Cách thức quản trị rủi ro hoạt động đang áp dụng

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 66)

Các nhà quản trị ngân hàng luôn trăn trở để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để vượt qua mô hình quản lý rủi ro cũ gắn với tuân thủ để đi tới mô hình quản lý rủi ro mới nhằm tạo giá trị? Việc xây dựng một “văn hóa rủi ro” nói chung và “văn hóa rủi ro hoạt động” nói riêng trong toàn bộ tổ chức của một NHTM là một quá trình đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực không chỉ của các nhà quản lý mà là của toàn thể nhân viên trong ngân hàng.

Với Basel II, ngành ngân hàng đã hiều rằng không phải chỉ có hai loại rủi ro tín dụng và thị trường, như thế lẽ dĩ nhiên là khung quản trị rủi ro cần phải được mở rộng để có thể quản trị cả mảng rủi ro hoạt động. Tháng 3/2011, NHNN đã tiến hành dự thảo Thông tư về yêu cầu đối với hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đồng thời các NHTM Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các chính sách, quy trình, thủ tục QTRRHĐ để phòng ngừa, hạn chế và giải quyết các rủi ro hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Về cơ bản các bước tiến hành QTRRHĐ được tiến hành như các loại hình rủi ro khác (bao gồm 4 yếu tố: Xác định hạn mức rủi ro (đưa ra mức rủi ro chấp nhận được), đánh giá rủi ro, theo dõi tổng thể rủi ro và quá trình quản trị rủi ro. Cụ thể, các bước tiến hành đánh giá rủi ro hoạt động thường được các ngân hàng sử dụng là:

+ Xác định các mục tiêu chủ yếu của ngân hàng: Ngân hàng thường đưa ra những mục tiêu cụ thể trong tương lai về nguồn vốn huy động, cho vay, doanh số thu phí dịch vụ, lợi nhuận,…

+ Xác định các rủi ro hoạt động chủ yếu sẽ tác động đến việc hoàn thành mục tiêu. + Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro khi thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi liên quan đến vấn đề cần đánh giá cũng như ước lượng khả năng xảy ra cho mỗi câu hỏi.

+ Ban kiểm soát nội bộ NHTM xây dựng bảng câu hỏi đánh giá rủi ro liên quan đến các mảng hoạt động ngân hàng và chuyển đến các chi nhánh trong cả nước. Bộ phận quản lý rủi ro của mỗi chi nhánh sẽ trả lời bảng câu hỏi và chuyển lại Ban kiểm soát nội bộ để tổng hợp và lập thành bảng câu hỏi chuẩn phục vụ công tác kiểm soát hàng năm.

Trong mỗi bước thực hiện, từng NHTM căn cứ các đặc điểm của mình đểlựa chọn phương pháp áp dụng thích hợp. Rủi ro hoạt động là loại rủi ro có mặt trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng nhưng lại là loại rủi ro khó lượng hóa nhất. Bởi vậy, sau không ít thời gian tranh luận, giới lý luận và thực hành quản trị rủi ro vẫn chưa nhất trí được về phương pháp định nghĩa và đo lường chuẩn xác loại rủi ro này. Hiện nay, các ngân hàng thường sử dụng phương pháp phân tích tương tự từ trên xuống để xác định các doanh nghiệp gần với lĩnh vực kinh doanh và phân đoạn khách hàng của mình rồi phân tích quy mô dự phòng rủi ro hoạt động của họ (tương ứng với quy mô và khả năng thanh toán) để lượng hoá rủi ro hoạt động. Kết quả thu được tương đối chính xác và có thể dùng làm căn cứ ước tính dự phòng tất cả các loại rủi ro hoạt động cũng như đo lường hiệu quả hoạt động. Nhưng vì cách tiếp cận này không dựa trên những nguyên nhân bên trong dẫn đến rủi ro nên nó không thể giúp lãnh đạo ngân hàng biết làm cách nào để giảm thiểu rủi ro. Để đo lường và quản trị rủi ro tốt hơn, các ngân hàng đã sử dụng kết hợp cách tiếp cận từ dưới lên đồng thời cũng rất cẩn trọng với những sai lầm chết người trong quá trình áp dụng nó. Đặc điểm của những sự kiện rủi ro hoạt động là có vô số nguyên nhân khác nhau, thuộc về những loại hình nghiệp vụ khác nhau gây ra khiến cho mô hình từ dưới lên không bao quát hết mọi trường hợp. Việc đo lường rủi ro hoạt động luôn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở dữ liệu để ước lượng phân bố rủi ro. Do vậy, phần lớn các NHTM vẫn phải tiếp tục duy trì việc báo cáo tình trạng hoặc sự kiện phát sinh. Sau khi thông tin về sự kiện được tổng hợp, những thiệt hại, những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề sẽ được lưu trữ làm số liệu đầu vào cho quá trình xây dựng các chỉ số rủi ro chủ yếu.

QTRRHĐ là nghiệp vụ mới mẻ đối với các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng nên khi đưa nghiệp vụ này vào mô hình tổ chức hoạt động, các NHTM đã tổ chức

các buổi tập huấn nghiệp vụ rủi ro hoạt động trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về những nội dung chính của Hiệp ước Basel I, Basel II, CAMELS, quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro hoạt động đối với hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM, sự cần thiết phải quản lý rủi ro hoạt động; những trở ngại, khó khăn khi triển khai và các giải pháp; lộ trình phát triển quản lý rủi ro hoạt độngtheo thông lệ quốc tế…Bên cạnh đó các ngân hàng cũng tiến hành xây dựng các chính sách để tạo ra giá trị “văn hóa rủi ro hoạt động”. Văn hóa rủi ro là một yếu tố đóng vai trò chiến lược trong mức độ hiệu quả của bất cứ tổ chức nào: sự thiếu vắng của văn hóa rủi ro có thể làm suy yếu nghiêm trọng chất lượng của quá trình quản trị rủi ro và ảnh hưởng xấu đến các nỗ lực và các khoản đầu tư của ngân hàng cho các công cụ và kỹ thuật QTRRHĐ tiên tiến, các nguồn lực có chất lượng và sự tuân thủ theo qui định của các cơ quan giám sát ngân hàng. Do vậy các chính sách tạo lập giá trị văn hóa rủi ro hoạt động luôn được các NHTM Việt Nam quan tâm nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 66)