Nguồn lực của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 68 - 70)

4.3.1.1. Nguồn lực con người

Phân tích nguồn lực con người dựa trên cơ sở đánh giá và tìm hiểu mối liên hệ giữa các chỉ tiêu như: tuổi, qui mô nhân khẩu, tổng số lao động chính, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính.

Tuổi chủ hộ: Tuổi chủ hộ tại địa phương dao động lớn (từ 32 đến 56 tuổi) đây là độ tuổi còn sung sức, có nhiều suy nghĩ chín chắn khi đưa ra quyết định sản xuất cho nông hộ.

Nhân khẩu: Số nhân khẩu của các HGĐ dao động từ 5 đến 9 người, bình quân nhân khẩu trên một hộ tương đối cao (6 người/hộ).

Số lao động chính: Các hệ thống canh tác nông lâm nghiệp đều có đặc điểm chung là cần nhiều lao động chân tay, là đặc trưng chủ yếu của canh tác lúa nước, nương rẫy. Trong đề tài, lao động chính là những người chuyên trách trực tiếp tham

gia vào sản xuất, kể cả họ trong hay ngoài tuổi lao động theo quy định của nhà nước. Với quy định này, số lao động chính của nông hộ dao động từ 2 đến 6 người, chủ yếu là 3 đến 5 lao động/HGĐ. Với nguồn lao động như vậy đủ để các HGĐ thực hiện các HTCT.

Trình độ học vấn: Nghiên cứu ảnh hưởng của trình độ học vấn đến các mô hình canh tác sẽ thấy được khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất và áp dụng vào các mô hình. Trình độ học vấn trung bình của cộng đồng là lớp 7, với trình độ này đủ để tiếp cận và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Các HGĐ thuộc nhóm mô hình I có trình độ học vấn lớn hơn hoặc tương đương trình độ học vấn trung bình của cộng đồng, họ cũng là người được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, chuyển giao công nghệ về công tác khuyến nông, khuyến lâm với vai trò là nông dân nòng cốt nên có nhiều điều kiện và cơ hội để áp dụng.

4.3.1.2. Nguồn lực sản xuất

Nguồn lực sản xuất trong đề tài được đánh giá bằng diện tích các loại đất của nông hộ, đây là tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất đối với người nông dân vì với họ hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo nguồn thu chủ yếu. Trên địa bàn nghiên cứu hầu hết các hộ gia đình đều có phương thức canh tác nông lâm kết hợp với những loài cây như Thông, Keo, Cà phê, Chè, Ngô, Sắn, Đậu các loại … Tương ứng với các loại đất đó là các HTCT: rừng trồng, nương rẫy, đối với người Dao, K’Ho còn có thêm phương thức canh tác lúa nước.

- Tổng diện tích đất của các HGĐ có sự biến động lớn từ 15.000 m2 đến 73.000 m2. Đây chính là đất nông nghiệp mà các nông hộ đã và đang canh tác trồng các loài cây như Cà phê, Chè, Lúa nước, Ngô, Sắn, Đậu các loại… . Diện tích trung bình theo mô hình của các hộ điều tra là: 22.000 m2/HGĐ. Với quỹ đất như vậy các HGĐ hoàn toàn có thể đầu tư, thực hiện các mô hình canh tác.

- Diện tích rừng được giao khoán quản lý bảo vệ trung bình mỗi hộ được ban QLRPH Lán Tranh giao nhận khoảng 30 ha. Trước đây nguồn kinh phí chi trả cho các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng bằng nhiều nguồn khác nhau như 661, ngân sách tỉnh và nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ –

CP của Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhưng từ năm 2012 chỉ còn lại nguồn duy nhất là chi trả DVMTR với mức thanh toán là : 300.000 đồng/ha/năm, đơn giá này có thể tăng thêm trong thời gian tới do thủy điện Đồng Nai 3 chính thức phát điện.

Tóm lại, đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ làm rõ được các nhân tố chính ảnh hưởng đến từng mô hình canh tác gồm: tuổi, nhân khẩu, lao động chính, học vấn, giới tính, diện tích, nguồn lực lao động chính là cơ sở để hình thành hệ thống canh tác với những phương thức sản xuất khác nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 68 - 70)