Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 42 - 45)

Theo kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã: 3.555,48 ha chiếm 27,30% DTTN; chủ yếu là rừng sản xuất chiếm 61,4% diện tích rừng, còn lại là rừng phòng hộ chiếm 38,6%; do Ban quản lý rừng phòng hộ Lán Tranh quản lý. Rừng là thế mạnh của Tân Thanh, nếu phát huy được nguồn tài nguyên này thì đây sẽ là nội lực giúp địa phương phát triển mạnh về kinh tế; đặc

biệt là kinh tế rừng.

Hoạt động trồng rừng của địa phương được phát triển mạnh mẽ từ những năm 2005, chủ yếu là thực hiện công tác trồng rừng theo chương trình 661 và các dự án khác của Ban quản lý rừng phòng hộ Lán Tranh. Đây là thời kỳ chuyển mạnh từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội nhờ sự thay đổi chính sách quản lý lâm nghiệp như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai,các Nghị định 135/CP quy định về giao đất giao rừng, giao khoán đất lâm nghiệp, các chính sách đầu tư, hỗ trợ,.. tập trung vào khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng. Ban đầu, rừng được trồng với diện tích manh mún phân tán do đất đai của các hộ nhỏ, xen kẽ khu dân cư.

Công tác QLBVR và PCCCR, trong thời gian qua đã giao khoán QLBVR cho 108 hộ gia đình với diện tích 2352,6 ha bằng nhiều nguồn vốn như kế hoạch tỉnh, 30a, chi trả DVMTR … . Các hộ gia đình thường xuyên phối hợp tổ chức tuần tra truy quét tại các khu vực trọng yếu song tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và phá rừng làm nương rẫy trên địa bàn xã vẫn còn xảy ra; UBND xã hàng năm đã xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô trong đó tập trung phương châm 4 tại chỗ (Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ)

Tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ký cam kết không vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng nhất là đối với các hộ dân sống ven rừng.

Thường xuyên phối hợp với các lực lượng đóng trên địa bàn xã và đội 12 của huyện tổ chức các cuộc tuần truy quét ngăn chặn các tụ điểm khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị số 08 và 12/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Qua phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, đề tài có một số nhận xét sau:

* Thuận lợi:

- Tân Thanh có vị trí địa lý thuận lợi. Tài nguyên đất đai tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, nhất là đối với cây cà phê, chè và các loại hoa

màu ngắn ngày khác, cây trồng rừng là các tổ thành của Thông, cây Keo... Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của thực vật.

- Điều kiện dân sinh kinh tế- xã hội tương đối ổn định, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm tương đối phát triển so với các xã miền núi khác.

- Được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước về các chính sách cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

- Sản xuất lâm nghiệp đã chuyển hướng theo mô hình lâm nghiệp xã hội, công tác giao đất khoán rừng, quản lý bảo vệ rừng được chú trọng, góp phần hạn chế được nạn chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép.

- Đại bộ phận người dân đã định canh định cư, biết áp dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

* Khó khăn:

Do điều kiện địa hình đồi và núi thấp, đất tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng do đó áp lực đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Hệ thống thủy lợi còn kém, không chủ động được nguồn nước cho sản xuất.

- Thu nhập của người dân tuy cao nhưng không đều, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao làm hạn chế khả năng đầu tư, khai thác, sử dụng tiềm năng của đất đai cùng nhiều nguồn tài nguyên khác. Đây là một thách thức lớn đối với khu vực trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống và thu nhập của người dân

- Ngành nghề phụ không được chú trọng phát triển để tận dụng nhân công trong khi mùa vụ chính chưa đến, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc tận dụng cải tạo đất đai, cơ cấu cây trồng chưa phong phú, chủ yếu là độc canh và quảng canh,... nên hiệu quả sử dụng đất còn thấp.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)