Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 99 - 104)

- NHNN cần nghiên cứu và sớm ban hành Quy định về khung quản trị rủi ro, trong đó có Quy định QTRRHĐ cho các NHTM. Quy định này sẽ xây dựng khuôn khổ chung cho QTRRHĐ, dựa trên các nguyên tắc, các yêu cầu của Công ước Basel II và phù hợp với thực trạng của các NHNN. NHNN cần sớm đưa ra lộ trình cụ thể về yêu cầu tuân thủ Công ước Basel II đối với các NHTM. Đối với từng giai đoạn trong lộ trình, NHNN cần đưa ra những hướng dẫn để toàn hệ thống NHTM Việt Nam hiểu và thực hiện một cách thống nhất.

- NHNN cần nhanh chóng dự thảo và tiến hành áp dụng quy định trích lập dự phòng đối với rủi ro hoạt động theo phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản để hoàn tất quá trình quản lý đối với loại rủi ro này, đảm bảo có nguồn bù đắp khi xảy ra tổn thất rủi ro hoạt động.

- Tăng cường phối hợp giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: NHNN và các NHTM nhằm thiết lập hệ thống tài chính ổn định hơn. Mục tiêu của các ngân hàng và Cơ quan Thanh tra, giám sát theo cùng một hướng với các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, NHNN cần quan tâm đúng mức hơn đối với rủi ro hoạt động (được đề cập trong Basel II).

- NHNN phải yêu cầu về tính minh bạch các báo cáo tài chính của NHTM, đây cũng chính là điều kiện để các NHTM tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật thị trường. Điều này giúp cho các thành viên thị trường có thể đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng qua lợi nhuận, tính chất rủi ro cũng như thực tiễn quản lý và giám sát.

- Cần rà soát lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý điều tiết hệ thống ngân hàng hiện tại đối với khuôn khổ pháp lý, thể chế tài chính của hệ thống tài chính trong QTRRHĐ của NHNN Việt Nam. Trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, cần có các điều chỉnh phù hợp, phát triển các thể chế còn đang khuyết, nhằm đảm bảo tính đồng bộ của khung pháp lý để các NHTM có thể chủ động, linh hoạt hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, song vẫn đảm bảo các yêu cầu thận trọng, an toàn đối với khu vực tài chính, với vấn đề ổn định vĩ mô và hỗ trợ phát triển kinh tế. Vấn đề nới lỏng, điều tiết cần phải đi đôi với phát triển các tiêu chí an toàn, hệ thống giám sát hiệu quả và các chế tài xử lý phù

hợp. Hoàn thiện các chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết được lợi ích với rủi ro ở mức nhất định, trong khi vẫn duy trì sự ổn định của hệ thống ở mức cho phép. Đẩy mạnh việc hợp tác, tư vấn, nghiên cứu để hoàn thiện môi trường pháp lý, đặc biệt đối với các dịch vụ ngân hàng mới, có vai trò thiết yếu với hoạt động ngân hàng, như các dịch vụ ủy thác, sản phẩm phái sinh, các dịch vụ ngân hàng điện tử. Cơ chế chính sách quản lý không chỉ tạo hành lang pháp lý để đưa các hoạt động vào khuôn khổ, phát triển các mô hình quản trị rủi ro mà trong một số trường hợp cần chủ động khuyến khích sự ra đời, phát triển của các mô hình quản trị mới tiên tiến hơn. Nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả khuôn khổ pháp lý, thể chế tài chính là phải thiết lập một khuôn khổ, một cơ chế khép kín về QTRRHĐ trong các NHTM Việt Nam.

- Nhanh chóng thúc đẩy quá trình hợp nhất, sáp nhập các NHTM nhỏ. NHNN cần khuyến khích các TCTD tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập, hợp nhất. Trong trường hợp cần thiết, NHNN có thể có cơ chế hỗ trợ thích hợp nhằm đảm bảo việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD thành công. Tái cấu trúc sẽ góp phần hình thành nên những định chế tài chính lớn mạnh hơn, có khả năng trụ vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đồng thời lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng.

- Mở rộng hợp tác quốc tế: tăng cường giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng, hợp tác với các cơ quan giám sát quốc tế; tổ chức các buổi tọa đàm với các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực giám sát, quản lý ngân hàng, trao đổi thông tin và kiến thức về công cụ tài chính. Đẩy mạnh liên kết, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan giám sát, xếp hạng tín dụng quốc tế để học tập phương pháp quản lý, đánh giá, phân loại rủi ro, đào tạo nhân lực, nâng cao khả năng quản lý,…

- Tổng hợp dữ liệu về người vay từ các TCTD, tổ chức các khóa đào tạo về quản lý rủi ro, đưa ra những quy định thu thập dữ liệu về các tổn thất, sử dụng hệ thống đánh giá tín dụng để tính các thông số rủi ro trong hệ thống ngân hàng.

- Tiến hành xếp hạng các ngân hàng. Bước đầu đảm bảo cho các cơ quan xếp hạng tín dụng hoạt động tốt, có quy định xếp hạng phù hợp với thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro hoạt động là một nghiệp vụ không xa lạ đối với các nước tiên tiến nhưng lại rất mới mẻ với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Rủi ro hoạt động liên quan tới nhiều yếu tố: con người, hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ và sự kiện bên ngoài. Đây là những yếu tố rất đa dạng và thường xuyên biến đổi, do đó rủi ro hoạt động xuất hiện trong hầu hết các hoạt động quan trọng của ngân hàng.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì các NHTM Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro hoạt động nói riêng. Tăng cường quản trị rủi ro hoạt động hiện nay đang trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược quản trị rủi ro của NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Cấp, ngành, cơ quan liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho NHTM phát huy có hiệu quả.

Trong thời gian tới đây, các văn bản về chính sách Quản lý rủi ro hoạt động cần được ban hành, mong rằng từng cán bộ trong hệ thống các NHTM đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác này, đem lại sự an toàn, hiệu quả trong công tác của bản thân mỗi cán bộ nói riêng và sự phát triển, uy tín cho cả hệ thống nói chung để NHTM Việt Nam vững vàng trên con đường hội nhập WTO.

Do thời gian và lượng kiến thức có hạn nên những vấn đề em trình bày trong luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy, cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Tài đã hướng dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành luận văn này.

1. Hội đồng Basel (2005), Hiệp định Basel II.

2. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (2010), Sổ tay rủi ro thanh tra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (2008, 2009, 2010, 2011), “Báo cáo tổng kết kết quả thanh tra tại chỗ”, Hà Nội.

4. GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

5. GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2005): Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

6. TS. Phạm Huy Hùng – Chủ tịch Hội đồng quả trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2011), “Phương pháp quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu ngành ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009, 2010), Báo cáo thực trạng ngành ngân hàng năm 2009, 2010, Hà Nội.

8. GS. Nguyễn Trí Hiếu (2011), “Năm 2012, ngân hàng Việt có thể chỉ còn 2/3”, Chuyên gia ngân hàng, viết từ Los Angeles.

9. Ts. Lê Thanh Tâm và Phạm Bích Liên (2008 ”QTRRHĐ kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Hà Nội.

10. Tạp chí tiền tệ, tạp chí Ngân hàng, tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng...

Tiếng Anh

11. Rose P.S. (1999), “Commercial Bank Financial Management”, Producing and selling financial services 4th ed US, Richard D.Irwim.

Website

12. http://www.sbv.gov.vn

13. http://www.tcnh-dhcm.org

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 99 - 104)