Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 79 - 84)

4.5.2.1. Giải pháp khoa học - kỹ thuật

Xã Tân Thanh là địa phương có điều kiện tự nhiên, khí hậu đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng, cây lâm nghiệp như Thông, Keo, cây công nghiệp như Chè, cà phê … và nhiều loại cây trồng nông nghiệp khác. Nên việc sử dụng hợp lý đất canh tác sẽ đóng vai trò quan trọng để tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng, góp phần giải quyết hài hòa mục tiêu kinh tế và sinh thái - một vấn đề rất cần thiết hiện nay.

nhiên, rừng trồng tại địa phương chủ yếu là Keo, Thông thuần loài. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao 59,90% đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực phẩm, sản phẩm hàng hóa cho các hộ gia đình và xã hội. Mô hình NLKH của các hộ gia đình trong xã do chưa được đầu tư thâm canh đúng mức vì vậy sản phẩm từ các hệ thống này còn đơn giản, hiệu quả chưa cao. Để phát triển hệ thống NLKH với mô hình cụ thể cấp nông hộ hiệu quả và bền vững tại địa phương cần đề xuất mô hình, và các giải pháp thực hiện như sau:

a/ Qui mô và cấu trúc mô hình

* Tổng diện tích mô hình khoảng 5,0 ha, Trong đó:

Diện tích rừng trồng: khoảng 02 ha (Keo hoặc thông); Diện tích trồng cây công nghiệp khoảng 02 ha (Cà phê, Chè) trong đó: Khoảng 01 ha Cà phê vối và 0,5 ha Cà phê catimo. Sở dĩ bố trí trồng thêm loài Cà phê Catimo vì loài cây này qua phỏng vấn cho hiệu quả kinh tế rất cao, thu hoạch sớm hơn cà phê vối; Diện tích chè: 0,5 ha; Diện tích chuồng trại chăn nuôi, trồng cỏ: 0,5 ha; Diện tích ao hồ: 0,2 ha; Diện tích nhà ở, kho và sân phơi: 0,3 ha

- Thành phần mô hình gồm:

* Rừng (R): Rừng trồng thuần loài Keo hoặc Thông mật độ 2.200 cây thường được bố trí trên đỉnh đồi

* Vườn (V): Diện tích 2,0 ha, đây là thành phần cho thu nhập lợi nhuận chính của mô hình. Trên diện tích khoảng 02 ha được bố trí trồng Cà phê, Chè ... như đã nêu trên. Ngoài ra cần bố trí trồng các loài cây chắn gió, cây ăn quả quanh vườn và trong vườn như Muồng, Bơ ... .

* Ao (A): Với diện tích mặt hồ là 0,2 ha dùng để nuôi cá như: Cá Trắm, Cá mè, chép, Rô phi... . Trên mặt nước ao thường xuyên thả 100 vịt đẻ trứng vừa cung cấp trứng phục vụ sinh hoạt cho gia đình và bán lấy tiền tăng thêm thu nhập. Mục đích chính của ao hồ là vừa nuôi cá vừa phục vụ cho tưới rau, Chè, Cà phê, vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi.

* Chuồng (C): Dùng để nuôi đàn Heo thịt siêu nạc, heo nái, heo đực giống và đan bò (Bò sữa hoặc bò thịt).

Qua mô hình cho thấy: trồng rừng làm đai rừng bảo vệ vườn cây công nghiệp, giữ ẩm cho đất, tăng độ che phủ, chống xói mòn… và là nơi cung cấp nguồn thức ăn cho vật nuôi dưới tán rừng.

Vật nuôi cung cấp nguồn phân xanh phục vụ bón phân cho vườn cây. Cây công nghiệp ngắn ngày sớm thu hoạch tạo nguồn kinh tế ổn định góp phần tái đầu tư chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng; đầu tư nguồn giống vật nuôi…

Sơ đồ các thành phần trong mô hình được khái quát như sau:

Thức ăn Thức ăn

Hình 4.8 Sơ đồ mô hình đề xuất tại địa phương

b/ Kỹ thuật canh tác

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc để chống xói mòn, hạn chế thoái hoá đất như làm ruộng bậc thang, bón phân hữu cơ,… chọn và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất dốc.

- Trồng cây băng xanh: tạo các băng xanh trồng các cây họ đậu có tác dụng chống xói mòn đất, tăng độ phì cho đất, cung cấp phân xanh, thức ăn cho gia súc. Kết hợp trồng cây nông nghiệp, công nghiệp để giữ ẩm, làm giàu đất, vừa che phủ

Vườn

(Cà phê, chè, dâu tằm)

Ao Chuồng trại

mặt đất chống xói mòn.

