Với hiệp hội nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản (VASEP)

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cho hoạt động marketing xuất khẩu cá da trơn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang sang thị trường eu (Trang 75 - 81)

Hiệp hội nên phối hợp với cơ quan nhà nước, các bộ ngành liên quan để đưa ra các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội bằng cách chủ động thực hiện tốt Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về các biện pháp cấp bách để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng ổn định. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, dễ tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng từ đó phát triển sản xuất nâng cao sản lượng cá da trơn xuất khẩu.

Để tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thành viên thì hiệp hội phải tạo cho mình đủ uy và lực nhằm gắn kết, điều phối giữa các doanh nghiệp để họ phải nghe theo. Đồng thời hiệp hội cần xem xét, đánh giá các doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia xuất khẩu vào thị trường EU một cách cẩn thận bằng cách đề ra những điều kiện cụ thể về khả năng tài chính, kết quả kinh doanh, tiềm lực phát triển… để các doanh nghiệp tự phấn đấu, cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra Hiệp hội nên phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cường quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm theo TCVN và quy định của nước nhập khẩu bằng cách nhanh chóng triển khai chủ trương xã hội hóa việc phân tích, kiểm nghiệm các dư lượng kháng sinh, tạp chất trong sản phẩm cá da trơn xuất khẩu.

Đối phó với vấn đề khó khăn của doanh nghiệp về thuế, phí ,Hiệp hội nên phối hợp với bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT để nghiên cứu chính sách thuế xuất nhập khẩu phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy sản, ổn định và phát triển sản xuất từ đó tăng sản lượng xuất khẩu.

Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu gần đây có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường EU. Trước tình hình này, hiệp hội cần phối hợp với bộ Tài chính nghiên cứu đưa ra mức giá xuất khẩu hợp lý. Dựa trên thực trạng của các nước EU dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, cần điều chỉnh mức giá giảm một lượng sao cho vừa phù hợp với mức giá tại thị trường xuất khẩu, vừa đảm bảo thu được lợi nhuận. Từ đó các hội viên có thể tham khảo và đưa ra mức ra tối ưu nhất cho mình.

Để doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thì hiệp hội phải thực hiện tốt vai trò là cầu nối thông tin cho các doanh nghiệp. Cụ thể, Hiệp hội cần tích cực phát hành bản tin thương mại, tạp chí thương mại, báo cáo xuất khẩu thủy sản hàng tuần, hàng tháng, hàng quý ; tổ chức xuất bản, phát hành các ấn phẩm định kỳ, không định kỳ nhằm cung cấp kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực thủy sản cho cộng đồng doanh nghiệp và nông dân, ngư dân. Bên cạnh đó hiệp hội cũng nên thuê các chuyên gia có thâm niên lâu năm, có nhiều kinh nghiêm để tổ chức các chương trình, các khóa học đào tạo, tư vấn mang tính ứng dụng thực tế cao và mang dặc thù riêng của ngành thủy sản. Qua đó nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp về các luật lệ, quy định có liên quan của ngành thủy sản của nhà nước và của thế giới để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng chặt chẽ của thị trường nước ngoài đặc biệt là EU. Ngoài ra hiệp hội cần phối hợp với đối tác, tổ chức các Hội thảo, diễn đàn tại các hội chợ nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm thủy sản Việt Nam.

3.3.3. Với doanh nghiệp An Giang.

Để khắc phục những khó khăn, tồn đọng của mình thì nỗ lực của Công ty là yếu tố quyết định then chốt. Sau đây là một số kiến nghị đối với Công ty để góp phần giải quyết những khó khăn đó.

Để giải quyết tình hình thiếu vốn đầu tư, Công ty nên tích cực tạo dựng mối quan hệ với các ngân hàng, chứng minh khả năng thanh khoản cũng như tình hình tài chính ổn định của mình, tạo dựng niềm tin với phía ngân hàng để có thể vay vốn. Khi có nguồn vốn trong tay thì cần sử dụng nó có hiệu quả, thu được lợi nhuận để trả nợ ngân hàng đúng hạn. Từ đó Công ty có thể dễ dàng hơn cho những lần vay vốn tiếp theo, gây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành, Công ty cần chú trọng theo dõi tuổi thọ của các thiết bị máy móc để sửa chữa, thay đổi máy móc hiện đại với sụ tiến bộ của khoa học công nghệ, tránh tình trạng bị tụt hậu với các đối thủ. Đồng thời tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn bằng các hình thức tuyển dụng trung thực, công khai, đánh giá đúng thực lực ứng viên đối với từng phòng ban và đào tạo thêm tay nghề cho nhân viên để có thể làm việc hiệu quả với máy móc hiện đại, đặc biệt là nhân viên tại phòng kinh doanh tiếp thị.

