cảnh phát triển của thị trường tài chính quốc tế và trong nước
3.1.1.1. Các Ngân hàng thương mại Nhà nước
Các NHTM Nhà nước vẫn giữ vai trò tiên phong trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong vài năm gần đây (các NHTM nhà nước vẫn nắm giữ trên 50% thị phần của thị trường), các ngân hàng này đã có những bước tiến không đáng kể trong việc tự chuyển đổi thành các tổ chức tài chính có khả năng cạnh tranh với các NHTM tư nhân hoạt động hiệu quả.
Lộ trình cải cách khu vực ngân hàng được phê chuẩn vào tháng 8 năm 2005 và được chuyển thành chính sách của chính phủ vào tháng 5 năm 2006. Lộ trình này được cho là sẽ làm tăng định hướng thương mại của các NHTM nhà nước bằng cách thu hút các nhà đầu tư chiến lược và những người nắm giữ cổ phần nhỏ khác từ khu vực tư nhân thông qua quá trình cổ phần hóa IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) các NHTM nhà nước. Tuy nhiên, lộ trình cổ phần hóa các NHTM nhà nước dự kiến kết thúc vào năm 2010 đã không diễn ra như dự kiến, đến năm 2012 chỉ có 2 trong số 5 NHTM nhà nước (Vietinbank và Vietcombank) đã bắt đầu quá trình sở hữu tư nhân. Mỗi ngân hàng này đã bán được gần 10% cổ phần của mình ra khu vực tư nhân và cổ phiếu được nắm giữ bởi các nhân viên ngân hàng nhiều hơn là các nhà đầu tư bên ngoài. Theo nghị định 109/2007 về kế hoạch tiến hành cổ phần hóa, giá cổ phiếu được mua bởi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ không thấp hơn giá IPO trong nước. Yêu cầu này đặt ra 2 vấn đề cơ bản. Thứ nhất, nó yêu cầu phải tiến hành IPO trong nước trước khi bán cổ phiếu cho nhà đầu tư
chiến lược. Quá trình này ngược lại với quy trình thông thường,bởi vì sự hiện diện của đối tác chiến lược có thể mang lại ảnh hưởng tích cực đến triển vọng và giá trị tương lai của các ngân hàng được cổ phần hóa. Thứ hai, nếu kết quả IPO trong nước được đấu giá thành công với mức giá cao hơn giá trị mà các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tiềm năng đánh giá thì điều này sẽ ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại các NHTM. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng tại Việt Nam bởi các nhà đầu tư lẻ ở Việt Nam thường mua cổ phiếu trong các lần IPO với giá cao hơn so với giá của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Nghị định này sẽ ngăn cản mỗi NHTM nhà nước hoàn thành giao dịch với đối tác nước ngoài.
Kinh nghiệm về các giao dịch cổ phần hóa đến nay cho thấy toàn bộ quá trình cần phải được sửa đổi nếu muốn đạt được thành công. Vị trí sở hữu lớn của chính phủ nhìn chung cản trở tính cạnh tranh của các NHTM do hạn chế việc hoạt động hiệu quả của các ngân hàng, kiểm soát mức độ lạm phát và áp đặt một số chỉ thị của Chính phủ. So sánh một vài tỷ lệ về tính hiệu quả cho thấy 4 NHTM nhà nước lớn nhất hoạt động kém hiệu quả hơn 10 NHTM cổ phần lớn nhất, mặc dù có sự chênh lệch đáng kể của các ngân hàng khi so với mức trung bình của mỗi nhóm này.
Bảng 3.1: Một số tỷ lệ trung bình đánh giá tính hiệu quả cho các NHTM Việt Nam năm 2011
Tỷ lệ 4 NHTM Nhà nước (*) 10 NHTMCP
Chi phí điều hành/doanh thu (%) 77 71,2
Thu nhập/lao động (tỷ VND) 1,26 1,59
Thu nhập ròng/lao động (tỷ VND) 1,08 1,31
(*): 4 NHTM nhà nước không bao gồm ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Báo cáo của NHNN tổng hợp từ Báo cáo hàng năm và báo cáo tài chính của các ngân hàng
Tỷ lệ đòn bẩy của 4 NHTM nhà nước lớn hơn nhiều so với các đối tác NHTM cổ phần của các NH này. Tỷ lệ đòn bẩy trung bình cho 4 NHTM nhà nước là 18,5 so với 8,8 của 10 NHTM cổ phần lớn nhất. Sự khác biệt được giảm bớt một chút vì có thể các NHTM nhà nước được sử dụng các nguồn vốn của chính phủ để cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, mặc dù vẫn duy trì đủ vốn cho những ngân hàng này trong môi trường tăng trưởng cao như Việt Nam, nhưng điều này cũng là gánh nặng
tài chính đáng kể lên Chính phủ.
