da trơn sang EU.
2.3.2.1 Kết quả đạt dược.
Nhờ áp dụng những chính sách Marketing xuất khẩu cso hiệu quả công ty đã đạt được những thành công nhất định với hoạt động xuất khẩu cá da trơn sang EU. Trong những năm qua thị trường EU luôn chiếm khoảng 40% sản lượng cá xuất khẩu của công ty.
một thị trường khó tính và rất khắt khe với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là một thành tích không phải công ty nào cũng dễ dàng có được. Mặc dù trong những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Âu nên sản lượng xuất khẩu sang EU có sự giảm sút tuy nhiên đây vẫn là một thị trường tiềm năng cho cá da trơn xuất khẩu của công ty AGF. Theo số liệu thống kê trong báo cáo thường niên của công ty AGIFISH qua các năm thì tình hình xuất khẩu cá da trơn của công ty sang EU cụ thể như sau:
Năm 2009, sản lượng xuất khẩu cá da trơn của công ty sang EU đạt khoảng 7,2522 tấn, thu được khoảng 28 triệu USD.
Năm 2010, sản lượng xuất khẩu của công ty sang EU tăng khoảng 8,33 tấn nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm nhẹ xuống còn khoảng 27 triệu USD.
Năm 2011, sản lượng xuất khẩu có sự sụt giảm nhưng không đáng kể, khoảng 8,12 tấn, giá trị xuất khẩu lại tăng nhẹ khoảng 27,8 triệu USD
Qua kết quả xuất khẩu cá da trơn của công ty trong những năm qua có thể thấy sản lượng xuất khẩu có sự biến động nhẹ nhưng không đáng kể. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu và sự thay đổi về giá trên thị trường thế giới. Tuy nhiên có thể nhận thấy công ty AGIFISH đã ứng phó tốt trước diễn biến phức tạp của thị trường nên sản lượng xuất khẩu không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chỉ có sự giao động nhẹ. Như vậy thương hiệu cá da trơn của công ty đã tạo dựng được niềm tin cho người tiêu dùng Châu Âu. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ và phần nào đã khẳng định được tên tuổi cho cá da trơn Việt Nam trên thị trường thế giới.
2.3.2.2 Những khó khăn chủ yếu.
Hiện tại công ty đang gặp phải một số khó khăn sau:
Sản lượng nuôi đang giảm mạnh do doanh nghiệp và người dân thiếu vốn đầu tư. Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, bởi dư nợ còn tồn đọng từ những năm trước. Các ngân hàng lại đang siết chặt cho vay nuôi cá tra do rủi ro cao. Ngoài ra, chi phí đầu vào cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng tăng mạnh trong thời gian qua
Ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và có dấu hiệu suy giảm trong năm nay. Lãi vay cao đã làm cho doanh nghiệp ngày càng rơi vào khó khăn hơn.
Doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi với những công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cùng lĩnh vực do doanh nghiệp FDI được hưởng mức lãi suất thấp, giá thành sản xuất xuất rẻ hơn doanh nghiệp trong nước từ 20-30%, nên giá bán cũng cạnh tranh hơn.
Việc áp thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì PE là một khó khăn đáng kể khác của ngành thủy sản khi chi phí bao bì PE trong giá thành sản phẩm xuất khẩu từ 0,1 USD/1 kg thủy sản nay đã tăng lên gấp đôi, tức 0,2 USD/kg, từ ngày 1/1/2012.
Hiện nay xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn đang đứng trước nguy cơ giảm sức cạnh tranh một cách mạnh mẽ vì một số chính sách bất cập. Trong đó, nổi bật hai vấn đề lớn là, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và các loại thuế, phí xuất khẩu doanh nghiệp đang phải gánh.
Do khủng hoảng nợ công ở Châu Âu. Ngay từ cuối năm 2011, XK cá tra sang nhiều nước EU đã bắt đầu suy giảm.
Bản thân một số doanh nghiệp trong nước cạnh tranh không lành mạnh, tự hạ giá xuất khẩu để giành hợp đồng (thậm chí giá xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất) càng gây thêm nhiều khó khăn cho xuất khẩu cá da trơn.
Nhưng vấn đề lớn nhất đối với XK cá da trơn trong năm 2012 là ở nguyên liệu. Do ảnh hưởng bởi lũ lụt, các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp (nơi cung ứng 60 – 70% lượng con giống cá tra cho ĐBSCL), đã hầu như không thể sản xuất ra con giống trong những tháng cuối năm 2011. Trong khi đó, dù giá cá tra đang tăng cao trở lại, nhưng những khó khăn về nguồn vốn, sự gia tăng về chi phí sản xuất cùng với sự lên xuống thất thường của giá bán cá…, đang khiến cho không ít hộ nuôi cá tra vẫn tiếp tục không đầu tư nuôi cá.
Từ những ưu điểm và hạn chế như trên, có thể thấy Công ty cần phải thiết lập cho mình một chiến lược marketing xuất khẩu thích hợp và có tính khả thi để phát huy hiệu quả kinh doanh và hạn chế những rủi ro.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MARKETING XUẤT KHẨU CÁ DA TRƠN
SANG EU