Về vấn đề kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, Công ty nên uân thủ các quy định về đảm bảo chất lượng và tham gia các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng tốt nhất. Công ty Agifish cần chú trọng đến việc đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001:2000, BRC, SQF 2000. Đồng thời, kiểm tra chặt chẽ việc vệ sinh tiệt trùng cho công nhân, nhân viên trong mỗi phân xưởng sản xuất nhằm đảm bảo sức khỏe, không bị gián đoạn sản xuất ở mỗi ca và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tình hình kinh tế thế giới luôn có sự biến động, vì thế để chủ động đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế, Phòng tài chính kế toán phải theo dõi và quản lý chặt chẽ tình hình tài chính của Công ty, theo dõi sát công nợ để phản ánh kịp thời với ban Tổng Giám Đốc nhằm tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng nợ quá nhiều đối với Công ty. Đồng thời, trích nguồn ngân sách ổn định tài trợ cho chi phí marketing, xem xét các hoạt động tiếp thị mà phòng kinh doanh tiếp thị đã đưa ra.

Tuy Công ty đã có khả năng tự cung cấp nguồn nguyên liệu cá da trơn cho xuất khẩu nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vì thế để ứng phó với tình hình thiếu nguyên liệu, Công ty nên đầu tư vốn mở rộng quy mô nuôi trồng cá da trơn, cải tiến kỹ thuật chăn nuôi cho năng suất cao. Tìm nguồn cung cấp cá giống ổn định, đảm bảo chất lượng và có giá thành hợp lý. Để đặt hiệu quả cao, Công ty nên chú trọng tuyển dụng các kỹ sư am hiểu về lĩnh vực này, có chế độ đãi ngộ thích đáng để họ tận tâm trong công việc và không có ý định rời bỏ công ty.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cần xây dựng mối quan hệ phối kết hợp mật thiết giữa các phòng ban trong Công ty.

Thứ nhất là mối quan hệ giữa bộ phận KHTH (Kế hoạch tổng hợp) và bộ phận Marketing:

Bộ phận Marketing và bộ phận KHTH có quan hệ mật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động marketing xuất khẩu. Cụ thể là:

Bộ phận Marketing kết hợp với bộ phận KH để giám sát các hoạt động marketing của Công ty thông qua các chính sách, các kế hoạch, các chiến lược marketing và việc chỉ đạo thực hiện các kế hoạch, chính sách marketing đó của bộ phận KH.

Bộ phận Marketing kết hợp với bộ phận KH tổ chức tham gia các hội chợ kinh tế kỹ thuật, triển lãm trong và ngoài nước.

Bộ phận Marketing nghiên cứu đề ra các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối và chính sách xúc tiến, truyền tin. Sau đó, bộ phận KH tổ chức thực hiện kế hoạch marketing cụ thể trong các chính sách marketing – mix.

Thứ hai là mối quan hệ giữa bộ phận Xuất nhập khẩu (XNK) và bộ phận Marketing:

Hoạt động xuất khẩu của Công ty sẽ không có hiệu quả tốt khi mối liên hệ giữa bộ phận XNK và bộ phận Marketing không tốt. Bộ phận Marketing nghiên cứu thị trường, tìm ra thị trường mục tiêu, thăm dò các bạn hàng và đối thủ cạnh tranh, bộ phận XNK có nhiệm vụ giao dịch, ký kết hợp đồng, tạo mối quan hệ làm ăn với khách hàng tại thị trường mục tiêu mà bộ phận Marketing đã tiến hành nghiên cứu, lựa chọn.

Bộ phận XNK cũng trao đổi thông tin về khách hàng và những phản ứng của khách hàng đối với các chính sách Marketing của Công ty tạo điều kiện cho bộ phận Marketing có thể thay đổi kịp thời các chính sách Marketing, đáp ứng thoả mãn tối đa nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.Đông thời cũng phải trao đổi thông tin qua lại thường xuyên về tình hình xuất khẩu sản phẩm của Công ty ở thị trường EU cho bộ phận Marketing biết để có chính sách Marketing phù hợp.

Thông qua bộ phận XNK, bộ phận Marketing có thể giám sát được hoạt động Marketing hoạt động tốt và có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và phân tích đề tài, tác giả nhận thấy hoạt động Marketing xuất khẩu hiện đang là vấn đề hết sức cấp thiết và luôn được chú ý,quan tâm đặc biệt đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường quốc tế. Đồng thời qua thực tế phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu cá da trơn của Công ty AGIFISH vào thị trường EU, có thể nhận thấy rằng Công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế đó Công ty cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Những thành tựu của hoạt động này và những bài học rút ra từ những hạn chế sẽ là những kinh nghiệm vô cùng quý báu giúp cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, gần đây thị trường EU đang gặp phải một số khó khăn gây trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn nói chung và Công ty AGIFISH nói riêng. Vì thế để tồn tại và phát triển, Công ty cần chú trọng đầu tư cho hoạt động marketing xuất khẩu hơn nữa. Qua tình hình thực tế của Công ty và kết hợp với những kiến thức được học, tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị mang tính chất định hướng nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá da trơn của Công ty sang EU.

Đây là một đề tài tương đối rộng, trong đó có nhiều mối quan hệ kinh tế và các chính sách trong Marketing - mix luôn biến động, phức tạp. Vì vậy, mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu, trình bày và phân tích tình hình thực hiện hoạt động Marketing xuất khẩu của Công ty, song do trình độ còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm thực tế nên những nội dung được trình bày trong bài khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AGIFISH, 2010, Bản cáo bạch.

