Rủi ro bên ngoài

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 53)

Rủi ro từ bên ngoài tác động đến các NHTM Việt Nam có thể gây ra những tổn thất lớn, các nguyên nhân chính là: các hành vi tội phạm, việc sử dụng nguồn lực bên ngoài không hợp lý, thảm họa, cơ sở hạ tầng chung kém.

Trong các nguyễn nhân từ bên ngoài dẫn đến rủi ro hoạt động cho ngân hàng. nguyên nhân do các hành vi tội phạm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các đối tượng, tổ chức tội phạm lợi dụng những kẽ hở trong công tác quản lý để thực hiện các hành vi lừa đảo, xâm phạm, chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Theo thống kê và phân tích thực tế từ nhiều vụ án có thể thấy, phổ biến nhất của loại tội phạm này là lừa đảo vay vốn ngân hàng. Các đối tượng này lợi dụng sự thiếu hiểu biết trong pháp luật và quan hệ với ngân hàng của các cá nhân, hộ dân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh và khả năng tiếp cận khách hàng còn hạn chế của các cán bộ tín dụng ở một số tỉnh lẻ, huyện ngoại thành. Các đối tượng đã đứng ra vay hộ với điều kiện những người này phải cho mượn “sổ đỏ” và ký các giấy ủy quyền thế chấp nhà cửa để bảo lãnh cho chúng vay vốn. Mỗi lần chúng thường vay từ 500 triệu đến nhiều tỷ đồng. Sau khi rút được tiền, chỉ một vài trường hợp được các đối tượng cho

vay lại từ 30-50 triệu đồng, còn phần lớn không những không vay được tiền mà “sổ đỏ” cũng không được trả. Sau khi hết hạn vay, thường từ 6 tháng đến 1 năm, ngân hàng không thấy trả gốc đã đến yêu cầu những người bảo lãnh phải thanh toán trả tiền. Lúc này những người có “sổ đỏ” mới biết mình bị lừa.

Theo thống kê, “cò” tín dụng đã xuất hiện ngày một nhiều. Lợi dụng sự cả tin nhẹ dạ của của bà con nông dân, hoặc đánh vào những người dân nghèo khổ, gia đình đang lâm vào tình trạng khó khăn…Những kẻ này thường yêu cầu bà con cầm cố sổ đỏ và cho vay một khoản tiền thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản bằng những bước đi vạch sẵn đưa bà con vào thế bí. Người nông dân buộc phải bán gia sản cuối cùng là đất đai nhà cửa.

Bọn tội phạm cũng có thể giả dạng cán bộ ngân hàng để lừa đảo. Vụ án của Nguyễn Thị Hồng (trú tại phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Bằng thủ đoạn giả danh cán bộ ngân hàng và sử dụng thông báo giả của BIDV chi nhánh Hà Nội, Hồng đã chiếm đoạt của các cá nhân thông qua việc huy động vốn và lừa đảo xin việc, chiếm đoạt 1,6 tỷ đồng. Hoặc như vụ Giám đốc công ty cổ phần Kinh tế đối ngoại Thái Sơn bằng thủ đoạn dùng thư bảo lãnh thanh toán giả của Agribank huyện Văn Lâm (Hưng Yên), Giám đốc công ty Hoàng Văn Nam đã chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng tiền hàng của Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp.

Ngoài ra, một dạng tội phạm cơ hội nhưng hết sức manh động là đối tượng cướp giật tại ngân hàng. Vụ cướp có vũ khí xảy ra ngày 05/04/2010 ở Phòng giao dịch của Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) nằm tại tầng 1 của tòa nhà trung tâm thương mại, gần trụ sở Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội là một ví dụ. Tên cướp đã bịt mặt và lợi dụng thời điểm nghỉ trưa, không có khách hàng giao dịch để dùng súng uy hiếp các giao dịch viên cướp đi số tiền hơn 90 triệu đồng chủ yếu là lượng tiền mặt nhỏ lẻ đang được kiểm đếm tại quầy. Tiếp đến là vụ án tại Agribank tại Hải Dương ngày 7/10/2011, Trần Đức Khánh đã cùng 3 đối tượng khác mang theo đèn khò, bình ô xi cùng vũ khí để khống chế nhân viên bảo vệ của ngân hàng, phá máy ATM và cướp đi 1,4 tỷ đồng.