Về mặt tích cực, nguồn vốn cơ bản của 4 NHTM nhà nước, xét về số tuyệt đối, lớn hơn đáng kể so với tất cả các NHTM cổ phần cộng lại không tính đến 3 NHTM cổ phần lớn. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các NHTM nhà nước hơn hẳn các ngân hàng khác về cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất vì theo như quy định của NHNN, các ngân hàng không được cho vay quá 15% vốn điều lệ đối với bất kỳ 1 bên đi vay nào. Các NHTM nhà nước có một mạng lưới chi nhánh lớn hơn nhiều so với các ngân hàng tư nhân- đó là lợi thế trong việc huy động vốn. Ngân hàng Agribank có mạng lưới lớn nhất với 154 chi nhánh lớn (cấp1 và 2), 779 chi nhánh nhỏ (cấp 3) và 1351 phòng giao dịch (dịch vụ giới hạn). Ngược lại, ACB, ngân hàng rất lớn trong khối các NHTM cổ phần có tổng số 326 chi nhánh và phòng giao dịch đến cuối năm 2012 và có các chi nhánh và phòng giao dịch ở ít hơn một nửa số tỉnh trong cả nước.
3.1.1.2. Các Ngân hàng thương mại Cổ phần
Số lượng các NHTM cổ phần dao động trong khoảng từ 35- 50 trong 20 năm qua, đến 2012, qua quá trình tái cơ cấu có 34 NHTM đang hoạt động dưới hình thức này, được chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 bao gồm 5-6 ngân hàng hàng đầu, các ngân hàng này được quản lý rất tốt, có đối tác chiến lược nước ngoài và có mức vốn điều lệ lớn. Nhóm 2 bao gồm 10-15 ngân hàng tiếp theo, các ngân hàng này nhỏ hơn và mức vốn hóa thấp hơn, nhưng theo các số liệu chứng tỏ chúng vẫn hoạt động tốt. Còn lại thuộc nhóm thứ 3.
Các NHTM cổ phần lớn đã giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận đến nguồn tín dụng ngân hàng. Sự tăng trưởng dư nợ cho vay của các NHTM cổ phần lớn hơn so với các NHTM nhà nước. Ví dụ 2 NHTM cổ phần lớn là ACB và Sacombank có tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng từ tháng 1 đến 30/9/2009 tương ứng là 78% và 62% (không phải hàng năm) trong khi các NHTM nhà nước chỉ đạt 25% tăng trưởng tín dụng trong cùng giai đoạn. Có những bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này cho
thấy, khi các ngân hàng này trở nên lớn hơn, chúng sẽ mở rộng tiếp cận đến các phân khúc thị trưởng lớn hơn, do đó sẽ cạnh tranh trực tiếp với các NHTM nhà nước trên thị phần các doanh nghiệp nhà nước có chất lượng quản lý tốt.
Với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, các NHTM cổ phần lớn đã phải nỗ lực huy động đủ nguồn lực để đáp ứng sự tăng trưởng tín dụng. Như đã đề cập ở trước, tỷ số trung bình giữa dư nợ cho vay và tiền gửi của các NHTM cổ phần khá cao trong những năm gần đây mặc dù cũng có một số ngoại lệ đáng quan tâm như ACB và Techcombank tỷ lệ này lần lượt là 55% và 66% trong năm 2009. Các NHTM cổ phần lớn đều có mục tiêu đầy tham vọng là mở rộng các chi nhánh khi họ tìm cách gây quỹ tại các thị trường mới. Tuy nhiên, các NHTM cổ phần này lại gặp hạn chế bởi sự hiện diện của các NHTM nhà nước trong những thị trường mới này. Điều này sẽ khiến cho các NHTM cổ phần gặp nhiều khó khăn trong việc xin cấp phép từ phía NHNN vào thị trường tiềm năng đã có quá nhiều sự hiện diện của các ngân hàng. Một vài NHTM cổ phần thường cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhiều hơn và tinh vi hơn do được chuyển giao từ đối tác nước ngoài chiến lược. Vì vậy, cuối cùng khách hàng sẽ bị ảnh hưởng vì họ có ít cơ hội tiếp cận với những sản phẩm dịch vụ tinh vi của các NHTM cổ phần.