- Phát triển thuỷ lợi, phát triển mô hình nông - lâm kết hợp để bảo vệ độ phì của đất và sử dụng bền vững đất dốc; thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất.

4.5.2.2. Giải pháp kinh tế

a, Thông tin về thị trường

- Người dân cần có thêm kênh thông tin để biết được nhu cầu thị trường và giá cả các mặt hàng, tránh tình trạng mua các vật tư với giá quá đắt, nhất là giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Đồng thời, tạo kênh tiêu thụ cho người dân bán các sản phẩm của mình làm ra không bị rẻ và không bị tư thương ép giá

- Cần có cơ sở chế biến và bảo quản các sản phẩm nông lâm sản: Nhà nước cần đầu tư xây dựng những lò sấy để sấy những sản phẩm như Cà phê, ngô, sắn,... tránh tình trạng sản phẩm hư hỏng, thất thoát sau thu hoạch.

- Các HGĐ cần liên kết lại thành các tổ hợp tác hoặc trang trại lớn có tư cách pháp nhân để có điều kiện phát triển sản xuất vượt khỏi tình trạng sản xuất manh mún như hiện nay và tiếp nhận các ưu đãi của Nhà nước về đất đai, thuế, đầu tư tín dụng, lao động, khoa học công nghệ, tránh tình trạng bán sản phẩm bị tư thương ép giá.

b, Hỗ trợ vốn

- Hỗ trợ, cung cấp cây giống để trồng rừng, trồng cây phân tán trên bờ lô, khoảnh … nhằm bảo vệ diện tích trồng cây công nghiệp, bảo vệ đất, chống xói mòn và cung cấp gỗ, củi. Tạo điều kiện đầu ra ổn định cho các sản phẩm từ mô hình, giúp doanh nghiệp và người dân ổn định canh tác, từng bước cải thiện chống thoái hóa đất, canh tác bền vững.

- Đất đai, vốn và kỹ thuật là những đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất của HGĐ. Thiếu vốn và sử dụng vốn kém hiệu quả là một trong những đặc điểm nổi bật của các hộ dân ở địa phương. Để đáp ứng đủ vốn cho phát triển sản xuất cho các HGĐ cần có các giải pháp về tạo vốn tập trung theo các hướng sau:

xuất các loài cây trồng lâu năm thì vốn trở nên trở nên càng bức thiết. Do vậy, cần phải thiết lập các quỹ tín dụng có kiểm soát tại các cơ sở vừa có tác dụng thu hút các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước và các tổ chức nước ngoài, vừa nâng dần ý thức vay trả của người dân.

- Để hộ nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả cần gắn việc vay vốn với việc xây dựng và thực hiện các dự án phát triển nông, lâm nghiệp. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới, trang bị cho các hộ nông dân kiến thức sản xuất kinh doanh hướng ra thị trường.

4.5.2.3. Giải pháp chính sách, xã hội

+ Chính sách về đất đai: Các ngành chức năng cần xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin về tài nguyên đất; Quy hoạch và quản lí sử dụng tài nguyên đất: đất dốc, đất lưu vực sông và đất ngập nước. Có chế tài xử phạt nghiêm minh những đối tượng gây thoái hoá đất.

+ Chính sách về trợ giá sản phẩm: Tại địa phương các sản phẩm được cung cấp đều mang tính chất hàng hóa. Vì vậy, Nhà nước cần can thiệp bằng các chính sách hỗ trợ phân bón về giá cản thông qua các tổ chức xã hội như khuyến nông, nông dân phụ nữ …. Chính sách thu mua tạm trữ cà phê hàng năm khi vào mùa thu hoạch nhằm bình ổn giá.

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại địa phương: Nguồn lao động chính tại địa phương thiếu kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật canh tác,.. Vì vậy, muốn phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng thị trường hoá, việc đào tạo nguồn nhân lực phải đi trước một bước. Việc làm này có thể kết hợp với quá trình chuyển giao khoa học công nghệ, tập huấn kỹ thuật,…

+ Đẩy mạnh công tác khuyến nông khuyến lâm: KNKL là cầu nối giữa người nông dân và các nhà khoa học, nhà hoạch địch chính sách, nhờ đó mà các thông tin mới về KHKT, các mô hình sản xuất, các kết quả nghiên cứu tiến bộ được chuyển giao đến cộng đồng và người dân. Hình thức KNKL như: xây dựng mô hình trình diễn, mở lớp tập huấn kỹ thuật, phát tài liệu, giải đáp thắc mắc…

CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 79 - 84)