Hoàn thiện chính sách và quy trình quản trị rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88 - 92)

Bản thân các ngân hàng cần thiết lập một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, một thể chế tài chính đúng đắn trong hoạt động kinh doanh. Một khuôn khổ pháp lý, thể chế tài chính phù hợp và chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đi theo một hướng đi đúng và an toàn. Những khuôn khổ này được thể hiện trong từng nội quy, từng chính sách, từng quy trình quản trị rủi ro.

Rất cần thiết một quy trình quản trị rủi ro khép kín trong công tác quản trị rủi ro ở các NHTM Việt Nam. Cụ thể:

a. Thiết lập một quy trình quản trị rủi ro

Nền móng cơ sở vững chắc cho hoạt động QTRRHĐ tại các NHTM ở Việt Nam chính là khung QTRRHĐ hướng theo chuẩn quốc tế, bao gồm: chính sách, cơ cấu tổ chức, quy trình và giải pháp phần mềm QTRRHĐ trong nội bộ NHTM.

Trong bối cảnh hiện tại, các NHTM hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của NHNN, do vậy các NHTM cần xem xét kỹ lưỡng để quyết định lựa chọn khung QTRRHĐ sao cho đáp ứng được những yêu cầu cơ bản theo chuẩn mực quốc tế như:

- Chiến lược của ngân hàng và phương pháp QTRRHĐ phải ăn khớp với nhau; - Xác định các phương pháp thực hành quản lý và đo lường RRTN;

- Đưa ra các công cụ chuẩn mực về xác định, đo lường, kiểm tra, giám sát, báo cáo trong toàn hệ thống nhằm đưa vào chương trình QTRRHĐ.

Để đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trên, các NHTM cần phải xác định chiến lược và phương pháp quản lý rủi ro đúng đắn; xác định vai trò, chức năng và trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận trong tổng thể bộ máy cơ cấu tổ chức; đưa ra các yêu cầu về thực hành quản lý rủi ro; phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống, nhất quán việc QTRRHĐ; quan trọng hơn là ứng dụng các công cụ quản lý như: kiểm tra hạ tầng, tự đánh giá và kiểm soát rủi ro thông qua bảng hỏi (RCSA – Risk Control Self Assessment), thu thập dữ liệu sự kiện RRTN/ phân tích, dữ liệu tổn thất khác ngoài hệ thống, chỉ số rủi ro chính (KRI – Key Risk Indicator), phân tích kịch bản, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro (VaR – Value at Risk) và báo cáo, phân bổ vốn chịu rủi ro; từ đó có các phương án phòng tránh RRTN như: mua bảo hiểm/chuyển rủi ro.

Thành phần chủ chốt của khung QTRRHĐ là một tập hợp các tiêu chuẩn RRTN cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi trường hoạt động. Các khung được bổ sung với các công cụ khác nhau nhưng đều có các thành phần chính: xác định chiến lược rủi ro, xây dựng cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường rủi ro chính và chương trình giảm thiểu rủi ro.

Các NHTM cần xây dựng khung QTRRHĐ cho riêng mình dựa trên khung QTRRHĐ cơ bản của Uỷ ban Basel II, không nhất thiết phải giống hoàn toàn mà cần vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện của ngân hàng mình mà vẫn đảm bảo vận hành hiệu quả.

Rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp QTRRHĐ ngay sau khi Basel II có hiệu lực. Nhiều ngân hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia đã áp dụng cách tiếp cận đo lường hiện đại AMA (Advanced Measurement Approach). Kết quả nghiên cứu do Ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn RRTN của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dụng AMA (10,8% so với 12-18%).

b. Tiến hành thực hiện quy trình đã thiết lập

Sau khi xây dựng được khung QTRRHĐ, các NHTM thực hiện các bước theo quy trình chuẩn của thông lệ quốc tế nhằm xác định RRTN trong chính sách, quy định, quy trình và cả văn hóa, thói quen làm việc của cán bộ trong nội bộ ngân hàng.

Công việc có vai trò quan trọng trong quy trình QTRRHĐ là giai đoạn thu thập các dữ liệu rủi ro trong quá khứ và hiện tại của NHTM theo các nguồn khác nhau. Trên cơ sở thu thập các dữ liệu rủi ro NHTM tiến hành việc đo lường RRTN.

