển đến nơi ở mới để làm ăn, sinh sống, song tập quán này vẫn không thể xóa bỏ vì ngoài lý do an toàn lương thực còn mang đậm phong tục tập quán, màu sắc tín ngưỡng, do vậy đến nay HTCT lúa nước vẫn tồn tại và không thể thiếu.
+ Tập quán đốt nương rẫy: canh tác nương rẫy là một trong những phương thức canh tác tồn tại từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc
Dao nói riêng. Hình thức canh tác này không chỉ tháo gỡ phần nào vấn đề an ninh lương thực - vấn đề luôn khó giải quyết ở vùng cao - mà còn là phương thức canh tác truyền thống có quan hệ lâu đời với cư dân sống ở vùng đất dốc cả về mặt văn hóa lẫn đời sống tinh thần.
- Tác động của các chương trình, chính sách: Các chương trình, chính sách đã tác động đến cuộc sống, phong tục, tập quán canh tác của cộng đồng người Mường cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Xét trên khía cạnh sự hình thành và phát triển các HTCT thì tác động này thể hiện rất rõ. Qua phỏng vấn 83,3% số người cho rằng chính sách, chương trình, dự án rất ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các mô hình canh tác. Điểm lại các chương trình, chính sách đã và đang triển khai tại địa phương từ sau di dân để thấy rõ điều đó, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5: Một số chính sách, dự án tại xã Tân Thanh ST
T
Chính sách/ Dự án
Thời
gian Nội dung
1 Chính sách GĐGR
1995 -
1996 Giao đất giao rừng đến hộ gia đình và cá nhân 2 Dự án 661 1999 -
2011
Đầu tư cho trồng rừng kết hợp với trồng cây lương thực.
3 Chính sách chi trả DVMTR
2009 – nay
Chi trả tiền cho các bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
+ Chính sách giao đất, giao rừng là cơ sở quan trọng để hình thành HTCT rừng trồng, thông qua đó người dân đã có ý thức trong quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng có hiệu quả. Vì thế, các diện tích rừng hiện có ổn định hơn và những diện tích rừng trồng mới có khả năng tăng lên góp phần tạo nên tính ổn định của các hệ thống canh tác.
+ Tuy nhiên, do hoạt động giao đất chưa được tiến hành đầy đủ, còn gặp những hạn chế nhất định và chưa thực hiện tốt phân cấp đầu nguồn cho quy hoạch sử dụng đất. Chính vì vậy, cho dù những nơi có độ dốc khá cao một số hộ gia đình vẫn tiến hành canh tác nương rẫy và chưa có biện pháp bảo vệ đất thích hợp. Đây cũng là nguyên nhân gây nên diện tích rừng trồng manh mún, rải rác xen kẽ giữa
rừng tự nhiên, rừng trồng, nương rẫy và đất trống… không đáp ứng được yêu cầu phòng hộ.