Trong suốt thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng này, một số NHTM cổ phần lớn đã thành công trong việc tăng vốn để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của mình và đáp ứng được yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu của NHNN. NHNN yêu cầu rằng vốn điều lệ tối thiểu đối với tất cả các ngân hàng đến 1/1/2011 phải đạt 3000 tỷ VND (tương đương 150 triệu USD). Tất cả các NHTM nhà nước đã có vốn vượt xa yêu cầu này với số vốn trung bình đạt 13,4 nghìn tỷ VND vào cuối năm 2008. 4 NHTM cổ phần lớn nhất có số vốn điều lệ trung bình là 9,9 nghìn tỷ VND ở cùng thời điểm. Chỉ một số ít các NHTM cổ phần phải đối mặt với yêu cầu vốn tối thiểu vào cuối năm 2008. Vốn là nguồn thứ 2, sau những khoản dự phòng tín dụng, dùng để chống đỡ những ảnh hưởng của các khoản vay xấu (rộng hơn là tổn thất hoạt động). Điều quan trọng là yêu cầu về vốn tối thiểu phải được thi hành chặt chẽ để đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của toàn hệ thống.
Cùng với quá trình tái cơ cấu, tính đến cuối năm 2012, đã có 10 NHTM cổ phần có đối tác chiến lược nước ngoài. Trong trường hợp một ngân hàng có nhiều hơn một nhà đầu tư, thông thường sẽ có một đối tác chiến lược có chức năng cung cấp các kỹ thuật chuyển giao trong khi những đối tác khác chủ yếu là các nhà đầu tư tài chính. Có một vài ngân hàng trong số những ngân hàng này có lợi thế cạnh tranh hơn các NHTM cổ phần khác và các NHTM nhà nước vè kỹ năng quản lý, sản phẩm và dịch vụ, quản trị, v.v…Đối tác nước ngoài dường như đã tác động tích cực nhất trong việc phát triển kỹ năng quản lý rủi ro, quản lý hệ thống thông tin, sản phẩm ngân hàng bán lẻ phát triển và dịch vụ nguồn vốn của một vài NHTM cổ phần.
Bảng 3.2: Sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM cổ phần ngày 1/1/2011
Ngân hàng TMCP Nhà đầu tư nước ngoài Tỷ lệ sở hữu (%)
ACB
- Ngân hàng Standard Chartered - Công ty Connaught Investors
- Công ty Dragon Financial Holdings
15 7 7
An Bình Malayan Banking Berhad 15
Xuất nhập khẩu Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui 15
Nhà Hà Nội Ngân hàng Deutsche 10
Sacombank
- Ngân hàng ANZ
- Công ty Dragon Financial Holdings
- Tổ chức tài chính quốc tế IFC
10 9 5
Đông Nam Á Ngân hàng Societe Generale 15
Phương Nam Ngân hàng United Overseas 15
Techcombank Ngân hàng HSBC 20
Việt Nam Thịnh vượng Công ty Dragon Financial Holdings 8
(Nguồn: IFC 2011 Chuẩn đoán khu vực tài chính)
Quy định của Chính phủ về vai trò của các đối tác chiến lược nước ngoài trong các ngân hàng Việt Nam thể hiện qua Nghị định 69, thành Luật vào năm 2007. Cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược đơn lẻ được giới hạn ở mức 15% vốn điều lệ của một NHTM cổ phần, hoặc 20% nếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cụ thể, và quyền sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài giới hạn ở mức 30%.
mà còn chú ý đến việc chuyển giao kiến thức và kỹ năng từ các đối tác nước ngoài cho các NHTM cổ phần. Các điều kiện này nghe có vẻ hợp lý, đặc biệt là yêu cầu rằng cả NHTM cổ phần và đối tác nước ngoài tiềm năng đều phải trong điều kiện tài chính tốt để ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến giám sát ít nhất là lúc đầu. Tuy nhiên, vì tầm quan trọng của việc thu hút các đối tác nước ngoài, Chính phủ nên xem xét lại các giới hạn 15% quyền sở hữu của một đối tác chiến lược đơn lẻ để đảm bảo rằng điều đó không ngăn cản sức hấp dẫn cho các đối tác. Có vẻ như tỷ lệ phần trăm này có thể được nâng lên mà không ảnh hưởng đến mục tiêu tổng thể của việc giữ các ngân hàng này vẫn là các tổ chức tài chính nội địa.