Về mặt thanh toán thẻ, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang bị các tổ chức tội phạm thẻ trong khu vực nhắm tới như một “điểm đến màu mỡ”, nơi thẻ giả mạo làm từ các nước khác được tội phạm đưa vào sử dụng tại thị trường Việt Nam. Các đối tượng phạm tội không chỉ là người Việt Nam mà còn có tội phạm người nước ngoài. 61.1% giá trị giả mạo trong hoạt động thanh toán thẻ là do thẻ giả, thẻ bị mất cắp (19.1%), thẻ bị thất lạc (11,1%) sau đó là hoá đơn giao dịch bị in nhiều lần, đơn phát hành thẻ giả mạo và tài khoản thẻ bị lợi dụng. Thẻ giả, thẻ mất cắp và thẻ thất lạc chiếm đến 96.7% tổng giá trị giả mạo trong hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam. Theo khuyến cáo của Tổ chức Thẻ quốc tế Visa, hiện tỷ lệ gian lận thẻ trong tổng số thanh toán thẻ tại Việt Nam cao gấp 2,5 lần tỷ lệ trung bình trên thế giới. Bên cạnh đó, hiện cũng đã có những trường hợp nhân viên thu tiền từ các điểm bán hàng chấp nhận thanh toán thẻ câu kết với các đối tượng tội phạm công nghệ cao cài thêm thiết bị lấy cắp dữ liệu thẻ vào máy chấp nhận thẻ của ngân hàng, sau đó phôtô dữ liệu thẻ của khách hàng trả tiền. Theo đánh giá của các chuyên gia thì thủ đoạn đánh cắp của bọn tội phạm ngày càng tinh vi hơn. Phổ biến nhất vẫn là việc các đối tượng này gắn camera trên các máy rút tiền và ghi trộm số PIN của người rút tiền, sử dụng máy đọc và lưu trữ gắn ở vị trí nuốt thẻ trên thân máy ATM để đánh cắp giữ liệu, sau đó dùng những thông tin này để làm thẻ giả đàng hoàng móc túi tài khoản người khác.

Ngoài ra, lợi dụng sự lan truyền nhanh thông tin trên mạng và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân, bọn tội phạm đưa ra hình thức đầu tư tài chính với lợi nhuận hấp dẫn thông qua việc thiết lập các trang web (mang tên miền Việt Nam hoặc nước ngoài) và phần mềm hướng dẫn cách chơi đầu tư tài chính, lãi suất 2,7– 3%/ngày.Thủ đoạn của chúng là mở tài khoản cá nhân tại một số TCTD rồi yêu cầu người chơi chuyển tiền của họ và những người sau họ vào tài khoản này, sau đó rút ra bằng tiền mặt hoặc qua thẻ ATM để chiếm đoạt. Khi bị phát hiện, chúng đánh sập trang web để che giấu tung tích.

Nhìn chung, các hành vi và cách thức phạm tội của các đối tượng tội phạm là rất đa dạng. Rủi ro do các nguyên nhân từ bên ngoài có thể dẫn đến tổn thất lớn và

những tác động xấu khó lường đối với các NHTM.

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.3.1. Tổ chức xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động các Ngân hàng thương mại

Tại Việt Nam, rủi ro hoạt động đã trở thành một vấn đề mà các NHTM ngày càng quan tâm. Hầu hết các NHTM đã nhận thức được đây là loại rủi ro có mặt trong hầu hết các hoạt động ngân hàng nhưng lại khó lường nhất và có thể mang lại tổn thất lớn cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, QTRRHĐ vẫn đang là một công việc khá mới mẻ đối với nhiều NHTM và hiện chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào quy định về quản lý toàn bộ rủi ro hoạt động cho các NHTM Việt Nam. Do vậy, cả NHNN và các NHTM đều cần phải nỗ lực tăng cường QTRRHĐ.

Trong quá trình tác nghiệp hàng ngày, các NHTM Việt Nam cũng đã chú ý đến việc hạn chế các sai sót, sai phạm kể cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Tuy nhiên việc xác định tầm quan trọng của QTRRHĐ đối với các NHTM vẫn chưa tương xứng với vai trò thực sự của nó, đặc biệt là so với mối quan tâm và những nỗ lực của ngân hàng trong quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Hệ thống quản lý rủi ro ở nhiều NHTM Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp.

Một số NHTM cũng đã bắt đầu quan tâm và triển khai QTRRHĐ, tuy nhiên những kết quả đạt được chưa thực sự đáng kể và chưa phát triển trong diện rộng. Trong đó, đa số các NHTM quốc doanh đều đã triển khai tuy ở các mức độ khác nhau. Vietinbank, BIDV và Agribank một mặt đã tiến hành thu thập dữ liệu rủi ro hoạt động nội bộ, một mặt tìm kiếm đối tác, đấu thầu mua sắm phần mềm QTRRHĐ. Một số ngân hàng trong khối NHTM cổ phần như ACB, Sacombank đã xây dựng và vận hành hệ thống QTRRHĐ, đo lường rủi ro hoạt động và đã có những kết quả bước đầu. Gần đây nhất ngày 21/7/2011, NHTM cổ phần Quân đội (MB) và Công ty Kiểm toán Deloitte đã ký hợp tác mang ý nghĩa chiến lược liên quan đến QTRRHĐ. MB trở thành một trong những NHTM cổ phần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện xây dựng hệ thống

QTRRHĐ một cách bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế.

Xuất phát từ định hướng của NHNN về việc nghiên cứu và áp dụng các quy định theo Hiệp ước Basel II, quản lý rủi ro hoạt động trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc và cấp thiết đối với NHNN và mọi NHTM Việt Nam. Việc các NHTM xây dựng, triển khai và tăng cường các hệ thống QTRRHĐ đã trở thành điều kiện cấp thiết để đáp ứng các yêu cầu, quy định của NHNN và từng bước tiếp cận chuẩn mực theo thông lệ quốc tế trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w