2. AGIFISH, 2010, Báo cáo thường niên.

3. AGIFISH, 2011, Báo cáo thường niên.

4. Anh Phương, 2011, Triển vọng xuất khẩu thủy sản, http://vccinews.vn/?pag e=detail&folder=81&Id=4299

5. Báo cáo thị trường thủy sản EU và những khuynh hướng, 2010 ,

http://agro.gov.vn/news/id134_Bao-cao-Thi-truong-thuy-san-EU-va-nhung-khuynh- huong.htm

6. Cẩm Phượng, 2010, Đặc điểm sinh học cá Tra và Basa, http://pangasius- vietnam.com/Plus.aspx/vi/News/38/0/28/0/435/Dac_diem_sinh_hoc_ca_Tra_va_Basa

7. Fisheries and Aquaculture Department Statistics,

http://faostat.fao.org/site/629/default.aspx

8. Giải pháp tăng chất lượng cá tra giống cho ĐBSCL, 2012,

http://xttm.agroviet.gov.vn/XTTM/vi-VN/75/57/031/60668/Default.aspx

9. Giới thiệu chung về thị trường EU, http://www.seafood1.net/vi/02/2012/ho-so-thi-

truong-eu.

10. Giới thiệu thị trường EU,

http://www.ecvn.com/ROOTSYS/book/anyone/thitruongthuysanEU/GioiThieuTTEU.html

11. Hoàng Lê Giang, 2010, Ứng dụng Marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp Việt Nam nhằm mở rộng thị trường và mặt hàng dệt may xuất khẩu, , luận văn tốt nghiệp.

12. Lê Đình Tường, Nguyễn Trung Vãn, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Thu Hương, Lê Huy Thành, Nguyễn Huyền Minh, 2000, Giáo trình Marketing lý thuyết,

Nhà xuất bản giáo dục.

13. Lê Minh Tâm; Hoàng Vĩnh Long, 2010, ‘Về thị trường nhập khẩu thủy sản EU và một số hàm ý cho Việt Nam’, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (số 10).

14. Lê Vũ Tuấn, 2011, Kỳ tích cá da trơn, http://laodong.com.vn/Kinh-te/Ky-tich-ca-da- tron/43399.bld

15. Nguyễn Hữu Vinh, Marketing xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tài chính, 2006

Thống kê,.

17. Nguyễn Thị Hường, 2001, Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập 2, Nhà xuất bản Thống kê.

18. Nguyễn Trung Vãn, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Thu Hương, Nguyễn Thu Hương, 2008, Giáo trình marketing quốc tế, Nhà xuất bản lao động- xã hội,.

19. Nguyễn Vĩnh Nghiêm, 2011, Báo cáo ngắn AGF, , Báo cáo phân tích doanh nghiệp.

20. Phạm Thị Phương Linh, 2010, Giải pháp xúc tiến xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU, luận văn tốt nghiệp

21. Philip Kotler, 1997, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê.

22. Philip Kotler, 1992, Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê.

23. Thống kê xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam, 2012,

http://www.vasep.com.vn/123/Thong-ke-thuy-san/Thong-ke-xuat-nhap-khau-thuy-san-Viet- Nam.htm

24. Thị trường nhập khẩu cá tra năm 2011, 2012, http://www.vasep.com.vn/Thong-ke- thuy-san/123_1739/Thi-truong-nhap-khau-ca-tra-nam-2011.htm

25. Tiềm năng và lợi thế vùng ĐBSCL, 2012,

http://www.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=36&categoryid=65&itemid=12926

26. Trần Trung Thực, Hà Minh Tú, 2008, Một số nét về thị trường liên minh Châu Âu, http://www.nciec.gov.vn/print.nciec?1571

27. Xuất khẩu cá tra năm 2012 – thách thức mục tiêu 2 tỷ USD, 2012,

http://catra.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/11/0/4112/Xuat_khau_ca_tra_nam_2012_Thach_thuc _muc_tieu_2_ty_USD

28. Xuất khẩu thủy sản sang EU- những điều nên biết, 2010,

http://www.vietrade.gov.vn/thu-hi-sn/1522-xuat-khau-thuy-hai-san-sang-eu-nhung-dieu- nen-biet.html.

29. Việt Đông, 2010, Tôn vinh giá trị thủy sản Việt Nam,

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Ton-vinh-gia-tri-thuy-san-Viet-Nam/20104/30231.vgp

30. Vũ Trọng, 2012,Tăng giá trị gia tăng cho cá tra xuất khẩu,

http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!

ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwMLNwMLA0_XYF8XHx 93SyNjc_2CbEdFACurszU!/?

PC_7_GRT97F5408F080IESMDLLG92J5_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+co ntent/angiang/trangchu/kinhtexahoi/hoatdongktxh/tangtgtcatraxk

31. Website Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang,

32. Website Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cho hoạt động marketing xuất khẩu cá da trơn của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang sang thị trường eu (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w