Thị trường cá da trơn tại EU

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cho hoạt động marketing xuất khẩu cá da trơn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang sang thị trường eu (Trang 26 - 28)

Đặc điểm của mặt hàng cá da trơn:

Bộ Cá da trơn hay bộ Cá nheo (danh pháp khoa học: Siluriformes) được xem là một bộ cá rất đa dạng trong nhóm cá xương. Các loài cá trong bộ này thay đổi khá mạnh về kích thước và các thức sinh sống, từ loài nặng nhất là cá tra dầu (Pangasius gigas) ở Đông Nam Á tới loài dài nhất là cá nheo châu Âu (Silurus glanis) của đại lục Á-Âu, hay những loài chỉ ăn xác các sinh vật chết ở lớp nước dưới đáy, hay các loài cá ký sinh nhỏ bé như Vandellia cirrhosa. Có các loài với các kiểu tấm xương bảo vệ cũng có các loài không có tấm xương bảo vệ, nhưng tất cả chúng đều không có vảy. Không phải loài cá da trơn nào cũng có râu; các đặc trưng để xác định bộ Siluriformes trên thực tế là các đặc điểm chung của hộp sọ và bong bóng. Bộ cá này có tầm quan trọng kinh tế quan trọng; nhiều loài được chăn nuôi với quy mô lớn để cung cấp nguồn thực phẩm cá, một vài loài được nuôi thả như là cá câu phục vụ cho hoạt động thể thao. Nhiều loài cá nhỏ, cụ thể là các loài trong chi Corydoras, được nuôi làm cá cảnh trong các bể cá.

Cá da trơn là loài thủy sinh vật được chăn nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và đãtrở thành một nguồn thủy hải sản quan trọng trong công nghiệp thực phẩm, nó được chế biến và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, các loài catfish (cá mèo hay cá trê Mỹ) thuộc họ Ictaluridae của bộ Cá da trơn được chăn nuôi với quy mô công nghiệp lớn. Các chủ trại nuôi cá catfish đã thành lập một hiệp hội nghề nghiệp nuôi cá catfish để truyền tải, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi loài cá này và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong trường hợp gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Cũng trong cuộc cạnh tranh này, đã

có thời kỳ, các loài cá tra nuôi (Pangasius hypophthalmus) và cá ba sa (Pangasius bocourti) của Nam Bộ, mặc dù thuộc họ Pangasiidae (tiếng Anh gọi là shark catfish) cũng trong bộ Cá da trơn nhưng vẫn bị cho là thuộc họ Cá trê (Clariidae) và cho tới nay tại thị trường Mỹ vẫn không được dán nhãn là catfish và áp dụng thuế chống phá giá lên các loài cá nhập khẩu này.

Ở Việt Nam có nhiều loài thuộc bộ Cá da trơn như cá trê, cá nheo, cá bông lau, cá ba sa, cá tra v.v. Đại đa số chúng sinh sống tự nhiên trong các ao, đầm, sông, hồ. Chỉ đến gần đây, khi nhu cầu tiêu thụ loại cá này dưới dạng thực phẩm tăng lên một cách đột biến, một số loài cá thuộc bộ này bắt đầu được các chủ trại nuôi cá ở Việt Nam chăn nuôi nhưng với quy mô không lớn.

Đặc điểm của thị trường cá da trơn EU.

Eu thực sự là một thị trường tiềm năng đối với các công ty xuất khẩu cá da trơn. Người tiêu dùng EU có sở thích dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khoẻ do tính ưu việt của các sản phẩm này. Hàng năm nhu cầu này của EU đã đạt mức 30,3 kg/người (Lê Minh Tâm; Hoàng Vĩnh Long 2010).

Thị trường cá da trơn EU được chia làm ba khu vực chính: Bắc Âu bao gồm Vương quốc Anh, các nước vùng Scandinavi và Hà Lan; Trung Âu bao gồm Đức, Pháp, Áo, Ba Lan và Cộng hòa Séc; và các nước khu vực Địa Trung Hải. Các nước EU hàng năm đánh bắt, nuôi trồng được khoảng 3,6 triệu tấn cá da trơn, trong đó các nước có sản lượng cá da trơn cao nhất là Tây Ban Nha, Đan Mạch, Pháp, Anh và Hà Lan. Số đánh bắt được chiếm khoảng 70% tổng lượng cá da trơn của EU. Hơn nữa, những người dân EU hầu hết có mức sống cao, do đó họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm tốt mang thương hiệu lớn. Nhu cầu đối với mặt hàng cá da trơn của người tiêu dùng chắc chắn cao hơn nhiều so với số lượng đánh bắt được. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, các nước EU phải nhập khẩu từ các nước thứ ba, khối lượng cá da trơn nhập khẩu vào EU tăng lên 30% trong vòng 5 năm qua

(VIETTRADE,2010).

Vị trí của mặt hàng cá da trơn trong thị trường nhập khẩu của EU.

Người tiêu dùng châu Âu vốn ưa chuộng các loại phi lê cá thịt trắng, chủ yếu là các loài cá nước lạnh như cá minh thái Alaska, cá tuyết và phi lê cá hake. Kể từ khi cá da trơn được đưa vào tiêu thụ tại thị trường nhiều nước EU như một loài “cá

thịt trắng nhiệt đới”, thị phần của loài cá này tiếp tục mở rộng và chiếm vị trí quan trọng trong thị trường các nước nhập khẩu của EU.

Nhiều thị trường tại EU tăng nhập khẩu cá da trơn, cụ thể Tây Ban Nha tăng 16% so với năm 2010, Hà Lan 9%, Ba Lan 23% (VIETTRADE, 2010). Sở dĩ người tiêu dùng EU ưa chuộng cá da trơn là nhờ nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và giá rẻ hơn giá cá da trơn nội địa do nguồn cung nội địa khan hiếm.

Những sản phẩm đáng chú ý là cá ngừ, cá meluc, cá minh thái Alaska, cá rô sông Nile và cá tra, ba sa. Thịt cá meluc và megrim đông lạnh cũng là những sản phẩm quan trọng. Chi phí lao động thấp là thuận lợi chính của các cơ sở chế biến và nhà xuất khẩu ở những nước đang phát triển. Các mặt hàng cá phi lê miếng kép của Trung Quốc bao gồm cá minh thái Alaska và cá thờn bơn vây vàng đã trở thành những mặt hàng quan trọng trên thị trường EU.

Một số thị trường xuất – nhập khẩu cá da trơn chính của EU

Về thị trường nhập khẩu: Tây Ban Nha là nước đông dân vì thế đây là thị trường tiềm tàng đối với thủy sản nói chung và với mặt hàng cá da trơn nói riêng. Pháp cũng là quốc gia tiêu thụ thủy sản trên mức trung bình cảu EU, Là thị trường quan trọng sau Tây Ban Nha. Ngoài ra còn có một số thị trường tiềm năng như: Hà Lan, Đức…

Về thị trường xuất khẩu: Hiện nay, Nauy vẫn là nhà cung cấp cá lớn nhất cho khối EU. Trung Quốc đứng thứ hai, vị trí thứ 3 và 4 thuộc về Mỹ và Ai-xơ-len. Mỹ đứng thứ 3 trong danh sách các nước xuất nhiều cá da trơn nhất vào EU, khối lượng thủy sản xuất từ Mỹ vào thị trường này tăng khoảng 20% trong vòng 5 năm qua, và tăng gấp đôi về giá trị (lên tới 1 tỷ USD) (VIETTRADE, 2010).

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cho hoạt động marketing xuất khẩu cá da trơn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang sang thị trường eu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w