Sau đó, các NHTM sẽ đánh giá mức độ rủi ro trong các hoạt động theo từng phòng/ban nghiệp vụ…để xác định đâu là rủi ro chính tại từng phòng/ban trong từng hoạt động nghiệp vụ đó. Mặt khác, NHTM còn phải phân mức độ RRTN theo cấp độ quan trọng từ thấp đến cao trong hoạt động của mình. Tuỳ theo quy mô, mô hình hoạt động, mỗi NHTM có thể áp dụng cách thức để đánh giá và kiểm soát khác nhau. Tuy nhiên, việc đánh giá và kiểm soát rủi ro phải được diễn ra thường xuyên và áp dụng cho toàn bộ các phòng/ban, nghiệp vụ kinh doanh trong hệ thống. Các phương pháp ở đây có thể là xây dựng bảng hỏi, kiểm tra chéo, điều tra hoặc phỏng vấn,…

Một công cụ thường được sử dụng trong QTRRHĐ là phân tích kịch bản. Đặt giả thiết nếu có sự kiện rủi ro giả định sẽ xảy ra trong tương lai, khi đó họ sẽ kết hợp các chính sách rủi ro và vốn chịu rủi ro của mình để phân tích, đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của nó đối với hoạt động chung của NHTM.

Các dấu hiệu rủi ro sẽ được tập hợp tại bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách và bộ phận này thực hiện phân tích đánh giá và đo lường rủi ro, sau đó có trách nhiệm báo cáo lên Uỷ ban QLRR, Ban điều hành và HĐQT.

động QTRRHĐ của các NHTM ở Việt Nam là sự quan tâm của Ban lãnh đạo cấp cao đến công tác QTRRHĐ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc quyết định chiến lược, khung QTRRHĐ và yêu cầu các cấp từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ phải nghiêm túc thực hiện QTRRHĐ kể từ khâu nhập dữ liệu rủi ro đến việc báo cáo và giám sát rủi ro đối với từng nghiệp vụ chuyên môn, sản phẩm dịch vụ trong hoạt động ngân hàng.

(Nguồn: Quản lý rủi ro hoạt động đối với NHTM Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng- Phòng Quản lý rủi ro thị trường & tác nghiệp)

c. Phản hồi về việc thực hiện quy trình cũng như phản ánh về tính đúng đắn của quy trình quản trị rủi ro

Khi bất kỳ một mô hình nào được đưa ra đều phải có sự phản hồi về tình hình thực hiện cũng như tính đúng đắn của mô hình đưa ra.

- Thu nhận thông tin phản hồi từ khách hàng: Bất kỳ hoạt động nào được ngân hàng đưa ra cũng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao uy tín của ngân hàng và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng tốt nhất. Hiệu quả của các chính sách, mô hình được thể hiện ở sự phản hồi tích cực hay không tích cực của khách hàng đối với sự phục vụ của ngân hàng cũng như sự an tâm mà khách hàng nhận được. Việc thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng có thể được thực hiện bằng các hình thức tổ chức hội nghị khách hàng, lập và gửi bảng hỏi cho khách hàng.

Sau khi thu nhận bảng hỏi hoặc tổ chức hội nghị khách hàng, Ngân hàng sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin từ điều tra hoặc tổng hợp nội dung của các biên bản hội nghị khách hàng, phân tích dữ liệu để rút ra những tồn tại, hạn chế và báo cáo bằng văn bản lên Ban lãnh đạo ngân hàng.

Từ bản báo cáo này, Ban lãnh đạo sẽ xem xét và chỉ đạo các phòng chức năng giải quyết những tồn tại, hạn chế liên quan đến bộ phận mình.

- Thu nhận thông tin phản hồi từ nhân viên: Những nhân viên của ngân hàng là những người trực tiếp thực hiện mô hình quản trị của ngân hàng, do vậy, trong quá trình thực hiện chắc chắn có những vấn đề xảy ra mà những người thiết lập

chưa thể lường trước cũng như là chưa thể hoàn thiện bổ sung. Do vậy, những phản hồi từ đối tượng này là rất quan trọng, sẽ cho biết chính xác vấn đề nằm ở đâu, cần bổ sung chỗ nào,… Bộ phận kiểm soát nội bộ cần phải có sự nhanh nhạy trong việc thu thập thông tin từ bộ phận tiềm năng này, từ đó cũng nhanh chóng có những phản hồi lại cho Ban lãnh đạo để hoàn thiện tốt nhất mô hình quản trị của mình.

d. Giải pháp hoàn thiện

Từ những phản hồi từ các đối tượng, sau khi đã được tổng hợp và phân tích có thể tìm ra những hạn chế đang tồn tại, những sai sót cần sửa chữa và hoàn thiện, tất cả được tổng hợp thành báo cáo và được chuyển lên cho các cấp lãnh đạo, người thiết lập nên mô hình quản trị. Các nhà quản trị sẽ xem xét để xác định nguyên nhân để đưa ra những giải pháp cho các tồn tại này.

Thông thường có những lỗi xuất phát từ quy trình chưa chặt chẽ, việc phổ biến quy trình chưa sâu sát tới từng cán bộ thực hiện, cán bộ thực hiện chưa đúng quy trình, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ còn yếu, chưa phát huy hết khả năng cũng như quyền hạn của mình,… Tùy từng trường hợp mà đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng vấn đề.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w