Phương pháp luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 25 - 28)

2.4.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống

Hệ thống là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, nó bao gồm nhiều bộ phận chức năng liên kết với nhau một cách có tổ chức và trật tự, tồn tại và vận động theo những quy luật thống nhất. Một hệ thống luôn bao gồm những hệ thống thành phần hay còn gọi là hệ thống phụ. Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong hệ thống và mỗi hệ thống lại nằm trong hệ thống lớn hơn. Tính tổng thể của hệ thống được duy trì thông qua các quan hệ tương tác do đó tiếp cận hệ thống không phải mô tả cấu trúc mà là phân tích các mối quan hệ tương tác

Các hệ thống canh tác được xem là hệ thống mở trong tự nhiên. Mối quan hệ giữa thể chế, chính sách, con người với các hệ thống canh tác chính là quan hệ giữa hệ thống kinh tế - xã hội với hệ thống tự nhiên. Sự tác động của người dân địa phương đến các hệ thống canh tác là hoạt động trong hệ thống kinh tế - xã hội và tác động tới hệ thống tự nhiên.

- Sự tác động của người dân địa phương đến các hệ thống canh tác là hoạt động trong hệ thống kinh tế, bởi hình thức và mức độ tác động gắn liền với các hoạt động kinh tế như: sử dụng đất canh tác, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc… Sự tác động này cũng phụ thuộc vào sinh kế, mức sống, nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận trước mắt, hiệu quả kinh tế và thường quyết định tới việc lựa chọn hệ thống canh tác. Ngược lại, các hệ thống canh tác cũng tác động mạnh mẽ tới tổng

thu nhập, đời sống kinh tế của các HGĐ. Liên hệ chặt chẽ đó là cơ sở để đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế của nông hộ với các hệ thống canh tác, tác động của các nguyên nhân kinh tế đến các hệ thống canh tác và nghiên cứu giải pháp kinh tế nhằm phát triển các hệ thống canh tác theo hướng bền vững.

- Sự tác động của người dân địa phương đến hệ thống canh tác là hoạt động xã hội vì các hoạt động này là của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu, mục đích của con người và chịu chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như: nhận thức của người dân về tầm quan trọng của hệ thống canh tác, trình độ học vấn, giới tính, trách nhiệm của cộng đồng, thể chế chính sách,... Ngược lại, sự hình thành và phát triển các hệ thống canh tác có tác động trở lại đến đời sống, tập quán, văn hóa,... của cộng đồng. Dựa trên mối quan hệ đó, đề tài tiến hành nghiên cứu các nguyên nhân xã hội chi phối sự tác động đến hệ thống canh tác và nghiên cứu đề xuất giải pháp xã hội nhằm phát triển các HTCT theo hướng bền vững.

Tóm lại, tiếp cận theo quan điểm hệ thống là xem xét hệ thống canh tác như một hệ thống tự nhiên mở, tồn tại khách quan và vận động theo những quy luật tự nhiên, các thành phần có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài tới hệ thống canh tác cũng dẫn đến sự thay đổi các thành phần và chức năng của hệ thống. Vì vậy, để phát triển các hệ thống canh tác theo hướng bền vững thì những tác động của con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên, xã hội.

2.4.1.2. Quan điểm sinh thái – nhân văn

Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và môi trường (Rambo, 1983). Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với khái niệm sinh thái xã hội của Parker (1983) cho rằng: “Sinh thái xã hội nghiên cứu quan hệ giữa các cộng đồng người và môi trường tương ứng, nhất là môi trường vật chất”. Sinh thái nhân văn đã sử dụng quan điểm hệ thống cho cả xã hội loài người và tự nhiên. Trong hệ thống đó, tác động con người tới hệ sinh thái tự nhiên chịu sự chi phối của yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội…

Tiếp cận quan điểm sinh thái nhân văn trong nghiên cứu hệ thống canh tác cho thấy phương thức canh tác, sử dụng đất,… ở mỗi cộng đồng, mỗi hộ gia đình rất đa dạng và phong phú, nó không những phản ánh những đặc điểm sinh thái, mối quan hệ kinh tế xã hội và chính sách hiện hành mà còn phản ánh các giá trị văn hoá. Điều đó khẳng định đầu ra của các của các hoạt động sản xuất trong cộng đồng bị chi phối bởi nhiều nhân tố và không có yếu tố nào giữ vai trò chủ đạo trong cộng đồng vào tất cả thời điểm.

Tóm lại, tiếp cận theo quan điểm sinh thái nhân văn là xem xét hệ thống canh tác là hệ thống sinh thái gắn với yếu tố văn hóa, xã hội của con người (cộng đồng - chủ thể của hệ thống canh tác đó).

2.4.1.3. Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu

Sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều quan trọng là người dân có khả năng trao đổi các triển vọng của họ về vấn đề của địa phương với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này có thể hiểu và đáp ứng các triển vọng được nêu ra .

Hosley, 1996, đưa ra 7 mức độ của sự tham gia từ thấp đến đến cao, đó là: tham gia có tính chất vận động, tham gia bị động, tham gia qua hình thức tư vấn, tham gia vì mục tiêu được hưởng các hỗ trợ vật tư từ bên ngoài, tham gia theo chức năng, tham gia hỗ trợ, tự huy động và tổ chức.

Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận cùng tham gia được áp dụng. Trong đó người dân địa phương tham gia ở mức độ 3, tức là tham gia qua hình thức tư vấn, cung cấp thông tin. Các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA -

Rapid Rural Appraisal) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA -

Participatory Rural Appraisal) được sử dụng để thu thập thông tin cho nghiên cứu. Các phương pháp này giúp thu thập được các thông tin từ chính người dân địa phương, là cơ sở để phân tích đặc điểm kinh tế, xã hội của nông hộ và ảnh hưởng của các yếu tố này đến các HTCT.

điểm tiếp cận có sự tham gia để nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu và phát triển nông thôn nhìn toàn bộ các hệ thống canh tác là một tổng thể hệ thống, trong đó người nông dân là trung tâm; tập trung vào những mối liên hệ tương hỗ, phụ thuộc giữa môi trường tự nhiên và con người, giữa thành phần cấu tạo hệ thống trong tầm kiểm soát của nông hộ và cách thức các thành phần này tác động qua lại với các yếu tố vật lý, sinh học, kinh tế và xã hội ngoài tầm kiểm soát của nông hộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 25 - 28)