Định hướng của hiệp hội VASEP nói chung và Công ty AnGiang

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cho hoạt động marketing xuất khẩu cá da trơn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang sang thị trường eu (Trang 60 - 61)

riêng.

 Trước tình hình xuất khẩu cá da trơn như hiện nay hiệp hội VASEP đã đưa ra một số định hướng như sau:

Thứ nhất là tăng giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng cá da trơn Việt Nam Thứ hai là ổn định sản lượng về nguyên liệu đầu vào để đảm bảo cung cầu. Đối với định hướng này, một khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay là cần chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu phù hợp với khả năng tài chính và sản lượng xuất khẩu thông qua các hình thức tự nuôi, nuôi gia công, hợp đồng hợp tác liên kết với người nuôi. VASEP định hướng siết chặt hoạt động quy hoạch nuôi cá và ổn định sản lượng cá da trơn nguyên liệu cho xuất khẩu. Đồng thời quy hoạch sản xuất con giống tốt hơn phục vụ nhu cầu nuôi với giá cả ổn định.

Thứ ba là tăng cường quản lý chất lượng và chế biến xuất khẩu. VASEP có định hướng quy định sản phẩm xuất khẩu sẽ phải thống nhất về tên gọi và cách ghi nhãn. Đồng thời các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về việc sử dụng các loại hóa chất sử dụng trong quá trình chăn nuôi và chế biến.

Thứ tư, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại mặt hàng cá da trơn Việt Nam. VASEP có định hướng đề nghị Bộ NN-PTNT thành lập “quỹ phát triển xuất khẩu cá da trơn Việt Nam” dành cho việc chi phí hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm và xúc

tiến thương mại.

Bên cạnh đó VASEP kiến nghị với chính quyền địa phương phải cân nhắc khi cấp phép việc xây mới hoặc mở rộng các nhà máy gia công, chế biến cá da trơn, trong đó yếu tố quan trọng là tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc là nhà máy chế biến phải có vùng nguyên liệu và có thị trường luôn ổn định.

Song song với công tác quy hoạch và tổ chức nuôi cá da trơn chất lượng tốt, VASEP định hướng kiến nghị các cơ quan chức năng cần quan tâm đến chất lượng VSATTP (Vệ sinh an toàn thực phẩm) cho sản phẩm cá da trơn đông lạnh xuất khẩu thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn thống nhất đối với cá da trơn xuất khẩu. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh để bảo vệ uy tín của sản phẩm cá da trơn trên thị trường xuất khẩu.

 Về phía công ty An Giang, có đưa ra một số định hướng như sau:

Thứ nhất, phải giải quyết vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cá da trơn phục vụ xuất khẩu.Quy hoạch, tăng cường vùng nuôi và gia công hợp tác nuôi trồng.

Thứ hai là phải tập trung củng cố, bảo trì, nâng cấp toàn diện về thiết bị sản xuất, kho lạnh, mặt bằng sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm

Thứ ba, củng cố mạnh về chất lượng đội ngũ quản lí sản xuất kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tay nghề công nhân. Đồng thời học hỏi và cải tiến phương thức SX nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm.

Thứ tư là tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động về điều kiện sản xuất, bảo đảm đầy đủ các chính sách chế độ BHXH, BHYT, BH tai nạn…

Bên cạnh đó công ty còn định hướng đẩu tư cải tiến nâng cao máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất nuôi trồng cá da trơn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cho hoạt động marketing xuất khẩu cá da trơn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang sang thị trường eu (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w