Trong hầu hết các hệ thống ngân hàng, sự gia tăng nhanh chóng của dư nợ tín dụng trong thời gian dài là một số cảnh báo sớm của các vấn đề về chất lượng cho vay, người đi vay có rủi ro cao lại được áp dụng theo các tiêu chuẩn về tín dụng, thẩm định và giám sát thường kém chặt chẽ hơn khi các ngân hàng mở rộng nhanh chóng. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng và năng lực quản lý rủi ro của các ngân hàng thường không thể bắt kịp với doanh số cho vay tăng lên nhanh chóng. Có một số tín hiệu đó cho thấy các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các NHTM cổ phần đã phát triển nhanh, cần được chuẩn bị để ứng phó với sự suy giảm chất lượng tín dụng.
Nợ xấu của khu vực ngân hàng đã trở nên xấu hơn và lên đến tỷ lệ 2,5% toàn hệ thống vào cuối năm 2009, tỷ lệ này là 2,1% vào cuối năm 2008 (theo số liệu của NHNN được tính dựa trên tiêu chuẩn phân loại nợ Việt Nam). Tỷ lệ nợ xấu có thể tồi tệ hơn nếu không có các biện pháp hỗ trợ tài chính của Chính phủ (kể cả hỗ trợ lãi suất) được thực hiện trong năm 2009 và nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng đi vay để trả các khoản nợ trước đó. Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất chiếm 6,5% tổng dư nợ tín dụng có thể sẽ có một phần trong số khoản cho vay này sẽ chuyển sang tình trạng nợ xấu trong những tháng tới.
Tất cả những điểm này cho thấy quản lý chất lượng danh mục tín dụng sẽ là một nhiệm vụ lớn cho các ngân hàng (cho cả NHNN) trong những năm tới. Việc tăng đáng kể nợ xấu sẽ tác động đến thanh khoản của ngân hàng và an toàn vốn.
là một ưu tiên hàng đầu. Quản lý rủi ro đang dần trở nên tinh vi hơn tại các ngân hàng được phỏng vấn. Tất cả các ngân hàng này đều đã đề cập đến quy trình quản lý rủi ro của mình trong báo cáo thường niên năm 2011. Bộ phận QTRRHĐ độc lập với các hoạt động ngân hàng như bản chất của nó. Một số trường hợp được báo cáo trực tiếp cho Ủy ban Quản lý rủi ro và Ủy ban này phải báo cáo với HĐQT. QTRR thường được tách thành ít nhất 3 bộ phận là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Một số ngân hàng đang xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của riêng ngân hàng mình với sự giúp đỡ của các đối tác chiến lược nước ngoài hoặc thuê tư vấn bên ngoài. Trong khi cơ sở hạ tầng được cải thiện, hệ thống QTRR vẫn chưa được thử nghiệm bởi những biến cố của thị trường, ngoài cuộc khủng hoảng nhỏ năm 2008- 2009. Một điều quan trọng rằng các NHTM Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh kỹ năng QTRR để có thể đáp ứng được sự phát triển không ngừng, và cạnh tranh ngày càng cao cùng với sự bất ổn của đồng tiền.
Điều này đặc biệt quan trọng bởi các ngân hàng ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cường khả năng quản lý rủi ro của mình để đáp ứng những thách thức của sự tiếp tục tăng trưởng, tăng tính cạnh tranh và sự không chắc chắn của ổn định tiền tệ.
3.1.1.3. Các định chế ngân hàng khác
Như đã đề cập ở trên, các NHTM nhà nước và các NHTM cổ phần giữ vai trò chính trong khu vực ngân hàng, chiếm khoảng 90% huy động và dư nợ của thị trường. Ngoài ra có 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 39