Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 76 - 79)

Ngoài những kết quả nghiên cứu được rút ra ở các phần trên, đề tài thực hiện 2 công cụ phân tích chuyên sâu để có đầy đủ và tổng hợp các căn cứ cho đề xuất giải pháp phát triển các mô hình nông lâm kết hợp. Cụ thể như sau:

a, Kết quả phân tích SWOT

Thông qua quá trình phỏng vấn cán bộ và người dân, các chủ hộ mô hình trong xã, cùng với phương pháp phân tích SWOT để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức với việc sử dụng đất của các mô hình của xã như sau:

* Thuận lợi.

- Tổng số hộ trên toàn xã: 2.500 hộ, 10.863 khẩu. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là: 7.551 người chiếm 69% dân số toàn xã. Lao động có việc làm tập trung chủ yếu trong ngành sản xuất nông nghiệp đây là lực lượng để sản xuất trực tiếp.

+ Người dân có truyền thống sản xuất nông, lâm nghiệp.

+ Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đặc biệt là các loài cây công nghiệp, cây ăn quả (Cà phê, Chè, Bơ…..) và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày (Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang, Lạc, Đậutương…).

+ Là xã có một số thôn nghèo nên được sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước rất nhiều các chương trình dự án: Chương trình 135, Dự án 661, chương trình 30a của Chính phủ

+ Được sự hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật Lâm nghiệp của các ngành chuyên môn về lâm nghiệp

+ Các chính sách về quản lý sử dụng đất, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế được xã phổ biến đến tận người dân.

+ Tại địa phương đã hình thành các dịch vụ cung ứng lao động phổ thông từ các tỉnh khác đến làm thuê với nhiều hình thức như hợp đồng theo năm, tháng với giá bình quân nữ 2.500.000 đồng/tháng, nam: 3.000.000 đồng/tháng.

+ Với những ưu thế mạnh về rừng và đất lâm nghiệp, đây là những tiềm năng lớn thu hút các nhà đầu tư phát triển ngành du lịch sinh thái và phát triển ngành lâm nghiệp…

* Khó khăn.

+ Trong xã tuy có các tuyến giao thông liên xã, liên thôn tương đối thuận lợi nhưng đường vào các nơi sản xuất nhỏ hẹp và lầy nội trong mùa thu hoạch đã ảnh hưởng đến việc thu gom sản phẩm, vận chuyển hàng hóa và tỷ lệ hao hụt các sản phẩm sau thu hoạch.

+ Địa hình chia cắt, đất đai của xã chủ yếu là đồi núi, một số nơi độ dốc cao làm cho sử dụng đất dễ bị xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng, khó khăn cho quá

trình canh tác như trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm ....

+ Hệ thống sông, suối phân bố không đều, khó khăn cho tưới tiêu trong mùa khô, cũng như trong mùa mưa.

+ Lượng mưa phân bố không đều, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), trong mùa này lượng mưa rất ít, không đủ nước để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân làm cho hạn hạn, đất đai cằn cỗi, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất cây trồng giảm.

+ Mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến 10 hàng năm) lượng mưa lớn, vì thế gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng, gây ngập úng khó khăn cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt những diện tích đất canh tác ở ven sông suối.

+ Tỷ lệ tăng dân số cơ học của xã còn tương đối cao vì thế gây ra sức ép rất lớn các mặt về quản lý sử dụng đất của xã như đất làm nhà ở, đất canh tác

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế của xã còn yếu và chưa đồng bộ, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi của xã .

+ Mặt bằng chung về trình độ dân trí của xã còn tương đối thấp vì thế rất hạn chế trong việc tiếp thu kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý sử dụng đất và các hoạt động sản xuất.

+ Trong một xã có nhiều dân tộc sinh sống vì thế phong tục, tập quán canh tác cuả người dân còn tương đối lạc hậu, sản xuất theo nền nông nghiệp truyền thống vì thế làm cho đất ngày càng bị thoái hoá, năng xuất cây trồng ngày càng giảm.

+ Đời sống kinh tế của đại bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu cho sản xuất (cây giống, phân bón) dẫn đến hiệu quả sản xuất của các PTCT chưa cao.

+ Tập quán chăn nuôi bán hoang dại chưa phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, trang trại. vì vậy hiệu quả chưa cao.

* Cơ hội

Sự quan tâm, giúp đỡ phát triển kinh tế nông thôn miền núi của Đảng và Nhà nước đối với miền núi, vì thế xã đã được rất nhiều các chính sách ưu đãi phát triển

kinh tế từ nhà nước như hỗ trợ vốn, vay vốn để tổ chức sản xuất, được đầu tư cơ sở hạ tầng, được tập huấn kỹ thuật, được hỗ trợ giống.... Đây là những cơ sở để quản lý sử dụng đất hiệu quả và thúc đẩy kinh tế của xã phát triển.

* Thách thức

+ Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu không tương xứng với việc tăng dân số hàng năm

+ Tình trạng dân cư tại một số điểm sinh sống đan xen trong rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác trồng Cà phê và hoa màu đang diễn biến phức tạp.

+ Những biến đổi phức tạp của khí hậu, thời tiết, sâu bệnh hại cây trồng. + Giá cả các hàng hoá nông sản thường xuyên biến động, cần phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Tóm lại:

Tại địa phương có nhiều khó khăn và thách thức gây cản trở sự phát triển của các hệ thống NLKH ở địa phương. Các khó khăn và thách thức là trở ngại lớn, nguyên nhân kìm hãm sự phát triển bền vững của các mô hình, nhưng có thể hạn chế và khắc phục được thông qua việc xây dựng và thực thi những giải pháp thực tế. Các giải pháp đưa ra phải phát huy được điểm mạnh, cơ hội; khắc phục được những điểm yếu, thách thức; đồng thời phải mang tính đồng bộ, có cơ sở khoa học, pháp lý và phù hợp điều kiện thực tế tại khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 76 - 79)